2.4.2.1. Những kết quả đạt được
Trong vòng 3 năm qua, với những nỗ lực của mình trong việc sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh, Công ty đã gặt hái đuợc nhiều thành công, cụ thể:
Một là, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng qua các năm. Qua số liệu phân tích từ Báo cáo tài chính của Công ty có thể thấy đuợc doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng dần qua các năm. Đặc biệt, doanh thu thuần năm 2017 tăng lên một cách đột biến (hơn 40%). Đây chính là minh chứng rõ nhất cho sự đồng lòng cùng cố gắng của toàn thể nhân viên Công ty.
Hai là, các chỉ số và hệ số tài chính có những tín hiệu thay đổi theo hướng tích cực.
> Chỉ số vòng quay hàng tồn kho tăng có ý nghĩa phuơng pháp tiêu thụ hàng hóa của Công ty hiện nay đã dần đạt đuợc thành công nhu mong đợi.
80
> Chỉ số vòng quay khoản phải thu tăng, độ dài vòng quay giảm xuống chứng tỏ công tác thu hồi công nợ của Công ty đang thay đổi theo xu huớng tích cực.
> Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời đều lớn hơn 1, chứng tỏ đuợc khả năng tự chủ về nguồn vốn và đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty.
Để đạt đuợc những kết quả trên thì ngoài nỗ lực của bản thân lãnh đạo và nhân viên Công ty, còn phải kể đến những thuận lợi đáng kể của các chính sách vĩ mô của chính Công ty tạo ra, đó là:
- Công ty có một bộ máy tổ chức quản lý hiệu quả, phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh. Điều này đuợc thể hiện ở cơ cấu các phòng ban chức năng của Công ty. Hệ thống này hoạt động một cách độc lập về công việc, nhiệm vụ nhung lại liên kết rất chặt chẽ với nhau về nghiệp vụ cũng nhu sự phối hợp về vận động.
- Trong năm 2017, Công ty đã huy động từ các thành viên của Hội đồng thành viên và tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng. Điều này cho thấy Công ty đã chú trọng đến nhu cầu vốn kinh doanh và tính an toàn trong kinh doanh, đây chính là nguồn vốn cần thiết bổ sung nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Về mạng luới phân phối của Công ty, năm 2017 đánh dấu mốc quan trọng khi hệ thống bán hàng của Công ty đã phủ sóng 63/63 tỉnh thành trong cả nuớc, ngoài các đơn vị trực thuộc sở y tế, Công ty có nhiều cơ hội hợp tác với các đơn vị tu nhân, các nhà thuốc và khách hàng lẻ tiềm năng khác. Điều này mở ra cơ hội nhằm tăng doanh thu bán hàng của Công ty.
2.4.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt đuợc, việc sử dụng vốn của Công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế cần phải thấy rõ. Các thành quả mà Công ty đạt đuợc chủ
81
yếu mới đảm bảo sự tăng trưởng về mặt lượng, về doanh thu, về quy mô lợi nhuận so với các năm trước đó; còn về chất, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.
> Những tồn tại cần khắc phục
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tỷ suất sinh lời vốn lưu động
có xu hướng giảm. Mặc dù độ dài vòng quay khoản phải thu và hàng tồn kho
được rút ngắn nhưng tỷ trọng khoản phải thu trung bình chiếm hơn 90% trên tổng tài sản ngắn hạn. Điều này phản ánh Công ty bị chiếm dụng vốn lớn, đây là vấn đề không hợp lý và các nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.
Thứ hai, tỷ suất sinh lời vốn cố định chưa cao và có xu hướng giảm là
do trong hai năm 2016, 2017, Công ty tiến hành đầu tư tài sản cố định và chưa thể tạo ra khoản lợi nhanh chóng mà Công ty sẽ phải trông đợi vào khoản lợi trong tương lai. Vì vậy, chưa thể kết luận Công ty đầu tư và sử dụng vốn cố định chưa hiệu quả mà chỉ có thể nói Công ty cần có chính sách sử dụng hiệu quả hơn nữa vốn cố định trong tương lai sao cho mức sinh lời cao hơn.
Thứ ba, tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lời doanh thu
biến động, năm 2016 tăng nhanh so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 lại
giảm là do năm 2016, lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ tăng nhanh hơn các chỉ số khác trong khi năm 2017, lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu và vốn chủ sở hữu.
Thứ tư, chi phí trong hoạt động kinh doanh có sự biến động. Năm
2015, tỷ lệ chi phí/doanh thu thuần ở mức 99,927%. Năm 2016, tỷ lệ này giảm xuống còn 99,867% nhưng đến năm 2017 lại tăng lên 99,881%.
Thứ năm, công tác hoạch định nhu cầu vốn nói chung và vốn lưu động
nói riêng của Công ty còn yếu, chưa xác định được đúng đắn nhu cầu vốn lưu
động thực sự cần được tài trợ. Nguồn khách hàng chính của Công ty là các đơn vị trực thuộc Sở y tế của các tỉnh thành trong cả nước, do đó không xác
82
định trước được khoảng thời gian tiền sẽ về. Chính vì thế, tại một số thời điểm, số tiền trong tài khoản của Công ty chưa đủ để đáp ứng cho việc thanh toán khi đến hạn cho các đối tác đầu vào.
Thứ sáu, việc thực hiện công tác phân tích tài chính bao gồm cả phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa thường xuyên, kịp thời,
đầy đủ. Phân tích tài chính công ty có vị trí quan trọng, cho phép các nhà
quản trị nắm rõ tình hình tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, cho biết những điểm yếu, điểm mạnh, trên cơ sở đó để đưa các quyết định, quản trị đúng đắn .Công tác phân tích tài chính Công ty chỉ mới dừng lại ở việc tính toán một số chỉ tiêu phân tích tài chính theo yêu cầu của việc lập báo cáo tài chính định kỳ mà Nhà nước quy định để cung cấp cho các cơ quan chức năng, chứ không có ý nghĩa nhiều đối với việc quản trị tại công ty.
> Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, Công ty chưa khai thác được triệt để các mối quan hệ tại các
địa bàn truyền thống. Mặc dù số lượng trúng thầu thuốc tại các địa bàn rất lớn nhưng thực tế đến thời điểm hết thầu cũ và chuyển qua thầu mới, các địa bàn đa số vẫn không dự trù đủ số lượng phân bổ. Khắc phục được hạn chế này sẽ góp phần tăng trưởng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.
Thứ hai, Công ty hiện đang tập trung chủ yếu vào mảng bán hàng trong
thầu, cung cấp thuốc cho các đơn vị trực thuộc sở y tế của các tỉnh thành trong cả nước mà chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường, quảng bá thương hiệu để tăng cường thêm mảng kê đơn, bán lẻ. Đây là một thị trường đầy tiềm năng để Công ty khai thác và nâng cao kết quả kinh doanh của mình.
83
Thứ ba, Công ty chưa có nhà máy sản xuất thuốc của riêng mình. Các
sản phẩm của Công ty đều được sản xuất qua các Công ty sản xuất thuốc, do đó Công ty phụ thuộc vào giá nguyên liệu và chi phí sản xuất thuốc do các đơn vị đó cung cấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty trong trường hợp chi phí sản xuất thuốc tăng lên khi giá các loại thuốc này đã được công bố trong kết quả trúng thầu, sẽ gây nên hiện tượng mất khả năng cung ứng thuốc, ảnh hưởng đến uy tín của Công ty.
Thứ tư, công tác lập kế hoạch sản xuất và cung ứng hàng của Công ty
còn chậm trễ, chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Với diện tích kho hàng hiện tại, Công ty đang áp dụng chính sách lập kế hoạch sản xuất và cung ứng thuốc dựa theo số lượng tiêu thụ bình quân thực tế theo từng mặt hàng. Tuy nhiên, ở một số thời điểm, do lượng tiêu thụ của một số mặt hàng có sự tăng lên đột biến so với các tháng trước đó, Công ty không chủ động được trong việc cung ứng hàng vì chưa có kế hoạch sản xuất đợt hàng mới. Trong khi đó, có một số mặt hàng đến một thời điểm, số lượng tiêu thụ sẽ bị giảm đi một cách nhanh chóng, không kịp tiêu thụ trước thời hạn sử dụng, dẫn đến việc phải hủy hàng cận date.
Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, nguyên nhân đến từ các đối tác đầu vào. Công ty chưa có nhà
máy sản xuất thuốc của riêng mình. Nguồn cung ứng hàng của Công ty hiện nay chủ yếu là từ các Công ty sản xuất thuốc nội địa, ngoài ra Công ty còn nhập khẩu ủy thác một số hàng hóa từ nước ngoài.
- Đối với các Công ty nội địa, nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất thuốc vẫn phải nhập khẩu về, do đó, số lượng và giá cả phụ thuộc vào mỗi lần nhập. Điều này dẫn đến tại một số thời điểm, nguồn nguyên liệu chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế hoặc giá cả nguyên liệu đầu vào tăng quá cao khiến cho giá vốn hàng bán cao hơn giá trúng thầu đã công bố làm chậm quá
84
trình sản xuất thuốc và cung ứng hàng cho Công ty. Mặt khác, vì số luợng hàng hóa mà Công ty cần sản xuất tuơng đối nhiều, do đó, tại một số thời điểm, các đối tác đầu vào chua sản xuất kịp hàng hóa, dẫn tới hiện tuợng khan hiếm hàng, không đủ hàng để cung ứng cho các đơn vị.
- Đối với các Công ty nhập khẩu ủy thác, do đặc thù là hàng hóa nhập khẩu trực tiếp từ nuớc ngoài nên giá cả của hàng hóa cũng biến động theo từng lần nhập về do ảnh huởng của tỷ giá. Ngoài ra, quá trình vận chuyển hàng cũng không thể tránh khỏi việc gây tổn hại đến hàng hóa nhu rơi vỡ, hu hỏng hàng.
Thứ hai, đối tuợng khách hàng chủ yếu của Công ty là các đơn vị trực
thuộc Sở y tế của các tỉnh thành trong cả nuớc, do đó công nợ đối với Công ty sẽ thanh toán qua quỹ bảo hiểm. Trong truờng hợp tại các tỉnh có xảy ra hiện tuợng “vỡ quỹ bảo hiểm” thì sẽ ảnh huởng nghiêm trọng đến việc thanh toán cho Công ty, có thể sẽ kéo dài thời gian thanh toán. Mặc dù các đơn vị đó có thiện chí thanh toán nhung do không có nguồn thanh toán nên gặp phải tình trạng do vuớng công nợ nên bị giảm xuất đơn hàng hoặc dừng xuất hàng, tát cả đều ảnh huởng đến hoạt động cung ứng thuốc của Công ty.
Những kết quả đạt đuợc và những hạn chế trong việc sử dụng vốn trong 3 năm vừa qua sẽ là căn cứ để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Duợc phẩm Tân An.
85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Giai đoạn 2015 - 2107, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Tân An đã từng bước được đẩy mạnh và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, thực tế việc sử dụng vốn kinh doanh vẫn chưa hiệu quả, còn nhiều hạn chế, cần tiếp tục nỗ lực khắc phục, hoàn thiện.
Trên cơ sở lý luận chung về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực dược phẩm, kết hợp với những phân tích đánh giá, tìm ra những nguyên nhân của thực trạng hoạt động, tác giả đã đưa ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Tân An. Đây là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm Tân An trong chương 3.
86
CHƯƠNG3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM TÂN AN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM TÂN AN ĐẾN NĂM 2025
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dượcphẩm Tân An đến năm 2025 phẩm Tân An đến năm 2025
Để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày một khó khăn với sự tham gia của hệ thống các công ty dược phẩm trong nước và quốc tế, Công ty TNHH Dược phẩm Tân An căn cứ vào các thông tin thị trường khu vực và trên thế giới, khả năng nội lực đã đề ra định hướng chiến lược với những mục tiêu cơ bản sau đây:
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý. Khi Công ty ngày càng phát triển, đòi hỏi về nguồn nhân lực cũng sẽ gia tăng. Do đó, bộ máy quản lý của Công ty cần tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo cho việc vận hành sản xuất kinh doanh được trôi chảy và đạt hiệu quả.
- Tiếp tục nâng cao uy tín, vị thế của Công ty nhằm tạo lợi thế trong việc mở rộng thị trường, chú trọng hơn thị trường kê đơn và thị trường bán lẻ khác.
- Đầu tư thêm công nghệ, thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc nghiên cứu các loại thuốc mới và thuốc generic đạt quy chuẩn.
- Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, lấy hiệu quả kinh tế là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của Công ty, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Công ty trở thành một Công ty cung cấp thuốc tân dược lớn mạnh.
87
- Hiện tại, năm 2017 đánh dấu bước đột phá khi doanh thu đạt 257 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng ở mức 40%. Cùng với những cơ hội mới từ việc mạng lưới bán hàng phủ sóng 63/63 tỉnh thành và định hướng mở rộng thêm thị trường kê đơn và bán lẻ khác, Công ty định hướng phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 40%/năm và doanh thu đạt từ 900 đến 1.000 tỷ đồng/năm, lợi nhuận sau thuế đạt từ 3 đến 5 tỷ đồng/năm, các sản phẩm thuốc của Công ty sẽ được phân phối đến tay người dân ở khắp các bệnh viện tại tất cả các địa bàn trên đất nước.
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trên thị trường dược phẩm hiện nayảnh hưởng đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Tân An ảnh hưởng đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Tân An
3.1.2.1. Những thuận lợi
- Mức tiêu thụ thuốc đầu người còn thấp so với khu vực và thế giới, dư địa tăng trưởng lớn trong 40 - 50 năm sắp tới.
Theo thống kê của BMI, chi tiêu bình quân dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD trong năm 2010 và tiếp tục tăng gần gấp đôi năm 2015, với 37,97 USD. Riêng trong năm 2017, chi tiêu bình quân cho thuốc của người Việt khoảng 56 USD/người (khoảng 1,3 triệu đồng).
Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm hơn 14% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì cho tới năm 2025. Chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi, lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025.
- Việt Nam đã kết thúc giai đoạn “dân số vàng”, bắt đầu bước vào giai đoạn già hóa dân số, tỷ lệ người Việt Nam trên 65 tuổi chiến đến 21% vào năm 2050.
Việt Nam có cấu trúc dân số trẻ so với mặt bằng chung của thế giới và so với các nước khác trong khu vực Châu Á. Cụ thể, đến hết năm 2016, theo
88
ước tính của World Bank, 6,9% dân số Việt Nam có độ tuổi trên 65%, thấp hơn so với mức 8,4% của thế giới và mức 9,8% của các nước khu vực Châu