DOANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM TÂN AN
1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một số công ty trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phẩn dược Hậu Giang
Công ty Cổ phần dược Hậu Giang có trụ sở chính tại số 288 đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Công ty được thành lập từ năm 1974, đứng vị trí thứ hai trong danh sách Top 10 Công ty sản xuất dược phẩm Việt Nam uy tín năm 2017 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (VietNam Report) công bố.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, Công ty cổ phần dược Hậu giang đã thực hiện các nhóm giải pháp sau:
- Nâng cao chất lượng sản phẩm:
Công ty tiến hành kiểm nghiệm lại sản phẩm trước khi đưa ra thị trường, đặc biệt là sản phẩm mới, nâng cao tay nghề của người lao động, kỹ thuật, chuyên môn, cải tiến và thay thế máy móc, trang thiết bị hiện đại.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ:
Công ty thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, hướng dẫn sử dụng thuốc đúng quy cách, tuyên truyền giáo dục cộng đồng về sức khỏe, đặc biệt ở những vùng nông thôn, các vùng cách xa thành thị. Đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng có kỹ năng và kiến thức tốt, đặc biệt quan tâm đến thái độ phục vụ khách hàng vì đây là lợi thế cạnh tranh lâu dài với đối thủ.
41 - Xác định nhu cầu vốn luu động hợp lý:
Tính toán tuơng đối nhu cầu vốn luu động cho năm kế hoạch để đảm bảo dự trữ hợp lý số vốn luu động cần thiết, đảm bảo khả năng thanh khoản cũng nhu có kế hoạch sử dụng số vốn đó, đồng thời tăng khả năng sinh lợi. Dựa vào số liệu tính toán trên, ta xác định số du tiền và tuơng đuơng tiền phù hợp, còn lại đem đầu tu để sinh lợi.
- Marketing đẩy mạnh truyền thông theo chiến luợc kéo
Công ty đã thực hiện chiến luợc Marketing: quảng bá sản phẩm mới, ghi đậm dấu ấn của các sản phẩm cũ bằng cách tổ chức các buổi hội nghị hội thảo giới thiệu sản phẩm với các bác sĩ, khách hàng và nguời tiêu dùng, kết hợp quảng cáo thông tin trên báo chí và truyền hình.
- Dự trữ hàng tồn kho hợp lý:
Công ty tiến hành lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số luợng theo từng tháng, quý để xác định mức dự trữ thích hợp, tránh thiếu hàng cũng nhu thừa hàng, dẫn tới tăng chi phí bảo quản. Thuờng xuyên theo dõi sự biến động của thị truờng hàng hóa, từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và luợng hàng hóa trong kho truớc sự biến động của thị truờng. Đây là biện pháp rất quan trọng để đảm bảo vốn của Công ty.
1.4.1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phẩn dược phẩm OPC
Công ty Cổ phần duợc phẩm OPC có trụ sở chính tại số 1017 đuờng Hồng Bàng, Phuờng 12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, đuợc thành lập từ năm 1977. Công ty đuợc xếp hạng thứ tám trong danh sách top 10 Công ty sản xuất duợc phẩm Việt Nam uy tín năm 2017.
Khác với Công ty cổ phần Duợc Hậu Giang, Công ty Cổ phần duợc phẩm OPC đã áp dụng các chính sách nhu sau:
42 - Chính sách sản phẩm:
Công ty kết hợp giữa y học cổ truyền phương Đông và công nghệ bào chế hiện đại, tạo ra dòng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn và hiệu quả.
- Chính sách giá cả:
Công ty thực hiện chính sách một giá trên toàn quốc. Ngoài ra, Công ty thực hiện các phương thức bán hàng linh động đối với khách hàng có doanh số lớn (kể cả nhà thuốc và người tiêu dùng) phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. Đối với thuốc phục vụ công tác xã hội, Công ty sẽ có chính sách giá riêng.
- Hệ thống phân phối:
Sản phẩm của Công ty được phân phối trực tiếp từ hệ thống phân phối và các chi nhánh của OPC hoặc thông qua hệ thống đại lý; công ty dược phẩm trung ương, địa phương; Bệnh viện (đa khoa, chuyên khoa, y học cổ truyền); trung tâm y tế, trạm y tế,.
Ngoài ra, Công ty đã có văn phòng đại diện tại Nga và hệ thống phân phối sản phẩm tại một số quốc gia như: Nga, Ukraina, Pháp, Singapore,.
- Chiến lược quảng bá thương hiệu:
+ Công ty đẩy mạnh việc tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, Chương trình Cảm ơn khách hàng,.
+ Công ty tài trợ các hoạt động xã hội như: Câu lạc bộ Người cao tuổi, xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa, quyên góp từ thiện, cấp phát thuốc phục vụ người nghèo,.
+ Công ty cũng giới thiệu OPC và các dòng sản phẩm trên báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, các bệnh viện, phòng y tế
43
quận huyện, hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc và trên các trang website OPC, website của các tổ chức trong và ngoài ngành.
+ Ngoài ra, Công ty còn phối hợp với các truờng Đại học, cao đẳng, trung cấp trong việc tổ chức cho các bạn sinh viên năm cuối các chuyên ngành y duợc, quản trị kinh doanh,.. có điều kiện tham quan, học tập, trang bị những kiến thức thực tế,
1.4.1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần dược Cửu Long
Là một Công ty lớn của ngành duợc phẩm, có thuơng hiệu tốt, tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Công ty Duợc Cửu Long trong giai đoạn 2009 - 2011 liên tục sụt giảm mạnh, từ mức 19,5% của năm 2009 xuống còn 2,25% năm 2011 cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả, sử dụng đòn bẩy tài chính cao kết hợp với lãi suất tăng mạnh và chính sách cổ tức chua phù hợp.
Đứng truớc những khó khăn tuởng chừng nhu bế tắc không giải quyết đuợc, Công ty cổ phần duợc Cửu Long đã có những giải pháp hợp lý để thoát khỏi tình trạng này.
Đầu tiên, Công ty đổi mới lại bộ máy quản lý. Tiếp đó khắc phục những khó khăn của giai đoạn đó thông qua các giải pháp:
- Tổ chức lại sản xuất, cơ cấu lại sản phẩm, nâng cao chất luợng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị truờng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
- Tăng cuờng công tác quản trị tài chính đúng quy định của pháp luật, chính xác, kịp thời, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Tổ chức lại hệ thống kinh doanh, củng cố và hoàn thiện các kênh phân phối, đầu tu phát triển nguồn nhân lực chất luợng cao.
44 - Nâng cao hiệu quả của khâu quản lý.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Tân An
- Với mục tiêu tăng doanh thu bán hàng: Công ty cần đào tạo để nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên bán hàng.
- Với mục tiêu giảm thực trạng bị chiếm dụng vốn do khách hàng trả chậm và nợ khó đòi: Công ty cần đẩy mạnh công tác thu hồi nợ phải thu từ khách hàng.
- Với mục tiêu giúp doanh nghiệp chủ động nguyên vật liệu sản xuất đầu
vào: Công ty cần ổn định nguyên vật liệu đầu vào bằng cách chủ động ký kết, liên kết các công ty nội địa cung cấp nguyên liệu sản xuất đầu vào ổn định và đầu tư, xây dựng các khu trồng nguyên liệu sản xuất đầu vào.
- Với mục tiêu giúp doanh nghiệp chủ động trong việc xác định giá thành
sản phẩm: Công ty cần hoàn thiện chính sách giá hợp lý bằng cách tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và thiết lập bộ phận chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu và định giá.
- Với mục tiêu giảm lượng hàng tồn kho: Công ty có thể áp dụng các giải
pháp sau:
+ Giảm giá thành sản phẩm để kích thích sức mua
+ Giảm bớt sản xuất các dòng dược phẩm có sức tiêu thụ chậm + Đa dạng hóa sản phẩm
+ Tăng chất lượng sản phẩm + Đẩy mạnh công tác Marketing
- Với mục tiêu tránh được tình trạng sản phẩm bị làm giả, làm nhái và có những sản phẩm đặc biệt khác với đối thủ cạnh tranh: Công ty cần đa dạng hóa sản phẩm theo cách đa dạng hóa đồng tâm, cụ thể là bổ sung các
45
dòng sản phẩm mới có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường bằng việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới.
- Với mục tiêu nâng cao chất lượng người lao động: doanh nghiệp cần có
được lực lượng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới mạnh, đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, cần nâng cao chất lượng lao động.
- Cuối cùng, với mục tiêu tăng sức cạnh tranh trên thị trường, Công ty cần kết hợp các giải pháp: đa dạng hóa sản phẩm theo hướng mở rộng dòng sản phẩm đặc trị bên cạnh dòng sản phẩm truyền thống, đẩy mạnh công tác Marketing và nâng cao chất lượng lao động.
Những mục tiêu của các bài học kinh nghiệm trên cũng chính là mục tiêu phát triển của Công ty Tân An. Do vậy, Công ty hoàn toàn có thể áp dụng những bài học này cho định hướng trong tương lai của mình.
46
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù rất chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế. Khi nghiên cứu vấn đề này, nguời nghiên cứu cần có một cái nhìn tổng thể về các khái niệm liên quan, tập hợp đuợc hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng nhu phân tích đuợc các nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là yếu tố góp phần quan trọng vào nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tổng hợp, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn luu động , các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định là cơ sở lí luận cơ bản để luận văn triển khai các nội dung ở Chuơng 2 sao cho nội dung nghiên cứu giải quyết đuợc các mục tiêu của Luận văn đã đuợc nêu ra truớc đó. Bên cạnh đó, phân tích các nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Duợc phẩm Tân An cũng là nội dung vô cùng quan trọng. Nội dung này phản ánh những tiềm lực, cơ hội và thách thức mà doanh đang sở hữu và đối diện. Cùng với việc học tập, nghiên cứu kinh nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở một số doanh nghiệp, khi đã có một cơ sở lí luận và thực tiễn chuẩn xác về năng lực của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp sẽ đua ra đuợc những giải pháp mang tính khả thi cao để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
47
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM TÂN AN
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM
2.1.1. Khái quát về thị trường dược phẩm ở nước ta trong những năm gần đây
Tại Việt Nam hiện nay, yêu cầu tăng cường chăm sóc sức khỏe cộng đồng, tăng cường đầu tư phát triển sản xuất và cung ứng dược phẩm đang mở ra những triển vọng to lớn cho ngành Dược.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp Dược Việt Nam ở mức đang phát triển, mức cao thứ 2 trong 4 mức độ xếp hạng sự phát triển ngành dược: Việt Nam đã có công nghiệp Dược_ nội địa, có sản xuất thuốc generic, xuất khẩu một số sản phẩm dược. Tuy nhiên, đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu, do đó có thể nói rằng công nghiệp Dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình thấp.
Theo số liệu của Business Monitor International - BMI, thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan, với doanh thu năm 2017 thị trường dược trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm trước và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới.
Chi tiêu cho tiêu dùng thuốc ngày càng gia tăng, do tăng trưởng kinh tế, đời sống đi lên, người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe...là những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng về doanh thu của thị trường dược phẩm trong nước.
Tốc độ tăng trưởng dự kiến khoảng 9,6%/năm trong giai đoạn 2015 - 2020, ở mức trung bình trong nhóm pharmerging. Đến năm 2020, mỗi người
48
Việt Nam sẽ tiêu thụ bình quân 50 USD tiền thuốc mỗi năm, so với mức 33 USD năm 2015 và so với mức bình quân 78 USD của 22 nuớc pharmerging.
Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị các bệnh tim mạch và ung buớu tiếp tục sẽ là ba nhóm duợc phẩm đuợc tiêu thụ nhiều nhất trong 5 năm sắp tới, do môi truờng không khí, nguồn nuớc và an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam đang gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Việt Nam đã kết thúc giai đoạn “dân số vàng” từ năm 2016, bắt đầu buớc vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2017. Đến năm 2050, có đến 21% dân số Việt Nam trên 65 tuổi, so với mức 7% hiện nay, dẫn tới nhu cầu tiêu dùng thuốc ngày càng tăng cao trong hơn 30 năm sắp tới.
Trong giai đoạn 2006 - 2017, khả năng sinh lời trong ngành ổn định, với biên lợi nhuận gộp bình quân từ 35% - 40%, biên lợi nhuận ròng bình quân 10%, ROE trong khoảng 10% - 15%. Tuy khả năng sinh lời này thấp hơn đáng kể so với các tập đoàn hàng đầu thế giới, nhung xấp xỉ với nhóm các doanh nghiệp lớn trong khu vực ASEAN.
Xu huớng toàn cầu hóa và dịch chuyển sản xuất sang các “công xuởng duợc phẩm mới” nhu Việt Nam, Indonesia... khiến việc nâng cấp lên các tiêu chuẩn sản xuất quốc tế nhu EU-GMP hay PIC/S- GMP là yêu cầu sống còn đối với các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong cả kênh OTC, ETC và xuất khẩu. ưu thế chủ đạo đến từ việc sản xuất duợc phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế (EU-GMP, PIC/S) tại Việt Nam đang có chi phí khá cạnh tranh, rẻ hơn Trung Quốc 20%, Ấn Độ 30%, Nhật Bản 40%.
Qua những đặc điểm nêu trên có thể xây dựng mô hình SWOT của ngành duợc Việt Nam trong những năm gần đây nhu sau:
- Điểm mạnh:
+ Có sẵn hệ thống phân phối, chi nhánh và mối quan hệ với các cơ sở điều trị tại địa phuơng.
49
+ Chi phí sản xuất thấp, cạnh tranh so với các nước khác (theo EU-GMP) nhờ nguồn lao động giá rẻ, chi phí xây dựng cơ bản và vận hành thấp, hạ tầng giao thông thuận tiện, chi phí xử lý môi trường, cấp phép và ưu đãi thuế cạnh tranh.
- Điểm yếu:
+ Có quá nhiều doạnh nghiệp cùng khai thác một thị trường, phát triển manh mún, thiếu quy hoạch và không có chiến lược dài hạn.
+ Đa số doanh nghiệp vẫn theo tiêu chuẩn sản xuất WHO - GMP, tiêu chuẩn này đã khá lạc hậu.
+ Năng lực R&D của hầu hết các doanh nghiệp ở mức yếu. + Hầu hết các nguyên liệu phải nhập khẩu
+ Các quy định pháp lý còn lỏng lẻo, đang trong giai đoạn tiếp thu và hoàn thiện.
+ Cơ quan quản lý thiếu hụt nguồn lực cả về số lượng lẫn chất lượng. - Cơ hội:
+ Mức tiêu thụ thuốc đầu người còn thấp so với khu vực và thế giới, dư địa tăng trưởng lớn trong 40 - 50 năm sắp tới.