TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM

Một phần của tài liệu 0408 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm tân an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 59)

2.1.1. Khái quát về thị trường dược phẩm ở nước ta trong những năm gần đây

Tại Việt Nam hiện nay, yêu cầu tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất và cung ứng dược phẩm đang mở ra những triển vọng to lớn cho ngành Dược.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp Dược Việt Nam ở mức đang phát triển, mức cao thứ 2 trong 4 mức độ xếp hạng sự phát triển ngành dược: Việt Nam đã có công nghiệp Dược_ nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu một số sản phẩm dược. Tuy nhiên, đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu, do đó có thể nói rằng công nghiệp Dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình thấp.

Theo số liệu của Business Monitor International - BMI, thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan, với doanh thu năm 2017 thị trường dược trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới.

Chi tiêu cho tiêu dùng thuốc ngày càng gia tăng, do tăng trưởng kinh tế, đời sống đi lên, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe...là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng về doanh thu của thị trường dược phẩm trong nước.

Tốc độ tăng trưởng dự kiến khoảng 9,6%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020, ở mức trung bình trong nhóm pharmerging. Đến năm 2020, mỗi người

48

Việt Nam sẽ tiêu thụ bình quân 50 USD tiền thuốc mỗi năm, so với mức 33 USD năm 2015 và so với mức bình quân 78 USD của 22 nuớc pharmerging.

Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị các bệnh tim mạch và ung buớu tiếp tục sẽ là ba nhóm duợc phẩm đuợc tiêu thụ nhiều nhất trong 5 năm sắp tới, do môi truờng không khí, nguồn nuớc và an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Việt Nam đã kết thúc giai đoạn “dân số vàng” từ năm 2016, bắt đầu buớc vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2017. Đến năm 2050, có đến 21% dân số Việt Nam trên 65 tuổi, so với mức 7% hiện nay, dẫn tới nhu cầu tiêu dùng thuốc ngày càng tăng cao trong hơn 30 năm sắp tới.

Trong giai đoạn 2006 - 2017, khả năng sinh lời trong ngành ổn định, với biên lợi nhuận gộp bình quân từ 35% - 40%, biên lợi nhuận ròng bình quân 10%, ROE trong khoảng 10% - 15%. Tuy khả năng sinh lời này thấp hơn đáng kể so với các tập đoàn hàng đầu thế giới, nhung xấp xỉ với nhóm các doanh nghiệp lớn trong khu vực ASEAN.

Xu huớng toàn cầu hóa và dịch chuyển sản xuất sang các “công xuởng duợc phẩm mới” nhu Việt Nam, Indonesia... khiến việc nâng cấp lên các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế nhu EU-GMP hay PIC/S- GMP là yêu cầu sống còn đối với các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong cả kênh OTC, ETC và xuất khẩu. ưu thế chủ đạo đến từ việc sản xuất duợc phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế (EU-GMP, PIC/S) tại Việt Nam đang có chi phí khá cạnh tranh, rẻ hơn Trung Quốc 20%, Ấn Độ 30%, Nhật Bản 40%.

Qua những đặc điểm nêu trên có thể xây dựng mô hình SWOT của ngành duợc Việt Nam trong những năm gần đây nhu sau:

- Điểm mạnh:

+ Có sẵn hệ thống phân phối, chi nhánh và mối quan hệ với các cơ sở điều trị tại địa phuơng.

49

+ Chi phí sản xuất thấp, cạnh tranh so với các nước khác (theo EU-GMP) nhờ nguồn lao động giá rẻ, chi phí xây dựng cơ bản và vận hành thấp, hạ tầng giao thông thuận tiện, chi phí xử lý môi trường, cấp phép và ưu đãi thuế cạnh tranh.

- Điểm yếu:

+ Có quá nhiều doạnh nghiệp cùng khai thác một thị trường, phát triển manh mún, thiếu quy hoạch và không có chiến lược dài hạn.

+ Đa số doanh nghiệp vẫn theo tiêu chuẩn sản xuất WHO - GMP, tiêu chuẩn này đã khá lạc hậu.

+ Năng lực R&D của hầu hết các doanh nghiệp ở mức yếu. + Hầu hết các nguyên liệu phải nhập khẩu

+ Các quy định pháp lý còn lỏng lẻo, đang trong giai đoạn tiếp thu và hoàn thiện.

+ Cơ quan quản lý thiếu hụt nguồn lực cả về số lượng lẫn chất lượng. - Cơ hội:

+ Mức tiêu thụ thuốc đầu người còn thấp so với khu vực và thế giới, dư địa tăng trưởng lớn trong 40 - 50 năm sắp tới.

+ Việt Nam đã kết thúc giai đoạn “dân số vàng”, bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ người Việt Nam trên 65 tuổi chiến đến 21% vào năm 2050.

+ Tỷ lệ bệnh tật gia tăng nhanh ở nhóm ung thư, tim mạch và kháng sinh. + Quá trình tái cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ, dịch chuyển từ số lượng sang chất lượng.

+ Một số doanh nghiệp vượt trội đang mở rộng kinh doanh ra khu vực và thế giới.

- Thách thức:

+ Các quy định pháp lý và năng lực của cơ quan quản lý không thay đổi kịp theo biến động của thị trường, hoặc chậm được nâng cấp, cải tiến.

50

+ Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau và với các tập đoàn nước ngoài đang thâm nhập vào khâu sản xuất tại Việt Nam.

+ Khả năng bị thâu tóm bởi các tập đoàn dược phẩm nước ngoài để tận dụng giấy phép sản xuất có sẵn nhằm chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để cắt giảm chi phí.

2.1.2. Đặc điểm thị trường thuốc tân dược

Các sản phẩm dược đang lưu hành trên thị trường Việt Nam xét trên nguyên liệu sản xuất có hai loại là tân dược và đông dược, trong đó tân dược chiếm tới 90% tổng giá trị toàn ngành.

Phân theo tác dụng dược lý, thuốc tân dược đang lưu hành trên thị trường gồm 27 nhóm, trong đó 5 nhóm chính đã chiếm gần 70% giá trị thị trường, gồm: thuốc kháng sinh (23,1%), tim mạch (14,7%), ung bướu

(12,9%), miễn dịch (9,5%) và tiêu hóa (7,5%).

Khoáng chát- VIUmIn - Hệ miền dịch 9,5% Tim mạch 14,7% Kháng Sinh 23,1% 7 nhòm bẹnh khác 1,7% Hệ Sinh 0,5% Ung bướu 12,9% Hệ tiêu hóa 7,5% Cơ xương khớp 5,1% Hướng Um uũn 4.2% ■—.—Tiêu dường 3.7% -Hồ hắp 3,0% DaIieu 0,7% Khăng virus _ 0.7%

ʌ. -AI -Á. Hệ bài bét Hệ thán kinh Hệ nội bet γθ' 2,9% 0,8% ..i2 Giamdau Ji-.-.- ∙,-Λ-.jA- Khángkhuăn 2 2% Dl ứnaCtondoán KhingvUm 2 1% ' " 0,9% 1.0% 1.0% Nguồn: FPTS Research, Bộ Y tế, BHXH

51

2.1.2.1. Đầu vào

Trong khi hầu hết đông dược được sản xuất trong nước từ nguyên liệu nhập ngoại thì tân dược bao gồm cả hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Tính đến ngày 31/12/2017, cả nước đã chi ra 2,821 tỷ USD để nhập khẩu dược phẩm, phục vụ nhu cầu chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Như vậy, chi nhập khẩu dược phẩm cả năm 2017 đã tăng hơn 10% so với mức 2.563 tỷ USD của năm 2016. Hai thị trường cung cấp dược phẩm lớn nhất cho Việt Nam năm qua vẫn là Pháp và Đức chiếm 45.4%, đạt lần lượt 301 triệu và 292,1 triệu USD trong vòng 11 tháng 2017, tăng tương ứng 1,04% và 37,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đáng lưu ý, kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Ân Độ chỉ đứng thứ ba sau Pháp và Đức, nhưng mức độ tăng vượt trội gấp hơn 40 lần so với 11 tháng năm 2016. Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu dược phẩm từ Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan,...

Nguồn cung cấp thuốc thứ hai chính là sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất nội địa hàng đầu như Công ty Dược Hậu Giang, Công ty Pymepharco, Công ty Domesco, Công ty Dược Hà Tây, Công ty Bidiphar,...Các doanh nghiệp sản xuất thuốc hiện nay chủ yếu cung cấp các mặt hàng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh và đặc biệt là các loại thuốc generic,. Nhiều doanh nghiệp cùng tập trung sản xuất thuốc generic thì các sản phẩm gần như không có sự khác biệt, và như vậy tỷ lệ chiếm hữu thị trường của mỗi doanh nghiệp cũng không khác nhau nhiều. Tức là đặt các doanh nghiệp vào tình trạng cạnh tranh trong một thị trường bị hạn chế. Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn dồi dào và kỹ thuật cao đã thông qua việc sản xuất thuốc mới để tự tạo những sản phẩm chủ lực, đang khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường.

52

2.1.2.2. Đầu ra

Theo thị trường phân phối, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai thị trường tiêu thụ thuốc tân dược lớn nhất hiện nay, chiếm đến 43% tổng tiêu thụ thuốc của cả Việt Nam. Đây cũng là thị trường chủ lực của hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước. Thứ tự các tỉnh có mức tiêu thụ lớn khác chủ yếu phụ thuộc vào quy mô dân số của từng tỉnh. Cơ cấu tiêu thụ theo vùng miền này có xu hướng ổn định trong 10 năm gần đây và sẽ tiếp tục khó thay đổi cho đến khi giải quyết được tình trạng đầu tư cho y tế bất cân xứng cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực giữa các tỉnh thành phố.

Nguồn: FPTS Research. Bộ Y tế, BHXH

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo vùng miền giai đoạn 2014 - 2016

Theo kênh phân phối, thuốc tân dược đến với người tiêu dùng qua hai kênh sau:

Thứ nhất, kênh OTC: là các thuốc không cần bác sĩ kê toa, có thể sử

dụng an toàn và hiệu quả mà không cần sự chỉ dẫn và theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

53

Tại Việt Nam, kênh OTC đại diện cho việc kinh doanh dược phẩm thông qua các nhà thuốc và chuỗi nhà thuốc tư nhân. Theo nguyên tắc và quy chuẩn GPP, các nhà thuốc được tự do bán các thuốc OTC cho người tiêu dùng và phải yêu cầu toa bác sĩ đối với các yêu cầu sử dụng thuốc không nằm trong danh mục thuốc OTC.

Thứ hai là kênh ETC: là các loại thuốc buộc phải có toa của bác sĩ

mới được phép sử dụng do tính phức tạp và nguy hiểm đến sức khỏe nếu dùng sai cách. Tại Việt Nam, kênh ETC đại diện cho việc tiêu thụ thuốc trong các bệnh viện công, bệnh viện và cơ sở điều trị tư nhân, các phòng mạch của bác sĩ, chủ yếu là thuốc phát minh và thuốc generic.

Thuốc phát minh (biệt dược gốc): Phải nhập khẩu từ nước ngoài do Việt Nam chưa sản xuất được, thường có giá trị cao và dùng cho các bệnh nặng.

Thuốc Generic: bao gồm các thuốc sản xuất được trong nước và thuốc nhập khẩu. Gói này lại được chia thành 5 gói nhỏ hơn theo chất lượng và xuất xứ dược phẩm.

Kênh ETC chiếm tỷ trọng bình quân 55% tổng giá trị tiêu thụ và xấp xỉ 30% sản lượng tiêu thụ thuốc tân dược tại Việt Nam. Tỷ trọng này khá phù hợp với mặt bằng chung trên thế giới.

Việt Nam hiện có khoảng 93 triệu người, thu nhập ngày càng tăng do sự tăng trưởng của kinh tế, bảo hiểm xã hội được mở rộng và nỗ lực của Chính phủ VN về tỷ lệ tự sản xuất, các nhà đầu tư nước ngoài tăng nhanh...đang được đánh giá là có khả năng tăng trưởng cao. Đặc biệt gần đây tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 6%, thu nhập tăng và hình mẫu cuộc sống thay đổi, người VN cũng quan tâm thay đổi chất lượng cuộc sống, duy trì và quản lý sức khoẻ, các khoản chi tiêu cho thuốc cũng sẽ tăng nhiều.

54

Chính vì vậy, thị trường thuốc tân dược tại Việt Nam hiện đang có triển vọng tươi sang trong tương lai.

2.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢCPHẨM TÂN AN PHẨM TÂN AN

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Ngày 28/03/2007, Công ty TNHH Dược phẩm Tân An chính thức ra đời tại địa chỉ số 19, ngách 16, ngõ 218 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng.

Ngày 31/07/2007, được sở y tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận GDP.

Tháng 09/2007, được sở y tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.

Ngày 26/07/2010, Công ty tiến hành đăng kí thay đổi lần 2 vốn điều lệ lên 5 tỷ đồng.

Giai đoạn đầu công ty hoạt động trong điều kiện rất khó khăn về cơ sở vật chất, hệ thống nhân sự mỏng manh, nguồn lực tài chính hạn hẹp, cơ cấu hàng hóa đơn giản,...Nhưng với tinh thần quyết tâm cao của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên công ty, sự ủng hộ của các đối tác, các đơn vị y tế,...công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, dần dần cải thiện và đã đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên sự hạn chế về cơ sở vật chất đã vô hình chung ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của công ty.

Ngày 01/04/2012, sau 05 năm hoạt động, trước đòi hỏi của nhu cầu phát triển, trụ sở công ty chuyển về Ô số 5 BT1, Tiểu khu đô thị Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, mở ra một giai đoạn phát triển mới của công ty. Tại đây công ty được tổ chức theo định hướng chuyên nghiệp với hệ thống các phòng ban chức năng cùng cơ sở vật chất, phương tiện đầy đủ hơn, đây là tiền đề để công ty vượt qua giai đoạn khó

55

khăn 2012-2014, xuất phát từ sự thay đổi của chính sách nhà nước trong lĩnh vực dược phẩm, đặc biệt trên hoạt động đấu thầu.

Ngày 20/09/2012, Công ty tiến hành đăng ký thay đổi lần 4, tăng vốn điều lệ lên 7 tỷ đồng.

Ngày 16/09/2013, Công ty tiến hành đăng ký thay đổi lần 5, tăng vốn điều lệ lên 10 tỷ đồng.

Ngày 22/08/2014, Công ty tiến hành đăng ký thay đổi lần 6, tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng.

Ngày 09/12/2014, Công ty tiến hành đăng ký thay đổi lần 7, tăng vốn điều lệ lên 30 tỷ đồng.

Ngày 10/11/2017, Công ty tiến hành đăng ký thay đổi lần 8, tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng.

Từ một công ty nhỏ bé và yếu ớt thủa ban đầu nhưng với sự miệt mài lao động của toàn thể anh chị em công ty, sự hợp tác giúp đỡ của các đối tác, các nhà cung cấp, các đơn vị y tế, các cơ quan quản lý,.. ..công ty Tân An đã vươn lên thành một công ty có vị thế nhất định trên bản đồ các doanh nghiệp dược Việt Nam, hệ thống nhân sự được tổ chức theo định hướng chuyên nghiệp, chủng loại hàng hóa phong phú, có tính cạnh tranh cao trên khắp các thị trường. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế, đảm bảo nhu cầu thuốc cho công tác khám và chữa bệnh của các đơn vị y tế, góp phần vào sự phát triển ngành dược nói riêng và y tế nói chung.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức

Công ty Tân An coi phát triển nguồn nhân lực là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của công ty, quyết định sự thành công của công ty. Vì vậy, Công ty luôn đảm bảo những điều kiện làm việc tốt nhất, có chính sách đãi ngộ phù hợp với năng lực trình độ, công sức hiệu quả cho người lao động. Công ty chủ trương tạo ra cơ hội cho mọi nhân viên phát huy tối đa tài năng của mình và

56

khuyến khích mọi người cùng tham gia đóng góp công sức, trí tuệ vào việc xây dựng và phát triển Công ty. Các nhân viên có thành tích xuất sắc trong quá trình hoạt động được ghi nhận và khen thưởng đúng theo năng lực của bản thân.

Tất cả các cán bộ nhân viên công ty đều được đào tạo, làm việc trong môi trường văn hóa chuyên nghiệp và thân thiện, đều được hưởng đầy đủ các chính sách của người lao động.

Từ lúc ban đầu chỉ có 5 nhân viên, tính đến thời điểm ngày 31/12/2017, Công ty đã có gần 70 cán bộ nhân viên, tuổi bình quân là 27. Trên 80% nhân

Một phần của tài liệu 0408 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm tân an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w