Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32)

Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận và rủi ro là hai phạm trù luôn đi liền nhau, có mối quan hệ ngược chiều nhau, nghĩa là lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại. Trong kinh doanh ngoại hối, các NHTM thường gặp phải các rủi ro như: rủi ro về tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động. Vì vậy, đòi hỏi các NHTM phải có chính sách và công cụ quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

Lợi nhuận ngân hàng thu được từ các giao dịch ngoại tệ chủ yếu thông qua chênh lệch giữa các giao dịch mua bán trong khi giá trị tài sản ngân hàng trên thị trường chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: trạng thái ngoại tệ và độ biến động tỷ giá hối đoái. Để quản lý rủi ro ngoại hối ngân hàng cần quản lý mức giảm giá trị tài sản ngân hàng trên thị trường hay nói cách khác là cần quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối VAR. Như vậy Ngân hàng thực hiện quản lý rủi ro ngoại hối nhằm mục tiêu bảo vệ và nâng cao giá trị tài sản ngân hàng (lợi

nhuận và giá trị tài sản ngân hàng trên thị trường) trước các biến động phức tạp của tỷ giá hối đoái.

Để quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối, ngân hàng cần dự báo biến động tỷ giá hối đoái để điều chỉnh trạng thái ngoại hối phù hợp. Việc xác định chính xác mức độ tăng hay giảm tỷ giá hối đoái trong ngày làm việc tiếp theo là rất khó thực hiện. Trên thực tế ngân hàng chỉ có thể xác định tỷ giá hối đoái trong ngày làm việc tiếp theo sẽ biến động tăng hoặc giảm không quá x (%) so với tỷ giá hối đoái ngày làm việc trước đó với một độ tin cậy nhất định. Vì vậy mức sụt giảm giá trị tài sản ngân hàng trên thị trường hay còn gọi là giá trị chịu rủi ro ngoại hối chỉ có thể được quản lý (giảm thiểu tối đa) bằng cách điều chỉnh trạng thái ngoại hối phù hợp với độ biến động của tỷ giá hối đoái. Chính vì vậy tính toán và quản lý giá trị chịu rủi ro ngoại hối là công cụ cần thiết và hữu hiệu để quản lý rủi ro ngoại hối.

Kỹ thuật VAR đang được sử dụng khá phổ biến ở các ngân hàng trên thế giới vì đây là một công cụ hiệu quả để quản lý rủi ro ngoại hối. Để đo lường VAR có thể sử dụng phương pháp mô phỏng quá khứ, hoặc phương pháp Variance - Covariance (Phương sai - Hiệp phương sai), hoặc phương pháp mô phỏng Monte Carlo.

1.4.5 Kinh nghiệm quốc tế nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng thương mại

Kinh nghiệm của Mỹ, các NHTM Mỹ có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng công cụ kinh doanh ngoại hối, là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng các công cụ tài chính hiện đại trong kinh doanh như giao dịch quyền chọn, giao dịch tương lai. Việc sử dụng các công cụ phái sinh tạo ra sự linh hoạt và tăng tính thanh khoản trong kinh doanh của các NHTM. Mặc dù, thị trường ngoại hối Mỹ không phải là thị trường có quy mô lớn nhất, nhưng các ngân hàng Mỹ lại hoạt động rất hiệu quả. Bởi vì những ngân hàng này dám mạo hiểm và sáng

tạo trong việc áp dụng các nghiệp vụ kinh doanh mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị truờng đồng thời khai thác triệt để các nghiệp vụ truyền thống.

Trong năm 1998, chỉ tính riêng doanh thu từ ba nghiệp vụ truyền thống trên thị truờng phi tập trung (OTC) là giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn outright và nghiệp vụ hoán đổi lãi suất đã đạt khoảng 351 tỷ USD1 mỗi ngày chỉ đứng sau nuớc Anh, còn doanh thu từ hai nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ và quyền chọn tiền tệ cũng đạt 32 tỷ USD mỗi ngày. Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của thị truờng ngoại hối tại Mỹ nhu ngày hôm nay là sự đa dạng của các loại hàng hóa trên thị truờng, bên cạnh ngoại tệ là mặt hàng truyền thống thì các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ khác. Các NHTM Mỹ có mạng luới rộng lớn trên toàn cầu, chính nhờ nguồn thu từ các chi nhánh nuớc ngoài mà các ngân hàng Mỹ lại càng có điều kiện và cơ hội đầu tu cho kinh doanh ngoại hối trong nuớc. Chỉ tính riêng ở London, doanh số kinh doanh của các chi nhánh NHTM Mỹ đã cao gần gấp ba lần doanh số kinh doanh của các NHTM Anh. Ngoài ra, các NHTM còn làm đại lý cho nhau trên khắp cả nuớc và thuờng xuyên giao dịch với nhau, tìm kiếm khách hàng nhằm đảm bảo trạng thái ngoại hối và phòng chống rủi ro theo hệ thống.

Kinh nghiệm của Anh quốc, là uu tiên ứng dụng công nghệ giao dịch hiện đại phục vụ hoạt động kinh doanh ngoại hối. Các NHTM của Anh đều kết nối mạng với nhau trên thị truờng ngoại hối, góp phần tạo ra sự thông suốt, linh hoạt và hiệu quả cho các thành viên tham gia trên thị truờng. Trong số các hệ thống điện tử sử dụng nhiều nhất phải kể đến EBS, Reuters. Mặt khác, các ngân hàng Anh sử dụng đa dạng các loại tiền tệ trong giao dịch.

Kinh nghiệm của Nhật Bản, thị truờng ngoại hối Nhật Bản thực sự phát triển khi Chính phủ đất nuớc tiến hành hiện tự do hóa quản lý ngoại hối dẫn đến việc gia tăng đáng kể khối luợng giao dịch ngoại hối ở Nhật Bản. Tokyo là thị truờng có quy mô giao dịch đứng 5 trên thế giới sau các thị truờng London,

Newyork, Frankfurt, Zurich, để có đuợc kết quả này cũng nhờ đóng góp quan trọng của các NHTM Nhật Bản. Do các ngân hàng Nhật rất coi trọng quan hệ với khách hàng là các công ty lớn, niêm yết trên thị truờng chứng khoán và ngân hàng Nhật thực hiện kinh doanh ngoại hối trên thị truờng quốc tế thông qua việc mua bán các trái phiếu ngoại tệ. Để tăng cuờng sức mạnh cạnh tranh truớc sự tự do hóa, nhiều ngân hàng Nhật Bản đã sáp nhập lại với nhau trở thành các tập đoàn tài chính có quy mô lớn nhu tập đoàn tài chính Mizuho, tập đoàn Sumitomo Mitsui, tập đoàn Mitsubishi UFJ Financial. Qua đó các ngân hàng này thực hiện cho các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chủ chốt trong nuớc vay vốn, cải thiện các dịch vụ ngân hàng liên quan đến ngoại hối nhu thanh toán quốc tế, đầu tu ra nuớc ngoài.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc, quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp lớn trong nuớc của các ngân hàng Hàn Quốc đặc biệt là các khoản vay lớn bằng ngoại tệ chịu sự chi phối nhiều của các quan chức chính phủ. Và các doanh nghiệp chỉ biết cố gắng vay nhiều ngoại tệ để mở rộng sản xuất kinh doanh mà không chú ý tới yếu tố thị truờng và khả năng trả nợ. Chính điều này làm cho nợ bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng lên rất nhanh. Tại thời điểm tháng 9/1997, tổng nợ là 30,5 tỷ USD lớn hơn cả dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc tại thời điểm đó. Kết quả là nền kinh tế Hàn Quốc đã lâm vào khủng hoảng tài chính tiền tệ nhu một số quốc gia Đông Nam á nhu Thái Lan, Indonesia...

Qua kinh nghiệm hoạt động và phát triển của thị truờng ngoại hối tại các quốc gia đã để lại cho thị truờng ngoại hối Việt Nam và các thành viên của thị truờng những bài học quý giá trong quá trình phát triển của mình.

Bài học đầu tiên đuợc chỉ ra tại đây là cho thấy đặc trung nhất của thị truờng ngoại hối, đây là thị truờng có tỷ lợi nhuận cao nhất nhung cũng đồng nghĩa với rủi ro cao nhất. Vì vậy, đòi hỏi các ngân hàng khi tham gia thị truờng

cần phải có nền tảng vững chắc về công nghệ, nhân lực và những chính sách đúng đắn và linh hoạt trước những biến động phức tạp và đa chiều của nền kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới.

Bài học thứ hai cho thấy thị trường ngoại hối là thị trường đòi hỏi phải có nền công nghệ quản lý hiện đại. Thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu, do sự khác biệt về múi giờ và yêu cầu thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế nhanh chóng, chính xác. Điều này đòi hỏi hệ thống ngân hàng trong nước phải đẩy nhanh mục tiêu hiện đại hoá hệ thống nhằm mục đích tăng khả năng tác nghiệp của mỗi ngân hàng trước những biến động nhanh và phức tạp của nền kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng.

Bài học thứ ba cho thấy xu hướng thị trường ngoại hối hiện đại sử dụng các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh rất lớn. Đây là những nghiệp vụ rất phức tạp đòi hỏi mỗi ngân hàng phải tạo dựng đươc đội ngũ nhân lực tinh thông nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường, để đề ra những biện pháp thực hiện và quản trị hiệu quả trong kinh doanh ngoại hối.

KẾT LUAN CHƯƠNG 1

Chương 1 được hình thành với mục tiêu là xây dựng những lý luận cơ bản của Luận văn về vấn đề thị trường ngoại hối và hoạt động kinh doanh của NHTM trên thị trường ngoại hối. Tạo tiền đề để các NHTM đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại từng ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong toàn bộ hoạt động của mỗi ngân hàng. Bên cạnh hoạt động huy động vốn, tín dụng, đầu tư, hoạt động kinh doanh ngoại hối luôn đóng góp nguồn thu lớn cho bản thân mỗi ngân hàng.

Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu, kinh doanh ngoại hối ngày càng thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với hoạt động ngân hàng. Với những biến động ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro của thị trường ngoại hối

toàn cầu, tuy nhiên cũng mở ra nhiều cơ hội phát triển mới của hoạt động ngân hàng, đòi hỏi hệ thống ngân hàng trong nuớc cần có những chính sách phát triển theo kịp xu thế nhung vẫn phải đảm bảo đuợc hiệu quả hoạt động, hạn chế đuợc những rủi ro bất lợi.

Chuơng 1 của Luận văn đề cập đến các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM bao gồm nghiệp vụ mua, bán giao ngay, kỳ hạn, tuơng lai, hoán đổi, nghiệp vụ kinh doanh vàng tiêu chuẩn, nghiệp vụ kinh doanh trên thị truờng tiền gửi.

Bên cạnh đó, chuơng 1 còn đề cập đến các nhân tố ảnh huởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối và những yếu tố rủi ro đi kèm. Ngoài ra, chuơng này cũng đề cập đến những kinh nghiệm phát triển của cá thị truờng ngoại hối trên thế giới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ THÀNH 2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trong giai đoạn những năm 1955 - 1957, miền Bắc Việt Nam đang trong quá trình khôi phục kinh tế sau hòa bình lặp lại, thực hiện chủ trương khôi phục kinh tế của Đảng mục tiêu nhiệm vụ của ngành tài chính đã được cụ thể hoá, trong đó có theo đà tiến triển của công cuộc khôi phục kinh tế, sử dụng một nguồn vốn lớn (hơn 40% Ngân sách nhà nước), chính sách về tăng cường quản lý vốn Xây dựng cơ bản; do đó đòi hỏi cần thiết phải có một cơ quan chuyên trách quản lý để nâng cao chất lượng quản lý vốn XDCB với yêu cầu đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng và giá thành các công trình xây dựng. Vì vậy tháng 4 năm 1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thuộc Bộ Tài chính được thành lập (Quyết định số 177-TTg ngày 26/4/1957), đây chính là tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV)

Qua hơn năm mươi năm xây dựng và phát triển, đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong từng giai đoạn phát triển BIDV đã có sự thay đổi tên gọi và chức năng hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị với công cuộc đổi mới của đất nước từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính năm 1957 chuyển sang trực thuộc NHNN Việt Nam và thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) để nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế đất nước. Từ đó BIDV trở thành một trong những NHTM quốc doanh lớn của đất

nước và làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ cho đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo pháp luật.

Giai đoạn từ năm 2004 đến nay là giai đoạn không ngừng lớn mạnh và phát triển mạnh mẽ của BIDV, hệ thống mạng lưới được đặt tại tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước. BIDV đã chú trọng tập trung mở rộng mạng lưới ở những thành phố lớn, những khu công nghiệp, khu tập trung dân cư. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới chi nhánh hoạt động theo lĩnh vực truyền thống, BIDV cũng đã mở rộng hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính thành lập các công ty, các Trung tâm, các đơn vị liên doanh hướng tới thành lập Tập đoàn Tài chính hàng đầu Việt Nam và trong khu vực theo chỉ đạo của Chính phủ.

BIDV đã được Chính phủ giao chủ trì thực hiện các dự án lớn trọng điểm quốc gia, thành lập Công ty Cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam, Công ty Cổ phần đường cao tốc Việt Nam. Đồng thời, BIDV tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, thực hiện Hợp tác chiến lược với với các tập đoàn lớn như AIG, Citi Groups, IBM, Boeing, Sumitomo Mitsu...

Sự phát triển mạnh mẽ của BIDV được thể hiện ở một số chỉ tiêu sau:

Biểu đồ 2.2 - Vốn chủ sở hữu Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Thông qua mô hình SWOT, hoạt động kinh doanh của BIDV được thể hiện như sau:

> Điểm mạnh

- BIDV có lịch sử hình thành và truyền thống phát triển lâu dài, với trên 50 năm kinh nghiệm.Thương hiệu đã bước đầu được khẳng định trên thị trường tài chính - tiền tệ trong nước và đã được đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ. Lòng tin của các bên hữu quan (Chính phủ, định chế tài chính trong nước và quốc tế, khách hàng) đối với BIDV ngày càng lớn.

- Mạng lưới điểm giao dịch (chi nhánh, phòng giao dịch, hệ thống máy ATM, POS, AutoBanking) rộng khắp toàn quốc. Nền vốn vững, hiện đủ đáp ứng nhu cầu tín dụng và đầu tư. BIDV hiện là ngân hàng có vốn chủ sở hữu, tổng tài sản đứng thứ hai tại Việt Nam.

- Là ngân hàng đi đầu trong việc minh bạch hoá thông tin tài chính: Báo cáo kiểm toán được thực hiện cả theo chuẩn IAS và VAS từ 20 năm qua; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được Moody’s xếp hàng tín nhiệm theo thông lệ quốc tế.

- Đã triển khai xong dự án hiện đại hoá hệ thống ngân hàng TA2 do Ngân hàng Thế giới WB tài trợ, nền tảng cơ sở cho triển khai cung cấp thống nhất các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đội ngũ quản lý có tư duy, linh hoạt trong điều hành kinh doanh, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo cơ bản.

- Sau cổ phần hoá, Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối nhưng cơ cấu sở hữu đã thay đổi. Chính phủ vẫn sẽ hỗ trợ các dự án và chương trình đầu tư do BIDV khởi xướng; có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước. BIDV có thể chủ động tăng vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh và đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh và giá trị cổ phiếu. Các chỉ số tài chính của

Một phần của tài liệu 0381 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối của chi nhánh NH đầu tư và phát triển hà thành luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w