Những thuận lợi và khó khăn trên thị trường dược phẩm hiện nay ảnh

Một phần của tài liệu 0408 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm tân an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 111)

ảnh hưởng đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Tân An

3.1.2.1. Những thuận lợi

- Mức tiêu thụ thuốc đầu người còn thấp so với khu vực và thế giới, dư địa tăng trưởng lớn trong 40 - 50 năm sắp tới.

Theo thống kê của BMI, chi tiêu bình quân dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD trong năm 2010 và tiếp tục tăng gần gấp đôi năm 2015, với 37,97 USD. Riêng trong năm 2017, chi tiêu bình quân cho thuốc của người Việt khoảng 56 USD/người (khoảng 1,3 triệu đồng).

Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm hơn 14% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì cho tới năm 2025. Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi, lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025.

- Việt Nam đã kết thúc giai đoạn “dân số vàng”, bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ người Việt Nam trên 65 tuổi chiến đến 21% vào năm 2050.

Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ so với mặt bằng chung của thế giới và so với các nước khác trong khu vực Châu Á. Cụ thể, đến hết năm 2016, theo

88

ước tính của World Bank, 6,9% dân số Việt Nam có độ tuổi trên 65%, thấp hơn so với mức 8,4% của thế giới và mức 9,8% của các nước khu vực Châu Á. Tuy nhiên, năm 2016 lại là năm kết thúc của chuỗi 6 năm dân số vàng trong lịch sử của Việt Nam. Đồng nghĩa với việc Việt Nam đã bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số khi tỷ lệ sinh ngày càng thấp, tỷ trọng nhóm dân số trẻ dưới 15 tuổi đã liên tục giảm trong 15 năm qua và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong hơn 30 năm sắp tới, thay vào đó là nhóm dân số già trên 65 tuổi ngày càng cao. Đến năm 2050, World Bank dự đoán nhóm dân số già của Việt Nam sẽ chiếm đến 21% cơ cấu dân số, trong khi nhóm dân số trẻ chỉ chiếm 17,2%. Điều này đồng nghĩa với việc chi tiêu cho y tế nói chung và dược phẩm nói riêng của nhóm dân số già tại Việt Nam sẽ liên tục tăng trong dài hạn.

- Tỷ lệ bệnh tật gia tăng nhanh ở nhóm ung thư, tim mạch và kháng sinh. Một số bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam đang có thói quen ăn uống tùy tiện, sinh hoạt không khoa học tạo mầm mống cho nhiều loại bệnh. Không những thế, khi mắc bệnh, họ còn tự chữa bệnh bằng tìm kiếm thông tin qua Internet, truyền miệng, kinh nghiệm, dẫn đến việc tùy tiện dùng thuốc không cần tư vấn bác sĩ, hoàn toàn tin vào dược sĩ nhà thuốc. Một số người vì muốn khỏi bệnh nhanh mà dùng liều cao, dùng thuốc cắt cơn hoặc dùng lại các toa thuốc cũ cho bệnh cũ hay chỉ dùng thuốc khi bệnh có chuyển biến xấu. Tất cả những điều này đã làm tỷ lệ bệnh tật gia tăng nhanh chóng ở nhóm ung thư, tim mạch và kháng sinh.

- Quá trình tài cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ, dịch chuyển từ số lượng sang chất lượng.

Tại Việt Nam, mô hình chuỗi nhà thuốc chỉ mới có khoảng 10 năm trở lại đây. Năm 2007, Phano Pharmacy là đơn vị tiên phong xây dựng mô hình chuỗi bán lẻ dược phẩm hiện đại. Sau đó, thị trường xuất hiện thêm một vài

89

cái tên khác như Phúc An Khang, Pharmacity, Vistar.. .Suốt 4-5 năm sau đó, các chuỗi nhà thuốc phát triển khá chậm về quy mô số lượng cửa hàng. Một trong những lý do được doanh nghiệp chia sẻ là người tiêu dùng chưa thực sự quen với mô hình bán lẻ dược phẩm mới. Nhưng 1-2 năm trở lại đây, thị trường bán lẻ dược phẩm theo chuỗi lại được người dùng chú ý. Đó là thời điểm nhiều tên tuổi mới cả trong và ngoài nước gia nhập, như Vistar, KU.DOS Pharmacy, Century Pharma. và gần đây nhất là sự tham gia của những ông chủ trái ngành.

Sau khi Thế Giới Di Động mua lại chuỗi dược phẩm Phúc An Khang, FPT Shop cũng đàm phán mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu (TP.HCM) và Trung Sơn tại Cần Thơ; Digiworld, Nguyễn Kim cũng bắn tin sẽ gia nhập thị trường. Các chuỗi nhà thuốc thay vì mở ồ ạt thì nay đã tập trung hơn về mặt nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống. Một số doanh nghiệp còn hướng đến mô hình tích hợp nhà thuốc với cửa hàng tiện lợi, để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Sự gia nhập của nhiều tân binh cộng với những dự báo đầy lạc quan của các hãng nghiên cứu thị trường, đã thực sự làm mảng bán lẻ dược phẩm nóng hơn bao giờ hết.

- Một số doanh nghiệp vượt trội đang mở rộng kinh doanh ra khu vực và thế giới.

Hiện nay đã có một số doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối các sản phẩm của mình ra khu vực và thế giới như Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ phẩn Dược Danapha, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu y tế Domesco, Công ty Cổ phần Dược - Thiết bị Y tế Bình Định,....Việc các công ty dược phẩm Việt Nam xuất khẩu thuốc ra nước ngoài là một bước tiến lớn trong ngành dược, là tiền đề, là sự khích lệ cho để các công ty khác cùng ngành mở rộng mạng lưới phân phối.

90

3.1.2.2. Thách thức

- Các quy định pháp lý và năng lực của cơ quan quản lý không thay đổi kịp theo biến động của thị truờng, hoặc chậm đuợc nâng cấp cải tiến.

Thông tu liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 (thay thế Thông tu liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC huớng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế) và Thông tu số 37/2013/TT-BYT ngày 11/11/2013 của Bộ Y tế (huớng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế thay thế cho Thông tu số 11/2012/TT-BYT). Hai thông tu này đã và đang tạo ra những tác động đáng kể.

Thứ nhất, chuẩn hóa quy trình đấu thầu và lập hồ sơ mời thầu, từ đó cải thiện việc tổ chức đấu thầu thuốc tại các bệnh viện, hạn chế tình trạng tham nhũng, móc ngoặt giữa bệnh viện và nhà thầu. Giảm bớt tình trạng loạn giá thuốc đấu thầu vào bệnh viện, giảm đuợc mặt bằng giá thuốc nhờ cơ chế đấu thầu chọn thuốc giá rẻ. Tiêu chí chính của chính sách này là “thuốc trúng thầu có giá rẻ nhất", từ đó tạo điều kiện cho các thuốc có chất luợng không rõ ràng vào bệnh viện, gây ảnh huởng đến việc thực hiện mục tiêu nâng cao chất luợng điều trị. Truờng hợp điển hình là vụ việc nhập thuốc giả và trúng thầu thuốc giả với quy mô lớn của CTCP VN Pharma trong năm 2014. Ngoài ra, để cạnh tranh về giá đấu thầu, nhiều doanh nghiệp trong nuớc đã sử dụng nhiều biện pháp chuyên môn nhu: thay đổi nguyên vật liệu với giá rẻ hơn (đồng nghĩa với chất luợng thấp hơn) hoặc dùng nguyên liệu gần hết hạn sử dụng (đuợc chiết khấu với tỷ lệ cao)... nhằm hạ giá thành sản xuất duợc phẩm. Hệ quả là nhiều doanh nghiệp có chất luợng thuốc tốt nhu IMP, Pymepharco, DBD... liên tục rớt thầu vào gói thầu số 3, thay vào đó là sự tăng truởng tích cực của nhóm doanh nghiệp ở phân khúc thấp hơn nhu DMC, DHT, LDP, OPC... trong giai đoạn 2011 - 2015.

91

Thứ hai, gián tiếp tác động đến các nhà sản xuất thuốc trong nuớc, thúc đẩy họ phải nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất từ mức phổ thông WHO-GMP lên các chuẩn mực quốc tế cao hơn nhu PIC/S-GMP, EU-GMP nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh khi đấu thầu vào bệnh viện cũng nhu gia tăng sức mạnh thuơng hiệu. Thống kê của chúng tôi cho thấy, có hơn 50% doanh nghiệp niêm yết đã thông qua kế hoạch đầu tu nâng cấp một dây chuyền/nhà máy lên các chuẩn cao hơn trong các kỳ đại hội cổ đông thuờng niên 2015 - 2016 vừa qua. Đây là tín hiệu tích cực nói chung cho nhóm ngành sản xuất duợc phẩm Việt Nam. Nhóm các doanh nghiệp đầu ngành nhu IMP, Pymepharco, DBD đang bắt đầu đẩy mạnh khai thác các gói thầu ở phân khúc chất luợng cao với mức độ cạnh tranh thấp.

Sự ra đời của 2 thông tu này nêu trên là đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển của ngành duợc phẩm Việt Nam, giúp ổn định thị truờng, thúc đẩy ngành công nghiệp duợc phát triển, công khai minh bạch thồng tin của các chủ thể tham gia đấu thầu để làm cơ sở cho việc giám sát, điều chỉnh. Tuy nhiên, do chỉ mới đuợc triển khai trong thời gian ngắn nên các quy định này còn nhiều kẽ hở, bất cập, ảnh huởng xấu đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp kinh doanh bài bản minh bạch và hoạt động điều trị của bệnh viện tuyến cuối tại các thành phố lớn. Sự kiện bỏ đấu thầu thập trung tại Tp.HCM cho thấy sự phân hóa và mất cân bằng lớn về nhu cầu tiêu thụ thuốc giữa các khu vực, tạo nên những tiền lệ/ngoại lệ đi nguợc lại các quy định chung áp dụng trên cả nuớc.

- Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nuớc với nhau và với các tập đoàn nuớc ngoài đang thâm nhập vào khâu sản xuất tại Việt Nam.

Theo báo cáo thống kê của Cục Quản lý duợc, đến ngày 17/05/2016, có tổng cộng 178 cơ sở sản xuất duợc phẩm đạt chuẩn WHO - GMP tại Việt Nam, tuơng ứng 162 nhà máy sản xuất thuộc 148 công ty. Ứng với dân số

92

khoảng 94 triệu dân vào cuối năm 2016, mỗi công ty duợc phẩm đang phục vụ bình quân gần 640.000 dân, xấp xỉ mỗi tỉnh có hơn 02 công ty duợc phẩm, trong đó tập trung nhiều nhất tại Tp.HCM và Hà Nội.

Các doanh nghiệp này có danh mục sản phẩm khá tuơng đồng do đặc tính lịch sử và do giới hạn về khả năng sản xuất, nghiên cứu các sản phẩm mới, chủ yếu tập trung vào các kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin, các loại thuốc giảm đau (paracetamol) hay kháng viêm (ibuprofen)... Thống kê dữ liệu năm 2016 cho thấy có đến gần 90/148 doanh nghiệp trong nuớc cùng sản xuất các loại thuốc kháng sinh, 72/148 sản xuất thuốc giảm đau, 69/148 sản xuất thuốc kháng viêm, 96/148 doanh nghiệp sản xuất các thuốc tim mạch.

Với các doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp đại chúng đã niêm yết, áp lực tăng truởng doanh thu từ các cổ đông (nhà nuớc, nuớc ngoài...) khiến doanh nghiệp phải duy trì tăng truởng ở mức cao, gia tăng sức ép cạnh tranh lên thị truờng.

Tồn tại sự phân hóa lớn về quy mô doanh nghiệp theo vùng miền, khi hầu hết các doanh nghiệp duợc phẩm lớn của Việt Nam, cả sản xuất lẫn phân phối đều nằm tại khu vực miền Nam (DHG, IMP, DMC, VMD, Phytopharma, Pymepharco, Mekophar DBD...), khiến mức độ cạnh tranh tại khu vực này khá khắt nghiệt, trong đó, cạnh tranh tại khu vực Tp.HCM là chủ yếu do thị truờng này chiếm đến 26% tổng mức tiêu thụ thuốc cả nuớc trong giai đoạn 2012 - 2015. Tại các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Miền Bắc (trừ Hà Nội), áp lực cạnh tranh thấp hơn do tính cục bộ địa phuơng với tình trạng một số ít doanh nghiệp duợc phẩm địa phuơng có thế mạnh riêng về mối quan hệ và mạng luới phân phối.

Trong giai đoạn 2014 - 2015, có 174 doanh nghiệp sản xuất duợc phẩm trong nuớc tham gia đấu thầu thuốc với tổng giá trị bình quân gần 14.000 tỷ

93

đồng, trong khi có đến hơn 930 doanh nghiệp, tập đoàn dược phẩm nước ngoài tham gia đấu thầu với tổng giá trị lên đến 24.000 tỷ đồng, chiếm hơn 63% tổng giá trị trúng thầu, đồng thời có sự phân hóa lớn giữa các nhóm bệnh tật, cho thấy sự cạnh tranh khắt nghiệt giữa nhóm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

- Khả năng bị thâu tóm bởi các tập đoàn dược phẩm nước ngoài để tận dụng giấy phép sản xuất có sẵn nhằm chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để cắt giảm chi phí.

Một phần của tài liệu 0408 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm tân an luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w