Kiến nghị vớiNgân hàngCông ThươngViệt Nam

Một phần của tài liệu 0308 giải pháp nâng cao doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tại NH công thương VN chi nhánh chương dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 123 - 127)

- Đề nghị Vietinbank tiếp tục thực hiện phân công và triển khai các chỉ đạo cụ thể và phối hợp với các đơn vị thành viên trong quá trình triển khai các

nội dung của thỏa thuận hợp tác toàn diện với các tập đoàn, các tổng công ty để tăng cuờng khả năng hợp tác của các chi nhánh với các đơn vị thành viên, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tiếp thị và bán chéo sản phẩm.

- Đề nghị Vietinbank nghiên cứu chính sách phát triển cán bộ cả về vật chất lẫn tinh thần để tạo sự yên tâm cho cán bộ công tác và thu hút cán bộ tiềm năng trong xã hội. Cụ thể là TCCB nên có chính sách phát triển cán bộ theo hai huớng: theo huớng phát triển cán bộ quản lý và theo huớng phát triển cán bộ chuyên gia. Vì hiện nay có những cán bộ có năng lực lãnh đạo đuợc bổ nhiệm đuợc huởng các chế độ uu đãi của cán bộ quản lý, nhung bên cạnh đó cũng có những cán bộ có năng lực, công tác tốt nhung không đuợc bổ nhiệm hay phát triển thành các chuyên gia và họ vẫn chỉ đuợc huởng chế độ của một cán bộ nhân viên bình thuờng nên có thể tạo tâm lý chán nản không khuyến khích cán bộ hăng say lao động

- Đề nghị Vietinbank nghiên cứu cho phép các chi nhánh thành lập một bộ phận quản lý thông tin khách hàng riêng, không nên để phòng Tài chính Kế toán thực hiện chức năng này, vì nhu thế sẽ làm chậm trễ quá trình tra cứu thông tin khách hàng cũng nhu phục vụ khách hàng.

- Đề nghị Vietinbank khi có các văn bản pháp luật mới do Chính Phủ hoặc NHNN ban hành có liên quan đến hoạt động ngân hàng, điển hình là các văn bản pháp luật liên quan đến thuế của các loại phí dịch vụ nên sớm ban hành văn bản huớng dẫn tới Ngân hàng Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh Chuơng Duơng cũng nhu các chi nhánh khác có căn cứ thực hiện để tránh gây phiền hà cho khách hàng.

- Đề nghị Vietinbank tiếp tục nghiên cứu và triển khai cải tiến, nâng cao chất luợng của các sản phẩm dịch vụ hiện có nhu:

+ Sớm ổn định hệ thống BDS, ATM, tránh tình trạng đứt mạng, lỗi hệ thống. + Đẩy nhanh tốc độ xử lý của chuơng trình TTĐTLNH đặc biệt vào những giờ cao điểm.

+ Cải thiện chất lượng kết nối Homebanking, gia tăng đường truyền nhằm gia tăng lượng khách hàng được cung cấp dịch vụ này đồng thời khắc phục những lỗi hiện còn tồn tại trên chương trình Homebanking như khách hàng vẫn nhìn thấy giao dịch hủy, giao dịch bị nhân đôi . . .

+ Tăng tính năng và tiện ích cho thiết bị POS: gia tăng loại thẻ chấp nhận thanh toán.

- Vietinbank cũng cần tăng cường công tác khuyếch trương, quảng bá các sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng qua các phương tiện thông tin và truyền thông, đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng và chế độ chăm sóc khách hàng sau bán hàng, cụ thể:

+ Xây dựng kế hoạnh và tổ chức triển khai chương trình Marketing đối với các sản phẩm thế mạnh, các sản phẩm mới như dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, Homebanking, dịch vụ thẻ và các dịch vụ gia tăng trên thẻ ATM . . .

+ Xây dựng các tài liệu Marketing giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới.

+ Rà soát và chuẩn hóa hình ảnh của Vietinbank trên các mặt: quầy giao dịch, hệ thống tờ rơi, trang phục, phong cách thái độ của cán bộ trực tiếp làm công tác dịch vụ, hướng tới một hình ảnh thống nhất trên toàn hệ thống.

+ Hiện nay Vietinbank đã thực hiện tiếp quỹ ATM tập trung, với cấp độ quản lý cao hơn, có thể liên kết với các bạn hàng để thành lập các “ngân hàng tự động”, tại đó có tập trung nhiều máy ATM của nhiều ngân hàng, phân bổ đều trên các địa bàn, và mỗi địa điểm sẽ có sơ đồ chỉ dẫn khách hàng đến với các địa điểm khác nếu cần. Việc tập trung này sẽ giúp khách hàng có thể rút tiền dễ dàng hơn, cũng như đánh giá chất lượng dịch vụ chính xác hơn.Đồng thời thể hiện sự hợp tác của các ngân hàng cũng như sự cạnh tranh một cách lành mạnh (nhìn ngân hàng bạn thì mỗi ngân hàng tự phải nâng cao chất lượng phục vụ của mình).

+ Khi có dịch vụ mới ra đời, các Ban tại Vietinbank nên phối hợp để có văn bản hướng dẫn thống nhất, kịp thời, giúp các chi nhánh có thể nắm được cách triển khai sản phẩm cũng như hạch toán, quản lý sự phát triển của sản phẩm đó, tránh trường hợp một sản phẩm có nhiều văn bản từ nhiều phòng ban hướng dẫn, làm cho các chi nhánh khó nắm được một cách toàn diện việc triển khai thực hiện cung ứng sản phẩm đó.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, chương 3 đã đề xuất một hệ gồm 7 nhóm giải pháp và 3 nhóm kiến nghị cơ bản nhằm nâng cao doanh thu từ sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương . Trong đó có một số giải pháp ngắn hạn, có một số giải pháp mang tính lâu dài. Song nhìn chung các giải pháp và kiến nghị đều hướng vào tất cả các yếu tố đảm bảo cho sự thành công của quá trình cung cấp dịch vụ, đó là: Con người, công nghệ, quản lý, cũng như sự đảm bảo về môi trường kinh doanh nói chung. Đó là yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả của quá trình cung ứng sản phẩm của dịch vụ ngoài tín dụng, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh, qua đó nâng cao doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng, góp phần ổn định hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

KẾT LUẬN

Trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã khái quát hoá những căn cứ khoa học, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, đây là một trong các vấn đề cấp thiết cần phải được tập trung nghiên cứu và đề ra những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Luận văn đã tập trung làm sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, Những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại, nghiệp vụ hoạt động kinh doanh nói chung và sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng nói riêng của Ngân hàng thương mại.

Thứ hai, Phân tích thực trạng doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương và chỉ ra các ưu, nhược điểm của từng sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng, cũng như làm rõ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

Thứ ba, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn được làm rõ, đề xuất hệ thống gồm 7 nhóm giải pháp cụ thể và 3 nhóm kiến nghị với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, VietinBank Việt Nam nhằm nâng cao doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương .

Mặc dù tác giả của luận văn đã có nhiều cố gắng để đạt kết quả nghiên cứu, được vận dụng vào thực tiễn hoạt động song cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp trong thời gian học tập và nghiên cứu. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý, và những bạn đọc quan tâm đến chủ đề này để Luận văn được tiếp tục hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.

2. Đề án tái cơ cấu VietinBank Việt Nam(2001).

3. Điều lệ VietinBank Việt Nam.

4. Luật Ngân hàng Nhà nuớc VN, Luật các tổ chức tín dụng (2010), Nhà xuất bản quốc gia, Hà Nội và các văn bản pháp quy liên quan. 5. Miskin (1994), Tiền tệ, Ngân hàng, Thị trường tài chính, Nhà xuất bản

Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

6. Ngô Huớng, Phan Đình Thế, Quản trị và kinh doanh Ngân hàng (2002), Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Công Nghiệp (1993), Công nghiệp Ngân hàng và thị trường tiền tệ, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

8. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Thanh Huong (2002), Giáo trình Kế toán Ngân hàng, Học

viện Ngân hàng.

10.Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 11.Peter S. Rose, James Wkolari (1994),Các định chế tài chính, Nhà xuất

bản thống kê, Hà Nội.

12.Phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(1997), Tài liệu hội thảo.

13.Tô Kim Ngọc (2012), Giáo trình tiền tệ Ngân hàng,Học viện Ngân hàng. 14.Ngân hàng Công thuong Việt Nam - Chi nhánh Chuong Duong, Báo cáo

cân đối kế toán tổng hợp các năm 2011 - 2014.

15.Ngân hàng Công thuong Việt Nam - Chi nhánh Chuong Duong Báo cáo thống kê nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh từ 2011 - 2014.

Một phần của tài liệu 0308 giải pháp nâng cao doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng tại NH công thương VN chi nhánh chương dương luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w