Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 90)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành

3.3.1. Giải pháp nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường ngoại hối

Dựa trên những định hướng, chính sách kinh doanh của BIDV Hội sở chính trong giai đoạn 2010 - 2015 làm tiền đề cho BIDV Chi nhánh Hà Thành đưa ra những chính sách kinh doanh cụ thể trong từng thời kỳ.

Với định hướng cốt lõi của BIDV trong thời gian tới là chuyển dịch cơ cấu hoạt động sang dần mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại. Với mục tiêu ngay từ thời gian đầu thành lập, BIDV Chi nhánh Hà Thành đã xác định hoạt động kinh doanh chủ chốt của mình là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hướng đến thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và những đối tượng khách hàng bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Trong đó, để nâng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập hàng năm của Chi nhánh, việc chuyển dần sang các dịch vụ có giá trị gia tăng và thu nhập cao là cần thiết phải triển khai các hoạt động kinh doanh ngoại hối để đa dạng hóa nguồn thu.

Tuy kinh tế thế giới đã có những chuyển biến tích cực nhưng tín hiệu phục hồi còn yếu. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo khoảng 3%, mức tăng này chủ yếu là do các nước kích cầu đầu tư và tiêu dùng nội địa; thương mại hàng hoá thế giới chỉ tăng 2,7% so với năm 2009. Những nền kinh tế phát triển, hiện là thị trường xuất khẩu chính và có vốn đầu tư lớn vào nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng của các nền kinh tế này chỉ khoảng 1,3%, nhu cầu nhập khẩu được dự báo chỉ tăng 1,5%, thấp hơn mức tăng chung của thương mại thế giới. Nhiều nước đang trong quá trình lựa chọn giữa một bên là tiếp tục chính sách kích thích kinh tế, nới lỏng tín dụng và một bên là thu hẹp các chính sách này. Đồng đôla Mỹ, đồng tiền chủ yếu trong thanh toán quốc tế đang biến động, tác động đến giá cả nhiều mặt hàng và các kênh đầu tư. Một số nền kinh tế đang có sự điều chỉnh mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng; chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng tăng lên. Trong bối cảnh đó, với một nền kinh tế có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới và còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố bên ngoài thì độ rủi ro và tính bất định sẽ còn rất lớn.

Vì vậy, chính sách kinh doanh ngoại hối của BIDV Chi nhánh Hà Thành đưa ra cần phải linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô. Mục tiêu chính sách đưa ra phải xây dựng được nền tảng vững chắc nguồn vốn huy động ngoại tệ, bám sát với biến động kinh tế vĩ mô, chính sách ngoại hối của NHNN và BIDV Hội sở chính.

b. Xây dựng bộ phận nghiên cứu phân tích, dự báo biến động thị trường ngoại hối

Để đảm bảo việc xây dựng chính sách và thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại hối có hiệu quả đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có được một đội ngũ nhân sự chuyên trách trong việc nghiên cứu, phân tích, dự báo những biến động trên thị trường ngoại hối. Những biến động trên thị trường ngoại hối rất đa dạng và phức tạp, như những thay đổi về định hướng chính sách tiền tệ của NHNN, những chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ, tình hình chính trị xã hội...

BIDV Chi nhánh Hà Thành cần phải thành lập tổ nghiệp vụ chuyên trách có chức năng, nhiệm vụ kinh doanh ngoại hối cũng như nghiên cứu, phân tích, dự báo những biến động. Tổ nghiệp vụ này đòi hỏi phải tập hợp đầy đủ đội ngũ nhân viên có kỹ năng, chuyên môn cao trong từng bộ phận có liên quan đến kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh. Định kỳ hàng tuần, hàng tháng... tổ nghiệp vụ này thực hiện báo cáo, tham mưu với Ban Lãnh đạo Chi nhánh các biện pháp kinh doanh và hạn chế rủi ro. Đồng thời phải có sự đánh giá định kỳ công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo của Tổ để nhận biết được những điểm hạn chế cần phải khắc phục.

Tổ nghiệp vụ này sẽ phối hợp với Phòng Kế hoạch Tổng hợp là bộ phận quản lý, sử dụng vốn và Phòng Quản lý rủi ro tại Chi nhánh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh ngoại hối, đảm bảo sử dụng tối đa nguồn lực có thể và đảm bảo được mức độ an toàn và tuân thủ các quy định, giới hạn của BIDV Hội sở chính trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

3.3.2. Nâng tỷ trọng nguồn lực sử dụng trong kinh doanh ngoại hối

Hoạt động kinh doanh ngoại hối là một trong những nghiệp vụ chủ chốt đối với hoạt động của mỗi NHTM, đặc biệt là vai trò này ngày càng được chú trọng trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới và mở cửa thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam.

Chiến lược phát triển của BIDV là nâng dần tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong tổng nguồn thu dịch vụ lên 45-50%. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó năng lực tài chính là yếu tố nền tảng.

Năng lực tài chính ở đây thể hiện quy mô, tỷ trọng những Tài sản có của ngân hàng được sử dụng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tài sản có bằng ngoại tệ là các khoản mục trên bảng tổng kết tài sản, như: các khoản cho vay bằng ngoại tệ; các chứng khoán bằng ngoại tệ; tiền gửi bằng ngoại tệ ở ngân hàng khác; tiền mặt bằng ngoại tệ...Hiện tại, hoạt động chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản là hoạt động tín dụng, tiếp theo là hoạt động đầu tư tài chính. Còn tỷ trọng Tài sản có dành cho hoạt động mua, bán kinh doanh ngoại tệ là rất thấp. Vì vậy, điều đầu tiên để mở rộng hoạt động này đòi hỏi BIDV Chi nhánh Hà Thành cần phải có chính sách, định hướng nâng dần tỷ lệ nhất định nguồn lực dùng trong kinh doanh ngoại hối. Bởi vì, thu nhập từ hoạt động tín dụng hiện nay của các NHTM bị giới hạn bởi lãi suất trần cho vay của NHNN, trong khi chi phí huy động và lãi suất huy động đầu vào ngày càng tăng do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Nên việc chuyển dần tỷ trọng sang các sản phẩm, dịch vụ khác để đảm bảo tốc độ tăng trưởng thu nhập của Chi nhánh là việc rất cần thiết.

3.3.3. Đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

Hiện nay, tại các nước phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối đang phát triển mạnh mẽ, đây là hoạt động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu

nhập của ngân hàng. Đó là bao gồm các giao dịch trên thị trường tiền gửi ngoại tệ (huy động, cho vay), giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch tương lai, giao dịch hoán đổi, hoạt động kinh doanh vàng tiêu chuẩn, kinh doanh giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, trên thực tế BIDV Chi nhánh Hà Thành mới triển khai được các hoạt động huy động, cho vay ngoại tệ, gia dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay, còn các giao dịch khác ít được sử dụng. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chủ yếu do chưa có môi trường pháp lý, chính sách chưa cho phép. Nhưng về quá trình phát triển lâu dài, thì đây là các nghiệp vụ mà một ngân hàng hiện đại sẽ triển khai.

Theo đúng cam kết về việc gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, năm 2010 là năm mà hệ thống ngân hàng sẽ phải mở cửa hoàn toàn để hôi nhập theo cam kết. Khi đó các NHTM trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và có những sản phẩm, dịch vụ đa dạng, hiện đại và nhiều tiện ích.

Vì vậy, để không đánh mất thị phần, các NHTM trong nước nói chung và BIDV Chi nhánh Hà Thành nói riêng cần phải đầu tư, triển khai rộng rãi, mạnh mẽ những sản phẩm kinh doanh ngoại hối hơn nữa.

Chi nhánh cần phải thường xuyên tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm ngoại hối phái sinh giúp các doanh nghiệp, tổ chức có thể bảo hiểm những rủi ro về biến động tỷ giá ảnh hưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước mắt là Chi nhánh cần tập trung vào những đối tượng đang vay vốn ngoại tệ tại đây.

3.3.4. Đa dạng hoá nguồn vốn huy động ngoại hối

Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển sau khủng hoảng kinh tế 2007 đã để lại bài học cho hệ thống ngân hàng Việt Nam trong việc quản lý rủi ro thanh

khoản. Nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm kinh doanh ngoại hối, là phải có nền vốn huy động bền vững.

Để đa dạng hóa nguồn vốn huy động thì đòi hỏi Chi nhánh phải đa dạng hóa sản phẩm huy động, đa dạng hóa đối tượng huy động. Dựa trên nền tảng công nghệ lõi hiện đại của hệ thống là nền tảng triển khai các sản phẩm huy động vốn nhiều tiện ích hấp dẫn, như tiền gửi tiết kiệm rút gốc linh hoạt, gửi tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, gửi một nơi rút nhiều nơi... Đa dạng hoá cũng có nghĩa là không chỉ tập trung vào huy động các loại tiền tệ như USD, EUR mà cũng cần huy động các loại tiền tệ khác như JPY, CNY, GBP...

Đa dạng hóa đối tượng huy động là việc Chi nhánh phải thực hiện nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ đối tượng dân cư. Đối tượng khách hàng là dân cư, là đối tượng khách hàng bán lẻ, phù hợp với định hướng phát triển bán lẻ của BIDV, có tính ổn định hơn so với các đối tượng khác.

Cơ cấu huy động vốn của Chi nhánh đang bị mất cân đối lớn về mặt kỳ hạn, tính ổn định không cao. Vì vây, biện pháp hạn chế sự mất cân đối này là Chi nhánh ngoài việc tập trung vào đối tượng dân cư, thì cần phải có chính sách lãi suất linh hoạt, hấp dẫn đối với loại hình tiền gửi có kỳ hạn dài.

BIDV Chi nhánh Hà Thành cần tiếp tục phát huy, tranh thủ lợi thế ngân hàng chỉ định thanh toán bù trừ chứng khoán miền bắc, để triển khai tiếp cận các đối tượng là các định chế tài chính như công ty chứng khoán, công ty tài chính, các quỹ đầu tư. Các đối tượng này theo quy định pháp luật không được phép tổ chức các hoạt động thanh toán như ngân hàng, chỉ được phép huy động vốn có kỳ hạn, không được phép huy động vốn không kỳ hạn, được phép cho vay, vì vậy, nó sẽ phải liên kết với khách hàng để thực hiện các nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chinh ra thị trường. Nguồn vốn từ đối tượng khách hàng thường có quy mô lớn và có nhiều loại tiền tệ khác nhau.

Ngoài ra, theo quy định số 26/2009/TT-NHNN ngày 30/12/2009 của NHNN Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nuớc bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Luong thực miền Nam, Tổng Công ty Luong thực miền Bắc, Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam. Những đối tuợng khách hàng này sẽ phải thực hiện bán lại ngoại tệ cho ngân hàng và đuợc mua ngoại tệ từ ngân hàng theo tỷ giá niêm yết để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đây là co chế mà BIDV Chi nhánh Hà Thành cần phải chú trọng, tiếp cận để gia tăng nguồn vốn ngoại tệ cho Chi nhánh. Vì đây là những Tập đoàn, Tổng Công ty lớn nên Chi nhánh cần đề xuất hỗ trợ từ BIDV Hội sở chính trong quá trình tiếp cận.

3.3.5. Đa dạng hoá hoạt động tín dụng, đầu tư

Tuy hiện nay thị truờng tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bị hạn chế bởi chính sách của NHNN, mức độ sinh lời thấp do mức độ chênh lệch giữa lãi suất đầu vào, đầu ra ngày càng thu hẹp. Nhung hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của Chi nhánh.

Xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới sẽ tạo ra co hội mở rộng sản xuất, kinh doanh của các thành phần kinh tế khi tham gia vào thuong mại toàn cầu. Đi kèm với nó là các loại hình sản phẩm, dịch vụ thanh toán, đầu tu ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng hon và BIDV Chi nhánh Hà Thành cũng nằm trong xu thế này. Để có thể mở rộng hoạt động của mình đòi hỏi các doanh nghiệp, khách hàng phải sử dụng đến đòn bẩy tài chính và công nghệ thanh toán của hệ thống ngân hàng. Vì thế BIDV Chi nhánh Hà Thành cần đa dạng hóa đối tuợng khách hàng tín dụng, nâng dần tỷ trọng những doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay vốn tại Chi nhánh. Để qua đó có thể huy động đuợc

nguồn vốn ngoại tệ, cung cấp các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ với doanh nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ gia tăng khác nhu tu vấn tài chính, cung cấp các sản phẩm ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro...

3.3.6. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực

Trong số các nguồn lực thì nguồn lực con nguời luôn đóng vai trò quyết định thành công của mỗi ngân hàng. Sự phát triển ngày càng phức tạp của thị truờng tài chính tiền tệ đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chính sách đào tạo, bồi duỡng, phát triển nguồn nhân lực nhằm theo kịp đuợc quá trình phát triển chung. BIDV Chi nhánh Hà Thành là đơn vị có đội ngũ cán bộ, nhân viên với độ tuổi trung bình rất trẻ, đây chính là điều kiện cho Chi nhánh trong việc phát triển nguồn lực cho tuơng lai. Thực tế là nguồn lực dành cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng còn thiếu về số luợng, kỹ năng quản lý và kinh doanh, nguyên nhân một phần là do các ngân hàng chua có chính sách quan tâm đến hoạt động này nhiều so với các hoạt động khác nhu tín dụng và huy động vốn.

Thị truờng ngoại hối là thị truờng với nhiều biến động, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố từ vĩ mô đến vi mô. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối đòi hỏi Chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, chuyên môn cao cho nghiệp vụ này. Trong năm 2010, BIDV Hội sở chính đua vào sử dụng hệ thống quản lý kinh doanh ngoại tệ hiện đại của hãng Reuters, để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các chi nhánh. Để chuẩn bị cho điều này, Chi nhánh cần phải đề xuất với Hội sở chính để tổ chức các đợt đào tạo cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này.

Ngoài ra, Chi nhánh cần phải tổ chức thuờng xuyên các đợt đào tạo hoạt động kinh doanh ngoại hối, phân tích thị truờng tài chính để bổ sung thêm thông tin, kiến thức về quy định pháp luật và tình hình biến động của thị

trường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng. Đặc biệt cần chú trọng tới việc bồi dưỡng phẩm chất đạo đức của cán bộ tác nghiệp và phụ trách kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh.

Định kỳ cần phải có báo cáo đánh giá công tác đào tạo để có thể rút ra những điểm còn hạn chế để khắc phục và những điểm tích cực cần phát huy.

3.3.7. Thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro

Hầu hết các tổ chức tín dụng trong nước chưa xây dựng được chiến lược quản lý rủi ro ngoại hối. Trình độ và kinh nghiệm quản lý rủi ro ngoại hối còn hạn chế, hệ thống thông tin quản lý chưa hỗ trợ được việc lập báo cáo phục vụ

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w