Vốn là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp có thể vận hành sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên đó mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt được mục đích mà người bỏ vốn mong muốn. Vấn đề đặt ra có ý nghĩa tiếp theo là làm thế nào để sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả nhất.
Hiệu quả sử dụng vốn là sự gia tăng lợi nhuận trên một đồng vốn được sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả trước hết là điều kiện để doanh nghiệp bảo đảm đạt được lợi ích của các nhà đầu tư, người lao
26
động, của Nhà nước về mặt thu nhập và đảm bảo sự tồn tại phát triển của bản thân doanh nghiệp. Mặt khác, đây cũng là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn trên thị trường để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Hiện tại, trong cơ chế thị trường vẫn đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Thứ nhất, quan điểm của các nhà đầu tư:
Với các nhà đầu tư trực tiếp (các cổ đông, những người góp vốn): hiệu quả sử dụng vốn chính là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn cổ đông và chỉ số tăng giá cổ phiếu mà họ nắm giữ.
Với các nhà đầu tư gián tiếp (các cá nhân, tổ chức cho vay vốn): ngoài tỷ suất sinh lời của vốn vay, họ còn quan tâm đến sự bảo toàn giá trị thực tế của đồng vốn cho vay qua thời gian.
Với Nhà nước - chủ sở hữu về cơ sở hạ tầng, đất đai, tài nguyên môi trường, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng nghĩa với hiệu quả kinh doanh, đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế. Nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn được xác định thông qua tỷ trọng thu nhập mới tạo ra, tỷ trọng các khoản thu về ngân sách, số việc làm mới tăng thêm,... so với số vốn doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, dựa vào điểm hòa vốn: có một số quan điểm cho rằng: hiệu
quả sử dụng vốn khác với hiệu quả kinh doanh ở chỗ hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hòa vốn xác định. Tức là thu nhập bù đắp được toàn bộ số vốn bỏ ra, phần vượt trên điểm hòa vốn mới là thu nhập để làm cơ sở xác định hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ ba, dựa trên lợi nhuận kinh tế, một số nhà nghiên cứu lại cho
rằng: Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đã bỏ ra những chi phí được phản ánh vào giá thành sản phẩm nhưng còn một số chi phí khác
27
như: tiền lương của chủ doanh nghiệp, đất đai, nhà cửa, lợi thế của công ty, uy tín, chi phí cơ hội... của họ không được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Do đó:
Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế
Đây là quan điểm xác định hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh mang tính chất toàn diện, nhưng nó chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu hoặc quản lý, còn về mặt hạch toán cụ thể thì không thể xác định được rõ ràng tổng chi phí kinh tế.
Từ sự phân tích trên, theo tác giả, “Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là việc phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào (vốn cố định và vốn lưu động) của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí tiết kiệm nhất”.