Nhu đã nêu trên, hiện tại BIDV Hà Thành đuợc chọn là ngân hàng chỉ định thanh toán chứng khoán cho toàn miền Bắc. Chi nhánh là đơn vị quản lý tiền gửi thanh toán của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, của các thành viên tham gia thị truờng nhu Công ty chứng khoán, Quỹ đầu tu, Công ty tài chính và cung cấp dịch vụ luu ký chứng khoán đối với các thành viên trên thị truờng chứng khoán..
Đồng thời Chi nhánh Hà thành đang triển khai các loại hình cho vay nhu cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết và chua niêm yết; cho vay ứng truớc tiền bán chứng khoán; cho vay CBCNV mua cổ phiếu phát hành lần đầu.
Là một trong những chi nhánh nhận nhiệm vụ đi đầu trong việc phát triển ngân hàng bán lẻ tại BIDV, trong đó bao gồm tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cu, các dịch vụ nhu chuyển tiền kiều hối, POS, thẻ visa, BSMS...
2.3. Thực trạng kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
2.3.1 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý là những quy định pháp luật về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc, quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế xã hội đuợc xác lập trong sự quản lý của Nhà nuớc. Hoạt động kinh doanh ngoại hối hay thị truờng ngoại hối là lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, vì vậy việc đặt ra môi truờng pháp lý để các thành viên trong đó có cả các NHTM tham gia thị truờng là điều kiện quyết định sự tồn tại của thị truờng.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối đuợc triển khai dựa trên nền tảng các chế tài, quy định pháp luật sau:
Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005 của Uỷ ban thuờng vụ Quốc hội;
Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàn Pháp lệnh ngoại hối;
Quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006 của Thống đốc NHNN về việc Ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng đuợc phép hoạt động ngoại hối;
Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/07/2008 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế Đại lý thu đổi ngoại tệ và văn bản huớng dẫn thi hành số 9699/NHNN-QLNH ngày 30/10/2008;
Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng đuợc phép hoạt động ngoại hối;
Ngoài ra, còn có hệ thống các văn bản dưới luật, thông tư hướng dẫn. Theo đó, các NHTM Việt Nam được phép thực hiện một số hoạt động ngoại hối sau:
Mua, bán các loại ngoại tệ ở thị trường trong nước, thu đổi và đặt bàn đổi ngoại tệ;
Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ của khách hàng; Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài;
Thực hiện dịch vụ thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ như mở tài khoản trong nước bằng ngoại tệ cho khách hàng, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện dịch vụ thu phát ngoại tệ;
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;
Bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ; Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các chứng khoán bằng ngoại tệ; Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế;
Mua bán loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài;
Kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
Như vậy., hoạt động kinh doanh ngoại hối không chỉ đơn thuần là hoạt động mua, bán ngoại hối mà còn bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ cơ bản cuả NHTM. Việc đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của một NHTM là một vấn đề phức tạp. Hơn nữa, không phải tất cả các NHTM tại Việt Nam đều đã thực hiện tất cả hoạt động nói trên, do vậy khi
nghiên cứu thực trạng kinh doanh ngoại hối tác giả sẽ tập trung vào những hoạt động chủ yếu như kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ.
Do chính sách của đất nước mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh, thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Vì vậy các hoạt động giao dịch ngoại hối ngày càng được giao dịch với quy mô rộng, lớn hơn và không còn giới hạn trong phạm vi nước Việt Nam hay khu vực ASEAN như trước kia. Hiện tại, các NHTM Việt Nam như NHTM cổ phần Kỹ Thương, NHTM Cổ phần Á Châu, NHTM cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam... đang dành sự quan tâm và chú trọng đến việc phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo đúng xu hướng phát triển của thị trường tài chính quốc tế.
2.3.2 Thực trạng kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
a. Mô hình tổ chức kinh doanh ngoại hối tại BIDV
Mỗi NHTM có chiến lược và chính sách hoạt động khác nhau, nên mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối khác nhau. Tại BIDV hoạt động này được tổ chức theo hình thức sau:
Đối với hoạt động mua, bán ngoại tệ: bao gồm các bộ phận
1- Ban Vốn và kinh doanh vốn tại trụ sở chính của BIDV có chức năng, nhiệm vụ
S Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban lãnh đạo ngân hàng, thực hiện chức năng hoạt động ngoại tệ toàn hệ thống.
S Là đầu mối duy nhất của ngân hàng quyền thực hiện kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và trên thị trường quốc tế.
S Có chức năng chỉ đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh ngoại hối đối với các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng.
S Có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động kinh doanh ngoại hối của toàn hệ thống.
S Tại trụ sở chính, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi với các chi nhánh thuộc hệ thống BIDV và với các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng, thực hiện kinh doanh chênh lệch tỷ giá và thực hiện giao dịch hoán đổi với NHNN.
S Năm 2007 là năm đầu tiên BIDV triển khai chính thức Chương trình quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VAR)và do Hội đồng quản lý tài sản nợ có (ALCO) phê duyệt giới hạn giá trị chịu rủi ro ngoại hối (VAR) đối với 3 đồng tiền chủ chốt là USD, EUR, JPY và cho cả giỏ tiền tệ bao gồm 3 loại ngoại tệ này.
2- Bộ phận kinh doanh ngoại tệ tại BIDV Chi nhánh Hà Thành
Hiện tại, phòng ban tại BIDV chi nhánh Hà Thành có chức năng kinh doanh ngoại tệ là Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tiền thân là Phòng Kế hoạch Nguồn vốn của Chi nhánh. Với chức năng, nhiệm vụ chính bao gồm:
S Là phòng có chức năng, nhiệm vụ quản lý nguồn vốn của Chi nhánh và xây dựng, cụ thể kế hoạch chỉ tiêu kinh doanh của Chi nhánh đến từng bộ phận, phòng ban trong chi nhánh.
S Thực hiện mua, bán ngoại tệ với Trụ sở chính và các tổ chức kinh doanh là pháp nhân của Việt Nam có nguồn thu ngoại tệ và nhu cầu về ngoại tệ phù hợp với quy định quản lý ngoại hối hiện hành.
S Được phép mua ngoại tệ với các tổ chức tín dụng, nhưng không được phép bán ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng (kể cả các chi nhánh khác trong cùng hệ thống BIDV), nếu dư thừa ngoại tệ, Chi nhánh phải
bán ngoại tệ lại cho Trụ sở chính để thực hiện việc quản lý ngoại tệ tập trung cho toàn hệ thống.
S Tại các chi nhánh thường tiến hành mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi với khách hàng là cá nhân hay tổ chức kinh tế trên địa bàn của chi nhánh theo tỷ giá VND với ngoại tệ khác do Chi nhánh xác đinh trên cơ sở tỷ giá do Trụ sở chính công bố. Việc thực hiện mua bán này, Chi nhánh phải được sự cho phép của Hội sở chính về chính sách cũng như nguồn lực để thực hiện kinh doanh ngoại hối. Đối với các hoạt động ngoại hối khác như thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ, mua bán, chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ được Chi nhánh thực hiện tại Phòng Quan hệ khách hàng (Phòng Tín dụng) và Phòng Thanh toán quốc tế.
Riêng đối với hoạt động kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ
có giá ghi bằng ngoại tệ của các NHTM sẽ được tiến hành ở các đơn vị độc lập. Hiện tại, những nghiệp vụ vẫn chưa được BIDV thực hiện, vì đây là một nghiệp vụ mới, rất phức tạp đòi hỏi cần phải có quá trình nghiên cứu và chuẩn bị.
b. Thực trạng kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
Trong thời gian vừa qua BIDV là một trong những NHTM có kết quả kinh doanh ấn tượng và được tổ chức Asia MONEY trao tặng giải thưởng Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010. Đặc biệt trong năm 2008, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã có sự bứt phá ngoạn mục, với lợi nhuận thu được từ hoạt động này tăng 5,6 lần so với năm 2007 tương đương 791 tỷ đồng, doanh số giao dịch trên 17 tỷ USD, góp phần nâng tỷ trọng trong tổng dịch vụ của toàn ngành lên trên 40%. Bên cạnh đó, lãi ròng từ sản phẩm phái sinh trong năm 2008 đạt 237,9 tỷ đồng, tăng trưởng gấp 26 lần so với năm 2007. Trong những năm tiếp theo BIDV vẫn là
một trong những Ngân hàng được tổ chức Asia Money công nhận là Ngân hàng nội địa cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam
Tại chi nhánh Hà Thành, hoạt động kinh doanh ngoại hối bước đầu đã đóng góp tỷ trọng đáng kể vào nguồn thu nhập của Chi nhánh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, mảng nghiệp vụ này được triển khai tại Chi nhánh vẫn chỉ dừng lại ở các loại hình cơ bản như giao dịch ngoại tệ giao ngay (spot) và các hoạt động liên quan đến ngoại tệ như huy động vốn bằng ngoại tệ, cho vay ngoại tệ, thanh toán thư tín dụng (L/C).
b.1 Đối với hoạt động huy động vốn ngoại tệ
Nguồn vốn ngoại tệ BIDV Chi nhánh Hà Thành thực hiện huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức trên nền tảng các sản phẩm huy động do BIDV quy định trong từng thời kỳ. Toàn bộ nguồn tiền gửi này sẽ được chuyển về quản lý thống nhất và tập trung tại Trụ sở chính của BIDV theo dự án hiện đại hóa TA2 mà Ngân hàng thế giới WB đã và đang hỗ trợ các NHTM quốc doanh Việt nam.
Hiện tại, các hình thức huy động vốn tại BIDV chi nhánh Hà Thành thực hiện dưới một số loại tiền tệ chủ yếu là VND, EUR, USD, còn một số đồng tiền khác như AUD, JPY, CHF, HKD, CAD... Chi nhánh thực hiện huy động qua các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn.
Trong các năm từ 2006 đến 2010, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã được duy trì ổn định và tăng trưởng qua các năm, điều này được thể hiện qua các số liệu sau về hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh.
45,000,000 40,000,000 35,000,000 30,000,000 25,000,000 20,000,000 15,000,000 10,000,000 5,000,000
Biểu đồ 2.5: Tình hình huy động vốn USD tại BIDV Chi nhánh Hà Thành
Tình hình huy động đồng đô la Mỹ (USD), của Chi nhánh trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhưng không đều, năm 2008 tổng nguồn vốn của đơn vị đã đạt 26,67 triệu USD, giảm 0,85 triệu USD so với năm 2007, tương đương 3,1%. Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng biến động tỷ giá trong nước, NHNN Việt Nam đã tăng biên độ tỷ giá từ 3% lên 5% và tăng tỷ giá liên ngân hàng của đồng USD và rồi sau đó tiếp tục tăng tỷ giá liên ngân hàng từ 17.034 VND/USD lên 17.961 VND/USD đồng thời giảm biên độ dao động tỷ giá từ 5% về 3%, sang năm 2010 tỷ giá đã tăng lên 19500 trên thị trường liên ngân hàng còn tại thị trường tự do tỷ giá đã có lúc tăng trên 20300. Năm 2009 và năm 2010 là một năm nhiều biến động, tuy nhiên, Chi nhánh vẫn huy động tăng thêm gần 2,4 triệu USD trong năm 2009, tương đương 8,22% và tăng mạnh trong năm 2010 là 12,7 triệu USD, tương đương với 43,7%.
Nguyên nhân đến từ các yếu tố kinh tế vĩ mô. Với tình hình nhập siêu của đất nước, thì lượng tiền ngoại tệ trên thị trường tiền tệ Việt Nam sẽ ngày càng khan hiếm, bắt buộc Chính phủ phải có các biện pháp kêu gọi vốn đầu tư và phát hành trái phiếu, vay nợ nước ngoài để bổ sung nguồn ngoại tệ này. Vì vậy, thực trạng này sẽ ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn ngoại tệ của các NHTM Việt Nam, trong khi thị phần của thị trường ngân hàng đã bị cạnh tranh gay gắt của sự gia tăng các thành viên tham gia thị trường bao gồm cả các
Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 US
D
EUR USD EUR USD EUR USD EUR
Kỳ hạn <12 tháng 66% 95% 94% 98% 96% 98% 95,6% 98,7% Kỳ hạn >12 tháng 34% 5% 6% 2% 4% 2% 4,3% 1,3%
Kỳ hạn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
EUR USD EU
R USD EUR USD EUR USD
Cho vay 16 63.813 12 72.786 164 27.543 23 27.402
NHTM trong nước và Chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra, còn ảnh hưởng từ yếu tố tâm lý ưa chuộng phương thức sử dụng tiền mặt trong thanh toán và cất trữ của người dân,
Nguồn vốn ngoại tệ được Chi nhánh huy động thông qua các sản phẩm chủ yếu như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu, nhận chi trả kiều hối. Các sản phẩm tiền gửi huy động ngoại tệ do BIDV ban hành gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần về phương thức huy động, phương thức thanh toán, lãi suất huy động và các chính sách khuyến mãi. Hiện nay, do chức năng và nhiệm vụ chính trị của một NHTM quốc doanh là tiên phong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo chỉ đạo của NHNN và các định hướng mục tiêu của Chính phủ, vì vậy, lãi suất huy động của BIDV thường thấp hơn và ít cạnh tranh hơn so với các NHTM cổ phần, nên đã ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của BIDV.
Biểu đồ 2.6: Tình hình huy động EUR của BIDV Chi nhánh Hà Thành
EUR Là một trong hai loại ngoại tệ được Chi nhánh huy động với số dư cao nhất, tuy nhiên quy mô vốn huy động thấp hơn so với USD. Số dư huy động vốn EUR của Chi nhánh đạt 1,94 triệu EUR tăng 1% so với năm 2008 và tăng 74% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến quy mô huy động vốn EUR thấp hơn so với USD, do thói quen chọn tích trữ đồng USD của người dân và
các hợp đồng giao dịch thương mại xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chủ yếu dưới dạng đồng USD.
Hiện tại, nền vốn ngoại tệ của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua có sự chênh lệch lớn giữa các kỳ hạn, chủ yếu được huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, được thể hiện qua số liệu sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn ngoại tệ theo kỳ hạn của
BIDV Chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn và cho vay ngoại tệ tại BIDVChi nhánh Hà Thành
Huy động vốn 1.11 5 27.527 1.92 4 26.673 1.945 29.062 2.033 41.773 Chênh lệch