+ Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Đó là hàng lang pháp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Nếu các văn bản này ổn định và phù hợp sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và nguợc lại.
+ Năng lực tài chính của nuớc tiếp nhận viện trợ cần ở mức nhất định để đảm bảo vốn đối ứng trong nuớc với các khoản tiếp nhận nguồn vốn ODA. Ngoài ra, đối tuợng nhận viện trợ cần có luợng vốn ngân sách ban đầu không nhỏ cho công tác chuẩn bị các chuơng trình dự án. Quá trình chuẩn bị thực hiện các dự án tốt thì hiệu quả sử dụng vốn ODA càng nâng cao.
+ Các điều kiện có liên quan đến năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ hay tốc độ phát triển qua từng thời kỳ. Các cán bộ thực hiện chuơng trình dự án ODA cần có năng lực về đàm phán ký kết dự án, triển khai thực hiện dự án, kiến thức chuyên môn về pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ,.... để tuân thủ không chỉ quy định của Việt Nam, của Bộ mà còn tuân thủ các quy định, huớng dẫn của nhà tài trợ. Ngoài ra, cán bộ cần có đạo đức có trách nhiệm trong quản lý sử dụng hiệu quả vốn ODA. Hơn nữa, nhận thức của cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và cả nguời dân về nguồn vốn ODA cũng đóng vai trò là các nhân tố có ảnh huởng rất nhiều đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA này của bên nhận tài trợ.
+ Sự tham gia của các bên liên quan: Các chuơng trình dự án cần có sự tham gia rộng khắp của các ngành, các cấp và chỉ đạo sát sao đối với toàn bộ giai đoạn của dự án. Sự tham gia tích cực của bên liên quan đặc biệt là các đối tuợng thụ huởng trong quá trình chuẩn bị, tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát sẽ đảm bảo nguồn lực sử dụng công khai minh bạch, tránh thất thoát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA.
+ Theo dõi kiểm tra và giám sát thực hiện dự án: các dự án sử dụng vốn ODA cần theo dõi đánh giá giám sát dự án thuờng xuyên để giải quyết kịp
thời các vấn đề và chỉ dẫn cho hoạt động của các dự án theo đúng hướng mục tiêu. Đó cũng là bài học kinh nghiêm cho các giai đoạn sau hay chương trình dự án khác.
1.4KINH NGHIỆM HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 1.4.1. Kinh nghiệm của các nước
1.4.1.1 Trung Quốc
Kinh nghiệm của Trung Quốc: Luôn gắn sử dụng vốn ODA với chương trình dự án, chuyên nghiệp hoá (thuê tư vấn) trong việc khảo sát, đưa ra ý tưởng, lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi; thuê tư vấn thẩm định dự án.
Chủ động trong sử dụng vốn ODA đem lại hiệu quả khi nó được sử dụng có trọng tâm, trọng điểm. Vốn ODA được sử dụng phải gắn với từng chương trình, dự án cụ thể có nghĩa là nó được sử dụng để thực hiện những mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Khi tất cả các dự án được thực hiện thì mục tiêu chiến lược sử dụng vốn ODA cũng sẽ được thực hiện. Mặt khác, khi sử dụng vốn ODA theo dự án thì nó có những chuẩn mực nhất định để lựa chọn ra được những dự án đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng vốn ODA.
1.4.1.2 TháiLan
Thái Lan là nước có nền kinh tế năng động và có tốc độ phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Thái Lan tương đối thành công trong việc sử dụng vốn ODA và để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho các nước khác trong đó có Việt Nam. Cụ thể như sau :
- Sử dụng ODA có trọng tâm : Phần vốn ODA không hoàn lại thì Chính phủ sử dụng xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội như : giáo dục, y tế, nông nghiệp nông thôn... Phần vốn vay ưu đãi dùng để đầu tư cho hạ tầng kinh tế như : giao thông, thông tin liên lạc, năng lượng...
QLDA sử dụng thông tin hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng của các bộ phận chuyên trách ); Ở cấp ngành ( sử dụng dữ liệu theo dõi giúp hệ thống Hỗ trợ quyết định ); và ở cấp Trung uơng ( tại các cơ quan xúc tiến đầu tu Thái Lan
sử dụng dữ liệu theo dõi để điều tiết các loại đầu tu ); Cơ quan quản lý nợ công thuộc Bộ tài chính : Thông qua việc xếp hạng theo dõi để xác định các dự án cần cải thiện công tác quản lý. Ở Thái Lan công tác quản lý dự án đầu tu đuợc thực hiện theo luật đầu tu, quản lý dự an ODA theo Luật vay nợ Chính phủ. Công tác theo dõi đánh giá dự án đuợc thực hiện theo đúng Quy định ở tất cả các cấp và tuân thủ chế tài thực hiện nghiêm ngặt.
- Tính toán cụ thể nhu cầu vốn vay, xác định mức vay tối đa trong một năm để tránh sa lầy trong nợ nần. Chính phủ Thái Lan quy định mức vay tối đa trong một năm không vuợt quá 10% kế hoạch thu Ngân sách của Chính phủ và không vuợt quá 25% số du nợ do Bộ Tài chính đứng ra vay. Mức trả nợ bằng 9% Kim ngạch xuất khẩu hoặc 20% chi Ngân sách hàng năm.
- Quản lý dự án đầu tu một cách có hiệu quả. Tăng cuờng với công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA. Do đó, nhiều dự án có thể huy động đuợc cho các Quyết định mở rộng, nhiều dự án đuợc JICA làm luận chứng và JBIC cho vay vốn.
- Quy trình quản lý và đào tạo Kỹ năng quản lý cũng nhu những vấn đề làm tăng hiệu quả sử dụng vốn ODA.
1.4.1.3 Malaysia
Trong việc phân cấp quản lý ODA, Malaysia có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.
Giữa các cơ quan này có sự phối hợp chặt chẽ và có chung một quan điểm là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ban quản lý dự án để thực hiện các dự án đúng tiến độ, áp dụng các thủ tục trình duyệt nhanh gọn nhằm giảm bớt phí cam kết. Những hợp phần nào trong dự án khó thực hiện, Chính phủ
Malaysia chủ động đề nghị với nhà tài trợ hủy bỏ hợp phần đó.
Hiện nay, Malaysia áp dụng khá thành công công nghệ thông tin trong công tác theo dõi, giám sát các cơ quan liên quan đến quản lý vốn ODA bằng cách đua toàn bộ các đề nghị thanh toán lên mạng. Nhờ cách quản lý minh bạch nhu vậy, nên Malaysia trở thành một trong những điểm sáng về chống tham nhũng.
Bên cạnh đó, việc phân cấp tốt trong quản lý tài chính cũng là một lý do tạo nên sự thành công của Malaysia trong việc thu hút, quản lý và sử dụng ODA. Những vuớng mắc trong quá trình thực hiện dự án tại Malaysia cũng đuợc giải quyết ngay tại các bang, do ban công tác phát triển bang và hội đồng phát triển quận, huyện xử lý, chứ không phải trình lên tận Chính phủ, hay các bộ chủ quản. Sự phân cấp này trong quá trình thực hiện dự án sẽ giúp cho tiến độ dự án không bị ngung trệ vì chờ phê duyệt. Các đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp với chủ dự án khi có bất cứ sai sót nào xảy ra trong quá trình thanh tra. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng nhu vậy không những nâng cao hiệu quả của đồng vốn ODA, mà còn giúp nâng cao trình độ quản lý của các cán bộ ở cấp địa phuơng.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân khác dẫn tới thành công trong quản lý và sử dụng ODA ở Malaysia, Đó là :
- Sự phối hợp giữa nhà tài trợ và nuớc nhận viện trợ trong trong hoạt động kiểm tra, giám sát các dự án ODA, mà nội dung đánh giá tập trung chủ yếu vào việc so sánh hiệu quả của dự án với kế hoạch, chính sách và chiến luợc, nâng cao công tác thực hiện và chú trọng vào kết quả.
- Có sự tham gia của khu vực tu nhân vào thực thi dự án đặc biệt trong các dự án kết cấu hạ tầng, năng luợng và công nghiệp.
- Đặc biệt là văn hóa chịu trách nhiệm của các cán bộ quản lý ở Malaysia.
Malaysia còn đánh giá cao sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ để tăng cuờng năng lực con nguời thông qua các lớp đào tạo. Malaysia chua có
phương pháp giám sát chuẩn mực, song chính vì vậy rất chú trọng vào công tác theo dõi, đánh giá. Kế hoạch theo dõi và đánh giá được xây dựng từ lập kế hoạch dự án và trong lúc triển khai
1.4.1.4 Ba Lan
Ba Lan, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, nước này đã tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Chính phủ Ba Lan cho rằng việc giao cho các bộ phận hành chính thực hiện dự án ODA là không thích hợp, và cơ sở luật pháp rõ ràng và chính xác là điều kiện để kiểm soát và thực hiện thành công các dự án ODA.
Ba Lan cũng đề cao hoạt động phối hợp với đối tác viện trợ. Nhà tài trợ có thể yêu cầu nước nhận viện trợ thiết lập hoặc sửa đổi hệ thống thể chế và hệ thống luật pháp. Ba Lan đặc biệt chú trọng công tác kiểm soát và kiểm toán, cho rằng kiểm tra và kiểm toán thường xuyên không phải để cản trở mà là để thúc đẩy quá trình dự án.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm sử dụng vốn ODA rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, đảm bảo tính chủ động trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng
ODA:
Indonesia đã từng phải trả giá cho những hạn chế trong nhận thức về tiếp nhận ODA, từ đó dẫn đến hai xu hướng tiêu cực: Để cho các đối tác nước ngoài thông qua các dự án ODA áp đặt các điều kiện tiên quyết nhằm gián tiếp hoặc trực tiếp gây ảnh hưởng tới công việc nội bộ của quốc gia; Chấp nhận cả những dự án ODA không có tính khả thi, dẫn đến tăng nợ nước ngoài mà không đem lại lợi ích gì cho đất nước. Đây thực sự là điều đáng phải chú ý vì thực tế ở nước ta hiện nay cũng có lúc, có nơi do yếu kém về nhận thức hoặc do các nguyên nhân khác đã chạy đua “xin” dự án ODA bằng mọi giá.
Bên cạnh đó, cần tăng cường tính chủ động trong tiếp nhận ODA. Thực chất vốn ODA là sự ưu đãi của đối tác nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế dành cho các nước có nền kinh tế kém phát triển hơn, vì thế nước tiếp nhận
viện trợ cũng có thể mạnh dạn đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản không hợp lý và đi nguợc lại lợi ích của quốc gia.
Thứ hai, có cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ các dự án ODA
Từ thực tiễn quản lý ODA ở Malaysia và Indonesia, việc thu hút ODA không khó bằng việc quản lý và sử dụng hiệu quả ODA. Nếu không có cơ chế quản lý và giám sát nghiêm ngặt đối với các dự án ODA, thì sẽ dẫn đến tình trạng dự án chậm tiến độ, sử dụng nguồn vốn lãng phí, tình trạng tham nhũng xuất hiện và chất luợng các dự án ODA không cao.
Công tác quản lý, giám sát phải đuợc tiến hành thuờng xuyên, liên tục qua hình thức kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất nhằm kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và điều uớc quốc tế về ODA.
Đánh giá dự án có thể đuợc tiến hành vào các thời điểm khác nhau của dự án nhu đánh giá ban đầu đuợc tiến hành ngay sau khi bắt đầu thực hiện dự án; đánh giá giữa kỳ vào giữa thời gian thực hiện chuơng trình, dự án; đánh giá kết thúc tiến hành ngay sau kết thúc dự án. Thêm vào đó, việc đánh giá dự án phải đuợc tiến hành bởi các chuyên gia độc lập đuợc thuê tuyển, có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết. Hãy để việc đánh giá thực sự dựa trên yếu tố chất luợng.
Kiểm toán là một công việc quan trọng để tăng tính giải trình, tính công khai và minh bạch của chủ đầu tu, ban quản lý dự án để xem xét việc sử dụng vốn ODA có tuân thủ những quy định về mua sắm công, định mức chi phí quản lý dự án... hay không?
Thứ ba, tăng cường công tác phân cấp trong quản lý ODA
Việt Nam nên học tập kinh nghiệm của cả hai nuớc Malaysia và Indonesia về việc huy động sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ (xã hội dân sự) vào quá trình thu hút, quản lý và sử dụng ODA (cụ thể là thu hút sự
tham gia của các viện nghiên cứu). Thêm vào đó, việc phân cấp quản lý phải có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý để mỗi cấp quản lý thấy đuợc nghĩa vụ và quyền lợi, cũng nhu dám chịu trách nhiệm truớc những sai sót do mình gây ra.
Thứ tư, thận trọng tiếp nhận các nguồn vay ODA
Bài học kinh nghiệm của Malaysia cho thấy, nuớc này chỉ vay ODA cho các dự án thật sự cần thiết, có mục tiêu đã đuợc xác định là uu tiên và ngân sách trong nuớc không huy động đuợc. Mặt khác, cần tăng cuờng năng lực các cơ quan của Chính phủ trong việc quản lý các nguồn ODA, từ khâu thu hút đến khâu sử dụng, tuyệt đối tránh tham nhũng, lãng phí, bởi ODA cũng là một nguồn của ngân sách nhà nuớc.
Rõ ràng cần phải thấy, về thực chất: vốn ODA là vốn vay, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi, nhung là vốn vay dài hạn cho đầu tu phát triển, thời gian hoàn trả dài (thuờng là 20-30-40 năm) và có thời gian ân hạn (từ 10-12 năm). Chính phủ nuớc tiếp nhận vốn ODA vừa phải quản lý và sử dụng vốn ODA theo quy định của pháp luật nuớc mình (Luật Tài chính công, Luật Ngân sách Nhà nuớc, Luật đầu tu và các luật khác có liên quan), vừa phải theo quy định của Nhà tài trợ theo điều uớc quốc tế đuợc ký kết và chịu sự quản lý, giám sát của cả hai bên. Nên việc tiếp nhận, sử dụng và quản lý nguồn vốn này cần phải thận trọng, linh hoạt kết hợp với chính sách quản lý đúng đắn thì mới có thể đạt đuợc hiệu quả tích cực đúng nhu bản chất vốn dĩ mà mỗi quốc gia mong muốn khi nhận nguồn vốn tài trợ này.
Thứ năm, chống tham nhũng
Tăng cuờng thanh tra, kiểm toán. Thanh tra kiểm toán phải tiến hành thuờng xuyên, dựa trên hệ thống kiểm toán nội bộ, thuê các tổ chức kiểm toạn chuyên nghiệp độc lập để tiến hành. Minh bạch thông tin trong mua sắm công. Đảm bảo việc công bằng tiếp cận thông tin cho các bên tham gia dự đấu thầu. Quy định rõ trách nhiệm cho cá nhân trong công tác quản lý dự án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
•
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) là một trong những nguồn vốn quan trọng đuợc huy động từ nuớc ngoài. Đây là nguồn vốn cần thiết cho nhiều dự án đầu tu của chính phủ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các nuớc đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nguồn vốn ODA vẫn tồn tại các rủi ro và các điều kiện ràng buộc từ nhà tài trợ. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA phụ thuộc vào rất nhiều nhận tố nhu khung pháp lý, khả năng hấp thụ vốn của nuớc nhận viện trợ và các điều kiện của nuớc viện trợ. Từ những kinh nghiệm trong sử dụng vốn ODA ở các nuớc sẽ rút ra bài học về sử dụng nguồn vốn ODA sao cho hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đua