Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 28)

Xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, phạm trù hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế, nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất, đưa ra pháp đúng đắn nhất để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và hạn chế thấp nhất rủi ro.

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt, vì vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại và phát triển. Để có thể quản lý và đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh đòi hỏi các nhà quản trị cần phải có công cụ cần thiết. Việc đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại hối của NHTM dựa trên các yếu tố định lượng, định tính và khả năng quản trị rủi ro.

a. Các chỉ tiêu định tính

Đánh giá mặt định tính là việc xem xét hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHTM có thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ hay không? Để đánh giá được vấn đề này cần phải xem xét ở các khía cạnh sau:

Một là, khả năng thực hiện chức năng chu chuyển vốn, chức năng trung gian thanh toán các nhu cầu đa dạng về ngoại hối cho phát triển kinh tế. Chức năng nguyên thuỷ của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế là trung gian thanh toán, là cầu nối cho các hoạt động kinh tế diễn ra được nhanh hơn, thuận tiện hơn.

Hai là, khả năng chịu ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh ngoại hối trước những biến đổi của chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương về quản lý ngoại hối, chính sách tỷ giá, lãi suất; góp phần vào việc điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và góp phần sử dụng hiệu quả nguồn ngoại hối của các tổ chức kinh tế và của quốc gia.

Ba là, khả năng đóng góp đẩy mạnh mối quan hệ đối ngoại, tham gia vào kinh tế quốc tế của đơn vị và của đất nước trong điều kiện hội nhập để mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, xã hội, là khả năng thích ứng của NHTM trong môi trường cạnh tranh

Bốn là, mức độ mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối tác động tới quá trình phát triển, mở rộng, cơ cấu và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng và thị trường ngoại hối.

Năm là, quy mô và mạng lưới khách hàng sử dụng thường xuyên các dịch vụ liên quan đến ngoại hối như thanh toán, tín dụng, tiết kiệm, đầu tư.

b. Các chỉ tiêu định lượng

Đánh giá định lượng là việc xem xét hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng qua kết quả kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận của từng loại nghiệp vụ hoặc từng loại ngoại hối, hiệu quả sinh lời của một đồng vốn cho vay hoặc đầu tư ... Chỉ tiêu này cho phép đánh giá năng lực hoạt động của từng NHTM so với ngân hàng khác hoặc so sánh năng lực hoạt động trong từng giai đoạn khác nhau trong kinh doanh.

Những chỉ tiêu định lượng cụ thể mà những nhà quản trị ngân hàng thường sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại hối là:

- Các chỉ tiêu về lợi nhuận: tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

- Các chỉ tiêu về doanh số giao dịch.

- Các chỉ tiêu về rủi ro ngoại hối: trạng thái ngoại tệ, mức độ chịu rủi ro cao nhất, thấp nhất

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối không chỉ dựa trên các chỉ tiêu định lượng mà còn phải kết hợp chặt chẽ với các chỉ tiêu định tính. Khi kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối không có lãi hoặc lãi thấp không thể đánh giá là hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là kém hiệu quả, nếu

hoạt động này góp phần thu hút thêm khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng trong tuơng lai.

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w