Ngoài các nhân tố chủ quan nêu trên, sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng của ngân hàng còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan là:
Thứ nhất, những thay đổi của nền kinh tế, chính trị
Khi nền kinh tế phát triển thì đồng nghĩa với các ngành trong nền kinh tế cũng phát triển nhu: du lịch, công nghiệp, thuơng mại,..., kéo theo đó là nhu cầu về các dịch vụ phi tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên. Từ đó các ngân hàng phải nghiên cứu phát triển dịch vụ phi tín dụng theo huớng phục vụ nhu cầu ngày càng
đa dạng, phức tạp của thị truờng. Mặt khác, khi lãi suất cho vay của NH giảm sẽ thúc đẩy đầu tu ngày càng tăng và làm tổng cầu của nền kinh tế cũng tăng lên, kéo
theo các dịch vụ ngoài tín dụng của NH cũng phát triển theo nhu: tu vấn đầu tu tài
chính, thanh toán,... Thêm vào đó sự ổn định về kinh tế vĩ mô, sự ổn định trên thị
truờng ngoại hối, thị truờng tài chính,... sẽ tạo nên một hệ thống dịch vụ phi tín dụng ngân hàng phát triển lành mạnh và hiệu quả. Sự phát triển của đời sống kinh
tế xã hội và thu nhập gia tăng cũng dẫn đến những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của nguời dân. Một trong những thay đổi đáng chú ý là tỉ lệ tiêu dùng của
trong việc “xài trước, trả sau”. Do đó, dịch vụ cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, nhất là cho vay trung - dài hạn. Bên cạnh đó, lượng khách quốc tế đến VN không ngừng gia tăng, trong đó có một phần không nhỏ khách tạm trú dài hạn và làm việc ở VN. Đây cũng là một thị trường tiềm năng để
phát triển các hoạt động NHBL, đặc biệt là các sản phẩm thẻ, tài khoản thanh toán
nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức lớn về việc phát triển và hoàn thiện
sản phẩm - dịch vụ cũng như mạng lưới phân phối cho các NHTM VN. Việt Nam
là một trong những quốc gia có tình hình an ninh, chính trị ổn định. Đây là tiền đề
cho sự phát triển kinh tế, thương mại, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Những quan điểm mới của Đảng và Nhà nước về kinh tế trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam hoạt
động, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động, chủ động hội nhập và áp dụng các
thông lệ quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Thứ hai, là môi trường pháp lý
Bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động của thị trường và dịch vụ ngân hàng. Môi trường pháp lý là nhân tố khách quan có ảnh hưởng thường xuyên đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng nói riêng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đưa ra những quy định ràng buộc các ngân hàng phải tuân theo đồng thời cũng là tiền đề để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng nên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải đạt được những yêu cầu cơ bản
thống NHTM Việt Nam theo hướng tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế như văn bản Luật số 47/2010/QH12 - luật các tổ chức tín dụng, thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20.05.2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khung pháp lý cũng chưa tạo điều kiện cho ngân hàng bán lẻ phát triển. Chính phủ dù đang tăng tốc sửa đổ i các chính sách tài chính nhưng các NH vẫn phải hoạt động trong môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, các quy định chồng chéo và lạc hậu. Các văn bản pháp quy về dịch vụ NH hiện rất nặng về các quy trình thao tác giao dịch thủ công, mang nặng tính giấy tờ và cồng kềnh trong xử lý, trong khi quá trình hiện đại hóa ngân hàng cần phải có những dịch vụ đổi mới liên tục.Nếu muốn đưa sản phẩm mới ra thị trường, các NHTM vẫn phải xin phép và mất rất nhiều thời gian.Nhiều quy chế hiện đã bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng, gây khó khăn và nảy sinh tâm lý tìm cách lách luật ở các NHTM.
Thứ ba, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập cạnh tranh
Toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới được biểu hiện nổi bật ở sự lưu chuyển xuyên quốc gia của các đồng vốn. Đó chính là toàn cầu hòa về mặt tài chính, là đặc trưng nổi bật chi phối các quá trình tự do hóa về thương mại, dịch vụ và đầu tư. Tuy nhiên chính toàn cầu hóa làm cho quá trình cạnh tranh diễn ra quyết liệt hơn. Từ toàn cầu hóa, ngành NH sẽ áp dụng được những tiến bộ về khoa học công
nghệ của các nước nhờ đó mà giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch xuống thấp, nâng cao được hiệu quả kinh doanh, đồng thời tạo ra được nhiều sản phẩm mới cho NH, giúp NH phát triển. Nhưng cũng do toàn cầu hóa và hội nhập mà đối
thủ cạnh tranh của NH không chỉ là các NH trong nước mà còn có các đối thủ nước ngoài với trình độ quản lý và khoa học công nghệ hiện đại hơn, NH sẽ gặp phải nhiều khó khăn hơn trong quá trình hoạt động của mình.
Thứ tư, sự phát triển về khoa học công nghệ
nền kinh tế đưa các quốc gia tiến gần hơn với các công nghệ hiện đại trên thế giới.Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng các công nghệ như thế nào lại phụ thuộc vào năng lực của mỗi quốc gia. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào phát triển dịch vụ phi tín dụng ngân hàng cũng vậy, công nghệ cho phép ngân hàng không ngừng mở rộng được các loại hình dịch vụ phi tín dụng mà còn nâng cao được khả năng đáp ứng nhu cầu về chất lượng dịch vụ phi tín dụng đó. Theo tính toán và thống kê qua kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới, việc hiện đại hóa công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động có thể tiết kiệm đến 74% chi phí hoạt động của NH. Việc áp dụng công nghệ cùng thiết bị hiện đại sẽ cho phép các NH cung cấp các sản phẩm ngoài tín dụng với giá thành hạ, tự động hóa các nghiệp vụ dịch vụ ngoài tín dụng của NH. Chi phí hoạt động của NH cũng giảm do giảm nhân lực của các dịch vụ một cách thủ công và do thời gian thực hiện dịch vụ giảm. Thêm vào đó các nghiệp vụ ứng dụng công nghệ cao sẽ nhanh chóng và chính xác hơn, làm tăng năng suất lao động. Ngày nay các công nghệ mới hiện đại được chứng minh và ứng dụng vào thực hiễn mang lại nhiều hơn lợi ích cho con người, do vậy các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng với hàm lượng công nghệ cao đòi hỏi phải được các NH không ngừng nghiên cứ và phát triển để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu khách hàng của mình.
Các nhân tố khác
Đó là các nhân tố như: tập quán, thói quen của khách hàng, vị trí địa lý, trình độ dân trí, đối thủ cạnh tranh, khối các đơn vị hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng... Trong đó cần nghiên cứu tập trung vào yếu tố tâm lý khách hàng, đối thủ cạnh tranh và khối các đơn vị hỗ trợ.Khách hàng là yếu tố trung tâm, nghiên cứu tâm lý khách hàng, nghiên cứu nhu cầu khách hàng sẽ cho ngân hàng biết cần phải cung cấp các dịch vụ phi tín dụng gì, yêu cầu như thế nào.Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của mình. Sử dụng khối các đơn vị hỗ trợ như thông tin
tuyên truyền, quảng cáo,..để quảng bá và giới thiệu dịch vụ phi tín dụng của mình tới đông đảo đối tuợng khách hàng.