a. Hoàn thiện các chính sách quản lý ngoại hối
Hiện tại, NHNN quản lý thị trường ngoại hối chính thức thông qua việc quy định tỷ giá niêm yết phải được niêm yết trong biên độ dao động ± 1% để đảm bảo thị trường vận hành theo đúng định hướng và chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, biện pháp hành chính này không thể hiện đúng cung, cầu trên thị trường, vì vậy, về cơ bản lâu dài kiến nghị NHNN dần dần đưa hoạt động của tỷ giá do cung, cầu thị trường quyết định và NHNN thể hiện vai trò kiểm soát gián tiếp thông qua công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc...
Trong thời gian gần đây, NHNN đã ban hành quy định số 26/2009/TT- NHNN ngày 30/12/2009 của NHNN Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước. Đây là hình thức kết hối ngoại tệ, để hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và biện pháp này sẽ phát huy tác dụng nhất định. Nhung đây là biện pháp mang nặng tính hành chính và chỉ là giải pháp tình thế tam thời. Kiến nghị NHNN cần có lộ trình để đua thị truờng về đúng với quy luật cung cầu xoá bỏ sự kết hối, vừa đảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp, vừa khuyến khích họ sẵn sàng bán ngoại tệ lại cho ngân hàng.
Hiện nay, thị truờng ngoại hối có sự chi phối của yếu tố tâm lý, yếu tố đầu cơ. Vì vậy kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cần có chính sách định huớng nhất quán, đặc biệt là phải có sự tuơng hỗ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, và các chính sách này phải có mục tiêu dài hạn hơn để định huớng thị truờng vận hành ổn định, hạn chế những tác động tiêu cực thời điểm.
Cần có những chính sách kiểm soát chặt và hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, khôi phục niềm tin của nguời dân vào Việt Nam Đồng nhu đảm bảo chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa VND và các loại ngoại tệ khác luôn có lợi cho nguời gửi VND.
b. Đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, tăng dự trữ ngoại hối
Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 1 thập kỷ mở cửa nền kinh tế ra thế giới hiên đang chứng kiến một thực tế nhập siêu chiếm tỷ trọng lớn. Về lâu dài yếu tố này sẽ là cản trở đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam.
Kiến nghị Chính phủ cần có sự quản lý linh hoạt tỷ giá hối đoái tránh việc phá giá quá mức VND. Cần chú trọng phát triển chiều sâu, phát triển các ngành nghề xuất khẩu có nhiều giá trị gia tăng, giá trị so sánh... từng buớc giảm dần việc phụ thuộc vào xuất khẩu các nguyên liệu, tài nguyên thô. Trong giai đoạn phát triển sau thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu, tác giả kiến nghị Chính phủ quan tâm, chú trọng, xác định việc ổn định lại hệ thống tài chính và nền kinh tế trong nuớc với mục tiêu hàng đầu là duy trì niềm tin của
người dân vào hệ thống chính sách, hạn chế việc bùng phát trở lại lạm phát như cuối năm 2007 và trong năm 2008.
Kiến nghị cần có biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả không nên chỉ chủ yếu tập trung vào các ngành nghề như bất động sản mà cần chuyển hướng sang các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế tạo, những ngành tạo giá trị gia tăng cao cho xã hội.
c. Quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối tự do
Hiện tại, bên cạnh thị trường ngoại hối chính thức thì còn tồn tại một dạng thị trường ngoại hối ngầm không nằm trong sự quản lý chính thức của NHNN, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với thị trường chính thức. Chính vì vậy, nhận thấy Chính phủ và NHNN cần phải có chính sách quản lý được thị trường ngoại hối ngầm này:
Một là xây dựng mô hình quản lý giống với thị trường chứng khoán với những đối tượng tham gia thị trường này thông qua các tài khoản mở tại ngân hàng và được xử lý tập trung tại Trung tâm giao dịch ngoại hối (do NHNN quản lý). Thông qua việc xây dựng thị trường ngoại hối tự do này Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có thể quản lý tốt hơn dòng tiền ngoại tệ trong nền kinh tế để có thể đưa ra chính sách điều tiết phù hợp, đồng thời cũng hạn chế lượng tiền mặt tồn tại trong lưu thông và có thể tăng nguồn thu cho Ngân sách và dự trữ ngoại hối quốc gia.
Hai là, tài khoản giao dịch có thể được mở bằng các loại tiền tệ khác nhau như VND, USD, EUR...
Ba là, tỷ giá giao dịch được hình thành dựa trên cung cầu thị trường. NHNN kiểm soát, can thiệp gián tiếp thông qua thị trường mở, thị trường lãi suất, thị trường giấy tờ có giá...hạn chế sử dụng các biện pháp mang tính chất hành chính, mệnh lệnh.
về cơ sở pháp lý, ở Việt Nam NHTM được phép tiến hành những nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối là giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi. Hợp đồng hoán đổi và hợp đồng kỳ hạn trên thị trường ngoại hối được Ngân hàng Nhà nước cho phép từ năm 1998 theo quyết định số 17/1998/ QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998 và năm 2002, NHNN cho phép thực hiện hợp đồng quyền chọn. Với quyết định này, cho phép các ngân hàng thương mại triển khai các nghiệp vụ hoán đổi lãi suất và mua bán ngoại hối kỳ hạn với khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhờ vậy, đã giúp cho các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Đông Nam á năm 1997.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động kinh doanh ngoại hối chủ yếu được thực hiện dưới nghiệp vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác ít được doanh nghiệp sử dụng.
Vì vậy, để thúc đẩy các nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn thì NHNN cần:
- Cho phép các ngân hàng thực hiện các hợp đồng với các kỳ hạn linh hoạt mà không bị khống chế bởi quy định trong quyết định số 1198/2001/QĐ- NHNN ngày 18/09/2001 của Thống đốc NHNN và đưa dần tỷ lệ gia tăng cho phép cá ngân hàng về mức 0%.
-Giảm kỳ hạn tối thiểu của hợp đồng kỳ hạn xuống dưới 7 ngày, không hạn chế kỳ hạn tối đa của hợp đồng là 6 tháng. Cho phép các giao dịch có thể được gia hạn theo kỳ hạn của hợp đồng đã ký.
-Do thị trường ngoại hối Việt Nam tính thanh khoản chưa cao nên việc quy định thực hiện các hợp đồng quyền chọn chỉ áp dụng đối với hình thức quyền chọn kiểu Châu Âu. Mở rộng từng bước nghiệp vụ quyền chọn theo tình hình phát triển chung của thị trường ngoại hối.