Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 48 - 51)

Huy động vốn là hoạt động được BIDV Chi nhánh Hà Thành xác định là nghiệp vụ thế mạnh của chi nhánh. Hiện nay, chênh lệch lãi suất giữahoạt động cho vay và huy động vốn đang có xu hướng thu hẹp dần, nên ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Nguyên nhân là do nguồn tiền gửi trên thị trường có xu hướng khan hiếm do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Để đảm bảo duy trì được tốc độ tăng trưởng và tính thanh khoản của hệ thống, BIDV đã xác định chính sách phát triển nguồn vốn bền vững là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn này.

Nam Nam Niim Niim Nam Nam Nam 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Vì vậy, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Chi nhánh Hà Thành vẫn duy trì sự tăng truởng qua các năm, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2006 đến năm 2010. 9,000 8,000 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1 OOO O

Biểu đồ 2.3 - Hoạt động huy động vốn của BIDV Chi nhánh Hà Thành Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 đã tăng 1.775 tỷ đồng

từ 3.113 tỷ đồng năm 2006 lên 4.924 tỷ đồng, tốc độ tăng 57%. Đây là năm có tốc

độ tăng truởng nguồn vốn mạnh nhất, sau đó, quy mô tăng truởng nguồn vốn năm

2008 đã giảm xuống chỉ còn tăng 97 tỷ đồng so với năm 2007, tốc độ tăng truởng

là 2,39%. Với mục tiêu xác định nghiệp vụ huy động vốn là mục tiêu trọng tâm của BIDV nói chung và của BIDV Chi nhánh Hà Thành nói riêng, Chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn trong năm 2010 với số du huy động vốn đạt 8.724 tỷ đồng tăng 2.386 tỷ đồng so với năm 2009.

Những nguyên nhân ảnh huởng đến tốc độ tăng truởng nguồn vốn của BIDV Chi nhánh Hà Thành trong những năm từ 2006 đến 2008 là:

Nguyên nhân thứ nhất: Nhu đã nói ở trên BIDV Chi nhánh Hà Thành là ngân hàng đuợc chỉ định là trung gian thanh toán bù trừ và luu ký chứng khoán duy nhất của thị truờng chứng khoán miền Bắc. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động thanh toán bù trừ của mình, các công ty chứng khoán đuợc chỉ định phải mở các tài khoản thanh toán liên quan tại BIDV Chi nhánh Hà Thành và toàn bộ

nguồn tiền thanh toán sẽ được luân chuyển qua các tài khoản này. Năm 2007 là năm đánh dấu mức cao kỷ lục của thị trường chứng khoán Việt Nam khi VNindex đạt điểm 1170. với sự phát triển mạnh mẽ đó, thị trường chứng khoán đã thu hút được một lượng tiền lớn và một phần nguồn tiền đó được gửi lại tại BIDV Chi nhánh Hà Thành. Bên cạnh tính tích cực của việc huy động được nguồn tiền lớn này, thì Chi nhánh sẽ phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tiềm ẩn là tính chất không ổn định của nguồn vốn xuất phát từ chứng khoán này.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ năm 2008, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, số dư tiền gửi của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Trung tâm Lưu ký chứng khoán, các Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán đã giảm hơn 50% so với năm 2007. Huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh đến 31/12/2008 chỉ đạt 5.021 tỷ VND, tăng 2.4% so với năm 2007 trong khi đó tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống tăng trưởng 19% so với năm trước. Trong đó, chủ yếu là do sự sụt giảm của tiền gửi không kỳ hạn, năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn chiếm gần 50% tổng huy nguồn huy động, đến năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn còn 1.570 tỷ đồng chiếm 33% tổng nguồn vốn huy động và giảm 500 tỷ VND so với 31/12/2007, đây là nguồn tiền gửi với chi phí huy động vốn thấp.

Nguyên nhân thứ hai: Để khắc phục sự sụt giảm mạnh của nguồn vốn, BIDV Chi nhánh Hà Thành đã tích cực huy động nguồn vốn sự ổn định cao hơn đó là các loại tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân. Số dư tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân năm 2007 chiếm 18,55% tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2008 đã chiếm tới 27,68% tổng nguồn vốn. Đạt được điều này là do Chi nhánh khai thác triệt để sản phẩm Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn của BIDV, đồng thời do những chính sách điều hành lãi suất của BIDV cuối năm 2008 đã theo kịp với diễn biến thị trường. Vì vậy mà BIDV Chi nhánh Hà Thành vẫn duy trì được sự tăng trưởng nguồn vốn trong khi các Chi nhánh trong hệ thống BIDV hoặc

ngân hàng khác gặp khó khăn về thanh khoản. Năm 2010, BIDV Chi nhánh Hà Thành đã đạt được một sự tăng trưởng vượt bậc về tình hình huy động vốn với số tăng tuyệt đối là 2.338 tỷ đồng, tương đương với tăng trưởng 37,6% so với năm 2009.

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w