3.3.1. Đối với Nhà nước
Thứ nhất, ban hành các chính sách nhằm tạo điều kiện đễ dàng cho
Công ty Tân An và các doanh nghiệp dược khác nhằm nâng cao khả năng liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư vào công nghiệp bao bì, sản xuất nguyên liệu làm thuốc để có thể chủ động trong khâu nguyên liệu khi ngành dược của chúng ta còn phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất.
Thứ hai, các chính sách, quy định về công nghệ, quy trình, chất lượng
của nhà nước phải công khai, minh bạch, cụ thể, ổn định và lâu dài để các doanh nghiệp yên tâm khi đầu tư.
Thứ ba, thiết kế các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù
hợp với các định hướng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập, đây là tất yếu khách quan vì phải tạo ra sự phù hợp với các thể chế thì mới mong có sự hòa nhập và phát triển.
108
Thứ tư, tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hóa
các dịch vụ công,...
Thứ năm, quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo
điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn: tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn.
Thứ sáu, tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của doanh nghiệp,
điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián
tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình.
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính
Trong giai đoạn hiện nay, để mở rộng và phát triển quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty luôn cần một lượng vốn lớn. Ngoài việc huy động vốn từ các nguồn lực bên trong, Công ty cũng rất cần huy động vốn từ các nguồn bên ngoài, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển khá mạnh mẽ, cho phép Công ty huy động vốn với chi phí hợp lý. Sau đây là một số giải pháp mà Bộ Tài chính có thể áp dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty huy động vốn:
Thứ nhất, ban hành một số chính sách ưu đãi đầu tư phát triển như
giảm lãi suất vay khi đầu tư vào trang thiết bị sản xuất, trợ giúp về vốn, cho phép tự sản xuất nguyên liệu kháng sinh tổng hợp.
Thứ hai, ban hành chính sách giảm thiểu các thủ tục vay vốn không cần
thiết để Công ty có thể chủ động vay vốn, nắm bắt cơ hội kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.3.3. Đối với Bộ Y tế
Thứ nhất, thành lập các Hiệp hội, tổ chức, liên minh,. để các doanh
109
mới để có thể đầu tư kịp thời, đúng lúc và tránh việc đầu tư trùng lặp giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Thứ hai, định hướng vĩ mô cho ngành dược, tránh thừa những loại
thuốc thông thường nhưng lại thiếu những loại thuốc dạng bảo chế đặc biệt, thuốc đặc trị.
Thứ ba, thành lập trung tâm nghiên cứu dược quốc gia, nâng cao nguồn
nhân lực, nhất là công nghiệp dược và công nghệ hóa dược.
Thứ tư, kiểm soát hệ thống lưu thông, phân phối trên thị trường, tránh
sự bất hợp lý giữa giá trị thực của thuốc với giá bán.
Thứ năm, xây dựng quy hoạch phát triển công nghiệp dược, bao gồm cả
mạng lưới và sản xuất chủng loại thuốc, thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển cơ sở sản xuất thiết bị phục vụ ngành dược. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực ngành dược, trong đó chú trọng đến nhân lực cho ngành công nghiệp dược ở các lĩnh vực sinh học, hóa dược, kháng sinh,... Đầu tư trang thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất thuốc, song song với xây dựng Viện nghiên cứu dược phẩm để có nhiều sản phẩm khoa học công nghệ dược phục vụ công nghiệp dược trong nước. Triển khai hoạt động hai trung tâm nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá thử tương đương sinh học của thuốc.
Cuối cùng, đẩy mạnh việc sản xuất thuốc trong nước, các loại thuốc Generic để cung cấp cho hệ thống y tế công lập. thuốc điều trị trong danh mục bảo hiểm y tế,.bảo đảm bán đúng giá trị thực, áp dụng tiêu chuẩn về thực hành tốt việc bảo quản và phân phối đối với các cơ sở bán lẻ trên thị trường. Đồng thời tăng cường xét duyệt nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký và nhập khẩu song song thuốc nước ngoài để hạn chế độc quyền nâng giá.
110
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích về thực trang sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm Tân An, tác giả đã nêu rõ những nguyên nhân tồn tại cần khắc phục ở chương 2.
Trong chương 3, luận văn đã được các hệ thống giải pháp cơ bản và các kiếm nghị đối với Chính Phủ, Bộ Tài chính, Bộ Y tế nhằm làm nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Dược phẩm Tân An.
111
KẾT LUẬN
Trong thời buổi kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động kinh doanh được quan tâm hàng đầu, trong đó vấn đề quản lý và sử dụng vốn hiệu quả là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các công ty trong giai đoạn hiện nay.
Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược phẩm Tân An, ta thấy được những năm qua, hoạt động sản xuất của Công ty đã có những bước phát triển vượt bậc, biểu hiện rõ nét qua sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, địa bàn kinh doanh. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những hạn chế trong quản lý và sử dụng nguồn vốn có những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Vì hiểu biết trong lĩnh vực còn nhiều hạn chế nên những giải pháp đưa ra chỉ mang tính chất gợi mở sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong các thầy cô trường Học Viện Ngân hàng và Ban lãnh đạo Công ty đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn công tác quản lý và sử dụng vốn ở Công ty ngày một tốt hơn, thích hợp hơn trong điều kiện hiện nay.
112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Begg (2007), “Kinh tế học”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
2. Công ty Cổ phần chứng khoán FPT (2017), “Báo cáo ngành dược phẩm ”,
Hà Nội.
3. Công ty TNHH Dược phẩm Tân An (2017), “Kỷ yếu 10 năm thành lập”, Hà Nội.
4. Công ty TNHH Dược phẩm Tân An (2015, 2016, 2017), “Báo cáo tài chính”, Hà Nội.
5. PGS.TS.NGUT Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS. Nghiêm Thị Thà (2015),
“Phân tích tài chính doanh nghiệp ”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
6. PGS.TS.NGUT Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS. Nghiêm Thị Thà (2017),
“Phân tích tài chính”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
7. Hà Thị Kim Duyên (2011), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng điện VNECO 8, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
8. Trần Thị Thu Hà (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần bất động sản Xây lắp dầu khí Việt Nam, Trường Học viện Tài Chính.
9. Đào Thị Thanh Huyền (2014), Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Traphaco, Trường Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.
10. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2012), “Tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản
Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. GS.TS. Đặng Thị Loan (2013), “Kế toán tài chính trong các doanh
nghiệp”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
113
12. TS Bùi Văn Vần, TS Vũ Văn Ninh (2013), “Tài chính doanh nghiệp”,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
13. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang (2013), “Phân tích báo cáo tài chính ”,
Nhà
xuất bản Tài chính, Hà Nội.
14. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2015), “Phân tích báo cáo tài chính”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
15. Trần Thị Huyền Trang (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại tập đoàn FPT, Truờng Học viện Tài chính.
16. TS. Lê Thị Xuân (2011), “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
Các website:
1. https://vnpca.org.vn/ Hiệp hội ngành duợc 2. https://www.gso.gov.vn/ Tổng cục Thống kê 3. http://vneconomy.vn/