Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng vốn ODA

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31)

1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Là các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả nguồn vốn ODA dựa trên sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, với sự thay đổi của các chỉ tiêu xã hội tổng thể. Các chỉ tiêu lượng hóa dùng để đánh giá là:

- Tăng trưởng GDP;

- Tăng mức GDP trên đầu người;

- Các chỉ số về xã hội: Tỷ lệ giảm nghèo, tỷ lệ biết đọc, biết viết, tỷ lệ tăng dân số, tuổi bình quân...;

- Khả năng hấp thụ và hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành; - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế..

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA theo ngành, chúng ta cũng dựa trên sự phát triển của toàn ngành, các chỉ tiêu chính phản ánh sự tăng trưởng của ngành trong kỳ đánh giá.

Để xác định tính hiệu quả của các kết quả đạt được, ta căn cứ: - Lợi ích về mặt xã hội mà dự án đem lại

- So sánh kết quả đầu ra với chỉ tiêu kế hoạch của ngành hàng năm - So sánh với các chỉ tiêu đạt được trước đây khi chưa có dự án

- Kết quả đầu ra so với tổng số vốn đầu tư, vốn đầu tư bỏ ra là thấp hay cao so với kết quả đạt được để từ đó kết luận là hiệu quả hay không hiệu quả.

1.2.2.2. Các chỉ tiêu định tính

Là các chỉ tiêu dùng để đánh giá khách quan một chương trình/dự án đang thực hiện hoặc đã hoàn thành từ khâu thiết kế (xây dựng dự án), tổ chức thực hiện (công tác lập kế hoạch, thực hiện đấu thầu...) và những thành quả

của dự án (kết quả giải ngân, tính bền vững của dự án, số đối tượng hưởng lợi của dự án...).

Mục đích của việc đánh giá hiệu quả là nhằm xác định tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động và tính bền vững của dự án. Việc đánh giá dự án nhằm cung cấp những thông tin hữu ích và đáng tin cậy, giúp cho Chính phủ nước tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ nắm được các thông tin quan trọng đầy đủ để có những quyết sách kịp thời và đưa ra những quyết định chính xác đối với các dự án đang thực hiện và rút ra những bài học bổ ích đối với các dự án sẽ thực hiện trong tương lai.

Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ở tầm vi mô tức là việc đánh giá các kết quả thực hiện của dự án có đạt được theo các mục tiêu ban đầu đã đề ra/ký kết trong Hiệp định giữa Chính phủ và nhà tài trợ hay không. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với một chương trình/dự án như được định nghĩa trong "Các nguyên tắc trong đánh giá nguồn hỗ trợ phát triển của Ủy ban hỗ trợ phát triển OECD”, bao gồm các tiêu chí:

Một là, tính phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà tài trợ.

Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình/dự án có phù hợp khi được triển khai tại khu vực/vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ đó có những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu và đáp ứng được nhu cầu đề ra.

Việc đánh giá tính phù hợp của dự án được thực hiện sau khi dự án được triển khai, và công tác này thường được thực hiện vào giai đoạn đầu và giữa kỳ của

chương trình/dự án.

một chương trình/dự án.

Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục tiêu như trong thiết kế/văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế/văn kiện với kết quả đạt được trên thực tế. Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo (nếu có).

Việc đánh giá này được được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ của dự án, trong đó việc đánh giá cuối kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả toàn diện của dự án.

Ba là, tính hiệu suất đo lường sản phẩm đầu ra - định lượng và định tính - liên quan đến các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là chương trình/dự án sử dụng ít

nguồn lực nhất có thể được để đạt được kết quả mong đợi. Hay nói cách khác là thông qua việc so sánh việc lựa chọn các yếu tố đầu vào nhưng vẫn đạt được kết quả đầu ra như mong đợi, đề thấy được quy trình thực hiện chương trình/dự án đã là

hợp lý nhất chưa.

Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được kết quả như mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thế nào? Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thế cần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các yếu tố đầu vào hợp lý nhất.

Hiệu suất của dự án thường được thực hiện thông qua công tác đánh giá giữa

kỳ và cuối kỳ của dự án và cùng với việc đánh giá tính hiệu quả của dự án.

Bốn là, tính tác động là những chuyển biến tích cực và tiêu cực do sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, có chủ ý hoặc không chủ ý, của việc thực hiện chương trình/dự án tạo ra. Nó cho thấy những tác động và ảnh hưởng đối với

Tính tác động của dự án không thể đo lường ngay khi dự án kết thúc, do đó người ta thường đánh giá nó sau khi dự án đã kết thúc từ 3 - 5 năm, khi đó mới có thể thấy được dự án có những tác động gì đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực thực hiện dự án và xung quanh.

Năm là, tính bền vững: Xem xét những lợi ích của việc thực hiện chương trình/dự án sẽ được duy trì sau khi kết thúc nguồn tài trợ như thế nào cả về mặt tài chính và môi trường.

Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những hoạt động/hiệu quả/tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án không còn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác có tiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không?

Hoạt động này được thực hiện khi dự án kết thúc và xem xét cùng với công tác đánh giá tác động của dự án.

1.3CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 1.3.1 Nhân tố khách quan

+ Mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nhà tài trợ: Trong từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chiến lược mà nhà tài trợ xác định tập trung vào khu vực nào, quốc gia nào, theo phương thức nào, tập trung vào lĩnh vực nào. Nếu mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nước tài trợ thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiếp nhận về cả cơ cấu nguồn vốn ODA và cơ chế chính sách quản lý.

+ Các chính sách quy chế của nhà tài trợ: Mỗi nhà tài trợ đều có chính sách quy chế riêng yêu cầu các nước nhận viện trợ tuân thủ khi sử dụng vốn ODA của họ. Các thủ tục khác cơ bản ở các lĩnh vực khác nhau. Chính các thủ tục này gây khó khăn trong quá trình thực hiện dự án của các đơn vị nhận viện trợ dẫn đến tiến độ chậm trễ, giảm hiệu quả sử dụng vốn ODA.

xảy ra phía nhà tài trợ. Khi có những sự biến động bất thường thì chính sách và

các quy định về quản lý ODA cũng có thể thay đổi dựa vào những đánh giá về

khoản ODA đã thực hiện trong thời gian qua của từng nhà viện trợ. Các yếu tố

về tăng trưởng kinh tế, lạm phát thất nghiệp hay thay đổi chính trị từ phía

nhà tài

trợ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ phát triển đối với các nước khác, trực tiếp

ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Việt Nam. Chẳng hạn, các quốc

gia cung cấp ODA gặp khủng hoảng kinh tế làm giảm mức cam kết ODA hàng

năm. Ngoài ra, sự thay đổi về chính trị sẽ làm thay đổi các chính sách thủ

tục về

vốn ODA ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA.

+ Bầu không khí quốc tế và sự phát triển các mối quan hệ kinh tế, chính trị giữa hai phía tài trợ và nhận tài trợ. Nếu bầu không khí và mối quan hệ này mà mang tính tích cực thì sẽ tạo thuận lợi cho việc giữ vững và mở rộng quy mô nguồn vốn ODA và cả đối với việc hài hoà thủ tục giữa hai bên và ngược lại.

+ Môi trường cạnh tranh: tổng lượng ODA trên thế giới đang ngày càng giảm khi nhu cầu tại các nước đang phát triển lại càng tăng. Chính vì thế, các nước đang phát triển cạnh tranh khốc liệt để tranh thủ được vốn ODA. Vì vậy, để thu hút vốn ODA, Việt Nam cần có những biện pháp kịp thời nâng cao trình độ năng lực quản lý điều phối quản lý thực hiện hiệu quả nguồn vốn này.

1.3.2 Nhân tố chủ quan

+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Đó là hàng lang pháp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Nếu các văn bản này ổn định và phù hợp sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và nguợc lại.

+ Năng lực tài chính của nuớc tiếp nhận viện trợ cần ở mức nhất định để đảm bảo vốn đối ứng trong nuớc với các khoản tiếp nhận nguồn vốn ODA. Ngoài ra, đối tuợng nhận viện trợ cần có luợng vốn ngân sách ban đầu không nhỏ cho công tác chuẩn bị các chuơng trình dự án. Quá trình chuẩn bị thực hiện các dự án tốt thì hiệu quả sử dụng vốn ODA càng nâng cao.

+ Các điều kiện có liên quan đến năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ hay tốc độ phát triển qua từng thời kỳ. Các cán bộ thực hiện chuơng trình dự án ODA cần có năng lực về đàm phán ký kết dự án, triển khai thực hiện dự án, kiến thức chuyên môn về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ,.... để tuân thủ không chỉ quy định của Việt Nam, của Bộ mà còn tuân thủ các quy định, huớng dẫn của nhà tài trợ. Ngoài ra, cán bộ cần có đạo đức có trách nhiệm trong quản lý sử dụng hiệu quả vốn ODA. Hơn nữa, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cả nguời dân về nguồn vốn ODA cũng đóng vai trò là các nhân tố có ảnh huởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA này của bên nhận tài trợ.

+ Sự tham gia của các bên liên quan: Các chuơng trình dự án cần có sự tham gia rộng khắp của các ngành, các cấp và chỉ đạo sát sao đối với toàn bộ giai đoạn của dự án. Sự tham gia tích cực của bên liên quan đặc biệt là các đối tuợng thụ huởng trong quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát sẽ đảm bảo nguồn lực sử dụng công khai minh bạch, tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.

+ Theo dõi kiểm tra và giám sát thực hiện dự án: các dự án sử dụng vốn ODA cần theo dõi đánh giá giám sát dự án thuờng xuyên để giải quyết kịp

thời các vấn đề và chỉ dẫn cho hoạt động của các dự án theo đúng hướng mục tiêu. Đó cũng là bài học kinh nghiêm cho các giai đoạn sau hay chương trình dự án khác.

1.4KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước

1.4.1.1 Trung Quốc

Kinh nghiệm của Trung Quốc: Luôn gắn sử dụng vốn ODA với chương trình dự án, chuyên nghiệp hoá (thuê tư vấn) trong việc khảo sát, đưa ra ý tưởng, lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi; thuê tư vấn thẩm định dự án.

Chủ động trong sử dụng vốn ODA đem lại hiệu quả khi nó được sử dụng có trọng tâm, trọng điểm. Vốn ODA được sử dụng phải gắn với từng chương trình, dự án cụ thể có nghĩa là nó được sử dụng để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tất cả các dự án được thực hiện thì mục tiêu chiến lược sử dụng vốn ODA cũng sẽ được thực hiện. Mặt khác, khi sử dụng vốn ODA theo dự án thì nó có những chuẩn mực nhất định để lựa chọn ra được những dự án đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng vốn ODA.

1.4.1.2 TháiLan

Thái Lan là nước có nền kinh tế năng động và có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan tương đối thành công trong việc sử dụng vốn ODA và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các nước khác trong đó có Việt Nam. Cụ thể như sau :

- Sử dụng ODA có trọng tâm : Phần vốn ODA không hoàn lại thì Chính phủ sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như : giáo dục, y tế, nông nghiệp nông thôn... Phần vốn vay ưu đãi dùng để đầu tư cho hạ tầng kinh tế như : giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng...

QLDA sử dụng thông tin hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của các bộ phận chuyên trách ); Ở cấp ngành ( sử dụng dữ liệu theo dõi giúp hệ thống Hỗ trợ quyết định ); và ở cấp Trung uơng ( tại các cơ quan xúc tiến đầu tu Thái Lan

sử dụng dữ liệu theo dõi để điều tiết các loại đầu tu ); Cơ quan quản lý nợ công thuộc Bộ tài chính : Thông qua việc xếp hạng theo dõi để xác định các dự án cần cải thiện công tác quản lý. Ở Thái Lan công tác quản lý dự án đầu tu đuợc thực hiện theo luật đầu tu, quản lý dự an ODA theo Luật vay nợ Chính phủ. Công tác theo dõi đánh giá dự án đuợc thực hiện theo đúng Quy định ở tất cả các cấp và tuân thủ chế tài thực hiện nghiêm ngặt.

- Tính toán cụ thể nhu cầu vốn vay, xác định mức vay tối đa trong một năm để tránh sa lầy trong nợ nần. Chính phủ Thái Lan quy định mức vay tối đa trong một năm không vuợt quá 10% kế hoạch thu Ngân sách của Chính phủ và không vuợt quá 25% số du nợ do Bộ Tài chính đứng ra vay. Mức trả nợ bằng 9% Kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi Ngân sách hàng năm.

- Quản lý dự án đầu tu một cách có hiệu quả. Tăng cuờng với công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA. Do đó, nhiều dự án có thể huy động đuợc cho các Quyết định mở rộng, nhiều dự án đuợc JICA làm luận chứng và JBIC cho vay vốn.

- Quy trình quản lý và đào tạo Kỹ năng quản lý cũng nhu những vấn đề làm tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA.

1.4.1.3 Malaysia

Trong việc phân cấp quản lý ODA, Malaysia có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.

Giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ và có chung một quan điểm là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết. Những hợp phần nào trong dự án khó thực hiện, Chính phủ

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w