tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
2.5.1 Hạn chế trong kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Thành
Hạn chế thứ nhất là sự ổn định của thị trường ngoại hối tại Việt Nam. Nước ta là một quốc gia đang phát triển nên quy mô hoạt động của thị trường là nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia khác như Singapore, HongKong, Nhật Bản, Trung quốc.Vì vậy, nên những biến động lớn trên thị trường ngoại hối
quốc tế sẽ ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong nước. Cụ thể là trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2009, thị trường tiền tệ trên toàn cầu biến động phức tạp, cuối năm 2007, đầu năm 2008 thế giới chứng kiến lạm phát cao ở các nước, rồi sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cuối năm 2007 và có dấu hiệu chấm dứt cuối năm 2009, đã kéo theo sự biến động về chính sách tiền tệ diễn ra ở khắp mọi nơi. Bắt đầu với quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ, để kích thích tăng trưởng kinh tế thế giới với lượng tiền bơm ra của các Ngân hàng Trung ương, làm cho giá trị của các loại tiền tệ và vàng tiêu chuẩn có sự biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Và các NHTM tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của tình hình biến động này.
Thị trường ngoại hối tại Việt Nam đang nổi lên vấn đề căng thẳng về cung, cầu trên thị trường ngoại tệ chính thức chủ yếu là giữa ngân hàng và các doanh nghiệp, pháp nhân liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu có nhu cầu thu, chi ngoại tệ với nước ngoài. Sự căng thẳng này một phần do yếu tố khách quan là sự mất cân đối chung của nền kinh tế, tình trạng nhập siêu và do các yếu tố khác chi phối do chính sách ngoại hối tạo nên đó là tình trạng đô la hoá tiền mặt trong dân cư ngày càng tăng, hoạt động không kiểm soát của thị trường ngoại hối ngầm...
Hạn chế Hai là do chính sách hiện tại của BIDV chưa cho phép các chi nhánh quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối một cách độc lập như các nghiệp vụ khác. Chính vì vậy nghiệp vụ này không tính vào chỉ tiêu giao kế hoạch của BIDV Hội sở chính đến từng chi nhánh. Nguyên nhân là hoạt đông kinh doanh ngoại hối là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi nguồn lực lớn, vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối của BIDV chủ yếu tập trung tại Hội sở chính, còn các Chi nhánh thực hiện các nghiệp vụ đơn giản đó là mua, bán ngoại tệ giao ngay, mua bán kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ đối với các doanh nghiệp, tổ chức có nhu cầu. Trong đó, nghiệp vụ được BIDV Chi nhánh Hà Thành triển khai chủ
yếu trong thời gian qua là nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ giao ngay, huy động và cho vay bằng ngoại tệ.
Hạn chế thứ ba là do nhận thức đây không phải là hoạt động kinh doanh chính của Chi nhánh nên trong các kế hoạch kinh doanh hàng năm không có chỉ tiêu kế hoạch nào liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Vì vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh chỉ xác định mục tiêu là tăng cuờng các giao dịch thu phí liên quan, ví dụ nhu phí rút tiền bằng ngoại tệ, phí thanh toán quốc tế...Con các dịch vụ có tiềm năng thu lợi nhuận cao là các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ phái sinh không đuợc sử dụng và triển khai do chính sách của BIDV Hội sở chính quy định.
Hạn chế thứ tư là môi truờng pháp lý chua hoàn chỉnh cho việc thực hiện các nghiệp vụ phái sinh, kinh doanh vàng tiêu chuẩn... đuợc triển khai rộng rãi. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần định huớng và tạo môi truờng pháp lý vững mạnh cho thị truờng ngoại hối phát triển cũng nhu cho BIDV Chi nhánh Hà Thành. Với chính sách hạn chế chua cho phát triển mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối tại BIDV thì hiệu quả từ các hoạt động này đua lại thực sự còn thấp so với tiềm năng của BIDV.