Chức năng chính và nguyên thủy của việc kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại là việc thực hiện tốt chức năng chu chuyển vốn giữa các chủ thể kinh tế trong phạm vị một quốc gia, hoặc giữa các quốc gia khác nhau hoặc các chủ thể kinh tế tại các quốc gia khác nhau.
Ngày nay, xu thế tất yếu của toàn cầu hóa đòi hỏi các ngân hàng phải là chủ thể chính chịu trách nhiệm đảm bảo được dòng vốn không chỉ trong phạm vi mỗi quốc gia mà còn phải đảm bảo (hay thực hiện chức năng) luân chuyển và duy trì được dòng chảy của vốn (tư bản) giữa các quốc gia trên thế giới.
Tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành chức năng này đã được thể hiện thông qua việc thực hiện kinh doanh trên thị trường tiền gửi ngoại tệ và cho vay ngoại tệ.
Như đã được nêu tại phần thực trạng, hoạt động huy động vốn ngoại tệ và cho vay ngoại tệ tại Chi nhánh có sự tăng trưởng đều qua các năm. Tuy
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối
1.4
1 5.20 7.30 3.6
Chênh lệch thu chi 129.0
0 131.3 0 126.8 5 ________ 232
nhiên, những kết quả này chưa đủ để đánh giá Chi nhánh Hà Thành đã thành công trong kinh doanh ngoại hối. Quy mô của việc huy động và cho vay này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ hoạt động Ngân hàng. Điển hình có những thời điểm Ngân hàng không có đủ nguồn ngoại tệ để bán cho khách hàng thực hiện các cam kết thanh toán các đơn hàng thời điểm cuối các năm 2008, 2009 với đối tác nước ngoài, dẫn đến khách hàng phải tìm kiếm nguồn ngoại tệ trên các thị trường khác với chi phí cao. Ngoài ra, Chi nhánh Hà Thành còn thực hiện chức năng này thông qua các sản phẩm chuyển tiền quốc tế, làm đại lý của các tổ chức như Western Union, Visa.
Tuy nhiên, việc chỉ thực hiện được chức năng chu chuyển vốn là chưa đủ để có thể đánh giá là Chi nhánh Hà Thành đã thực hiện kinh doanh ngoại hối với hiệu quả cao nhất. Nhưng đó mới chỉ là một phần của vấn đề, bản thân kinh doanh ngoại hối không chỉ dừng lại việc ngân hàng thực hiện chức năng chu chuyển vốn mà đòi hỏi mỗi ngân hàng còn phải thực hiện tốt chức năng tự doanh của chính ngân hàng đó. Rõ ràng ở khía cạnh này Chi nhánh Hà Thành vẫn chưa đạt được hiệu quả tối đa trong kinh doanh ngoại hối.
Bên cạnh đó, kinh doanh vàng tiêu chuẩn cũng là một trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối phổ biến tại các nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nghiệp vụ này chưa được triển khai tại hệ thống của BIDV. Qua đó cho thấy BIDV đã để mất một mảng hoạt động có tiềm năng đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng và đa dạng được sản phẩm, dịch vụ.
2.4.2. Căn cứ vào các thực hiện các mục tiêu định lượng
Các mục tiêu định lượng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành luôn được xây dựng dựa trên định hướng chính sách kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong từng thời kỳ.
Tuy nhiên, riêng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối do đặc điểm chung của hệ thống BIDV và do tình hình phát triển thực tế của nó mà bản thân
BIDV Hội sở chính chưa ban hành các mục tiêu kế hoạch định lượng mà các Chi nhánh phải thực hiện trong các giai đoạn cụ thể 3 tháng, 6 tháng, 1 năm ...
Vì vậy, để đánh giá được phần nào hiệu quả trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại BIDV Chi nhánh Hà Thành, luận văn chỉ đề cập đến lợi nhuận thu được từ kinh doanh ngoại hối và diễn biến tăng trưởng thực tế qua các năm.
Được thành lập từ tháng 9 năm 2003, trong các năm đầu phát triển của Chi nhánh, hoạt động kinh doanh ngoại hối hầu như không có sự đóng góp vào thu nhập của Chi nhánh. Nhưng trong những năm gần đây với sự phát triển của thị trường ngoại hối trong nước và nhu cầu giao thương quốc tế của các thành phần trong nền kinh tế đã là điều kiện cho sự phát triển việc kinh doanh ngoại hối tại BIDV Chi nhánh Hà Thành
Bảng 2.5 - Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối qua các năm
Tỷ trọng %_______ 1.09
% 3.96% 5.75%
1,5 %
Qua bảng tổng hợp nói trên về tình hình kinh doanh ngoại hối tại BIDV Chi nhánh Hà Thành cho thấy hiệu quả có sự tăng trưởng qua các năm, mặc dù trong suốt giai đoạn 2007 - 2009 nền kinh tế thế giới và trong nước chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng của suy thoái kinh tế thế giới. Tuy nhiên với những chính sách phù hợp và kịp thời của BIDV Hội sở chính, Chi nhánh Hà Thành đã đạt được thững thành quả đáng kể trong quá trình phát triển của mình. Năm 2007, chỉ đạt được 1,41 tỷ đồng, chiếm 1,09% trong tổng thu nhập của chi nhánh, tuy nhiên trong những năm 2008 và 2009, lợi nhuận từ kinh doanh
ngoại hối của BIDV Chi nhánh Hà Thành vẫn duy trì được sự tăng trưởng ổn định và đã chiếm tới 5,75% trong tổng thu nhập của Chi nhánh.
Điều này cho thấy hiệu quả trong cách làm của Chi nhánh khi đã đa dạng hóa nguồn thu nhập của Chi nhánh, tránh sự phụ thuộc lớn vào nguồn thu từ hoạt động tín dụng, nhưng mức độ quan tâm, chú trọng chưa cao.
Tuy nhiên, nếu phân tích đặc thù trong việc tạo lập thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối nói trên, chủ yếu xuất phát từ việc tạo lập nguồn ngoại hối và bán lại theo hình thức giao ngay. Điều này cho thấy sự đơn điệu và thụ động thể hiện qua các hình thức kinh doanh ngoại hối tại BIDV Chi nhánh Hà Thành. Sự thụ động đó một phần do BIDV Hội sở chính chưa xác định việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại các Chi nhánh, chưa gắn quyền lợi và trách nhiệm của Chi nhánh thông qua hình thức giao chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể theo quý, năm.
Hiện tại, BIDV chưa thực hiện hoạt động kinh doanh vàng, vì vậy, lợi nhuận từ hoạt động này trong toàn hệ thống của BIDV là không. Trong thực tế tại thị trường Việt Nam, nhiều ngân hàng đã xác định hoạt động kinh doanh vàng là một trong những nghiệp vụ đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng như NHTM CP Á Châu, NHTM CP Sài gòn thương tín, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn...
2.5. Những mặt hạn chế và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hốitại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
2.5.1 Hạn chế trong kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
Hạn chế thứ nhất là sự ổn định của thị trường ngoại hối tại Việt Nam. Nước ta là một quốc gia đang phát triển nên quy mô hoạt động của thị trường là nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia khác như Singapore, HongKong, Nhật Bản, Trung quốc.Vì vậy, nên những biến động lớn trên thị trường ngoại hối
quốc tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong nước. Cụ thể là trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2009, thị trường tiền tệ trên toàn cầu biến động phức tạp, cuối năm 2007, đầu năm 2008 thế giới chứng kiến lạm phát cao ở các nước, rồi sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cuối năm 2007 và có dấu hiệu chấm dứt cuối năm 2009, đã kéo theo sự biến động về chính sách tiền tệ diễn ra ở khắp mọi nơi. Bắt đầu với quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ, để kích thích tăng trưởng kinh tế thế giới với lượng tiền bơm ra của các Ngân hàng Trung ương, làm cho giá trị của các loại tiền tệ và vàng tiêu chuẩn có sự biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và các NHTM tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của tình hình biến động này.
Thị trường ngoại hối tại Việt Nam đang nổi lên vấn đề căng thẳng về cung, cầu trên thị trường ngoại tệ chính thức chủ yếu là giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, pháp nhân liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu có nhu cầu thu, chi ngoại tệ với nước ngoài. Sự căng thẳng này một phần do yếu tố khách quan là sự mất cân đối chung của nền kinh tế, tình trạng nhập siêu và do các yếu tố khác chi phối do chính sách ngoại hối tạo nên đó là tình trạng đô la hoá tiền mặt trong dân cư ngày càng tăng, hoạt động không kiểm soát của thị trường ngoại hối ngầm...
Hạn chế Hai là do chính sách hiện tại của BIDV chưa cho phép các chi nhánh quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối một cách độc lập như các nghiệp vụ khác. Chính vì vậy nghiệp vụ này không tính vào chỉ tiêu giao kế hoạch của BIDV Hội sở chính đến từng chi nhánh. Nguyên nhân là hoạt đông kinh doanh ngoại hối là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi nguồn lực lớn, vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV chủ yếu tập trung tại Hội sở chính, còn các Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ đơn giản đó là mua, bán ngoại tệ giao ngay, mua bán kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu. Trong đó, nghiệp vụ được BIDV Chi nhánh Hà Thành triển khai chủ
yếu trong thời gian qua là nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ giao ngay, huy động và cho vay bằng ngoại tệ.
Hạn chế thứ ba là do nhận thức đây không phải là hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh nên trong các kế hoạch kinh doanh hàng năm không có chỉ tiêu kế hoạch nào liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh chỉ xác định mục tiêu là tăng cuờng các giao dịch thu phí liên quan, ví dụ nhu phí rút tiền bằng ngoại tệ, phí thanh toán quốc tế...Con các dịch vụ có tiềm năng thu lợi nhuận cao là các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ phái sinh không đuợc sử dụng và triển khai do chính sách của BIDV Hội sở chính quy định.
Hạn chế thứ tư là môi truờng pháp lý chua hoàn chỉnh cho việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh, kinh doanh vàng tiêu chuẩn... đuợc triển khai rộng rãi. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần định huớng và tạo môi truờng pháp lý vững mạnh cho thị truờng ngoại hối phát triển cũng nhu cho BIDV Chi nhánh Hà Thành. Với chính sách hạn chế chua cho phát triển mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối tại BIDV thì hiệu quả từ các hoạt động này đua lại thực sự còn thấp so với tiềm năng của BIDV.
2.5.2 Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh Ngân hàng Đầutư và Phát triển Hà Thành tư và Phát triển Hà Thành
Hiện nay, do chua đuợc phép mua bán ngoại hối vì mục tiêu đầu cơ nên rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV chi nhánh Hà Thành trong những truờng hợp sau đây:
Một là, hoạt động cho vay thiếu hiệu quả dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn cao. Đây là một trong những nguy cơ luôn thuờng trực, xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý tín dụng thiếu hiệu quả, nghiệp vụ đánh giá, thẩm định khách hàng không chính xác về năng lực tài
chính, năng lực quản trị, mức độ khả thi của phương án, dự án vay vốn... dẫn đến nợ quá hạn, ứ đọng vốn.
Nguyên nhân khách quan, thị trường ngoại hối trong năm 2008 và năm 2009 đã chứng kiến nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nhập khẩu, tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong cho vay hoặc nếu có thì cũng ít doanh nghiệp vay bằng ngoại tệ do tâm lý dự đoán giá trị đồng nội tệ VND tiếp tục giảm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Diễn biến nợ quá hạn cho vay ngoại tệ của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm từ 2007 đến 2009, năm 2007 Chi nhánh không có quá hạn cho vay ngoại tệ nhưng đến năm 2008 đã tăng lên 1,36% so với tổng dư nợ cho vay ngoại tệ và năm 2009 tỷ lệ tăng lên rất cao là 4,8%. Điều này cho thấy nguy cơ rủi ro đang tiềm ẩn, đòi hỏi BIDV chi nhánh Hà Thành cần phải có biện pháp quản lý cho vay ngoại tệ hiệu quả hơn tránh thất thoát và ứ đọng vốn.
Hai là, rủi ro từ những biến động phức tạp của thị trường, tình hình kinh tế xã hội và những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Rủi ro giảm chênh lệch giữa lãi suất huy động lãi suất cho vay. Lãi suất trên thị trường luôn biến động do tình hình kinh tế vĩ mô của đồng nội tệ VND và của đồng ngoại tệ USD, EUR. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, tình hình kinh tế thế giới diễn biễn phức tạp, suy thoái diễn ra trên toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà đất tại Mỹ rồi lan ra toàn thế giới. Trước những diễn biến phức tạp đó, đòi hỏi Chính phủ các nước thường xuyên thay đổi chính sách tiền tệ để nhằm vực lại nền kinh tế thế giới. Các quốc gia đồng loạt nới lỏng chính sách tiền tệ ở các mức độ khác nhau để nhằm kích thích kinh tế, tuy nhiên không thể nới lỏng được mãi, khi kinh tế phục hồi bắt buộc phải có chính sách thắt chặt tiền tệ để hạn chế rủi ro lạm phát phát sinh. Nên lãi suất của các đồng tiền của quốc gia có liên quan cũng thay đổi tương ứng, có những thời điểm cuối năm 2007 lãi suất huy động trên thị trường cao hơn lãi suất cho vay.
Ba là, hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối được BIDV quản lý tập trung tại Trụ sở chính, vì vậy, đây sẽ là bộ phận xử lý, phòng ngừa những rủi ro đối với các trạng thái ngoại hối phát sinh (trường, đoản). Hiện nay, hoạt động quản lý rủi ro của BIDV được hai bộ phận là Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp cùng với Ban vốn và kinh doanh vốn phối hợp thực hiện. Tuy nhiên, đây là hoạt động kinh doanh mới tại Việt Nam, nên công tác quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế về công nghệ, trình độ nhân lực và kinh nghiệm, vì vậy,hiệu quả hoạt động chưa cao. Trong khi đó, thị trường ngoại hối quốc tế luôn có những biến động phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời thị trường ngoại hối trong nước đang trong quá trình phát triển ban đầu, quy mô nhỏ, khả năng chống đỡ những tác động từ bên ngoài thấp. Vì vậy, rủi ro nếu xảy ra khi đó sẽ mang tính hệ thống và có quy mô lớn. Đây là hạn chế đòi hỏi BIDV cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ, an toàn. Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tại Chi nhánh là Phòng Quản lý rủi ro, tuy nhiên trên thực tế hoạt động việc quản lý rủi ro ngoại hối chưa được Chi nhánh chưa có chính sách và giao nhiệm vụ cụ thể tới Phòng Quản lý rủi ro. Tất cả việc quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn trực thuộc Phòng Kế hoạch Tổng hợp
Phạm trù rủi ro và thu lợi nhuận luôn đi kèm với nhau, rủi ro thấp thì đồng nghĩa với lợi nhuận thấp, lợi nhuận thu từ hoạt động đó thấp và ngược lại. Do hoạt động kinh doanh ngoại hối được triển khai tại BIDV Chi nhánh Hà Thành chỉ dừng lại các hình thức đơn giản là mua, bán giao ngay, huy động vốn ngoại tệ và cho vay ngoại tệ. Vì vậy, đánh giá mức độ xảy ra rủi ro đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh là thấp.
KẾT LUAN CHƯƠNG 2
Hoạt động kinh doanh ngoại hối là nghiệp vụ đã được các NHTM Việt Nam triển khai từ trước, nhưng những nghiệp vụ này mới chỉ được thực hiện ở tại các Hội sở chính của các ngân hàng. Còn tại các chi nhánh cấp dưới thì hoạt