Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 102 - 104)

Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thu hút vốn ODA cho phát triển kinh tế và sử dụng vốn một cách có hiệu quả.

Khi đã đi vay mượn, điều bắt buộc mà người vay mượn nào cũng phải chịu là phải chấp nhận các điều khoản ràng buộc do bên vay đưa ra. Nếu không muốn thực hiện các điều khoản ràng buộc này, tốt nhất là chọn con đường huy động các nguồn vốn trong nước, không nên đi vay. Do vậy, một khi chấp nhận vốn vay ODA, bắt buộc phải tuân thủ theo các quy định với nhiều điều kiện ràng buộc rất sâu. Chính điều này đôi lúc phía Việt Nam có cảm giác mất đi tính tự chủ trong các quyết định lựa chọn. Vì vậy, trong quá trình ký kết, Chính phủ cần làm rõ các điều khoản và thương lượng, tạo thuận lợi sau này sẽ thực thi .

những chỉ đạo cần thiết đối với các Bộ/ ngành tiến hành sửa đổi, bổ sung những văn bản hiện hành liên quan đến vốn ODA, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất với thủ tục của các nhà tài trợ trong tất cả các khâu thực hiện dự án. Đồng thời cần thiết lập cơ chế tạo điều kiện cho nhà tài trợ phối hợp với nhau một cách có hệ thống trong khâu chuẩn bị dự án để tránh trùng danh mục đầu tư. Chính phủ cần có danh sách dự án đang triển khai cung cấp cho nhà tài trợ để các nhà tài trợ thảo luận về mục đầu tư sao cho hiệu quả nhất. Chính phủ cần có chỉ đạo thống nhất đồng bộ văn bản liên quan đến vốn ODA so với thủ tục của nhà tài trợ, cần giảm bớt các thủ tục hành chính, phân trách nhiệm đến từng cấp trên cơ sở quản lý chặt đầu vào và đầu ra. Việc đồng bộ hóa văn bản chi tiết theo các lĩnh vực và nội dung đầu tư đảm bảo tính nhất quán của văn bản đồng thời hài hòa với thông lệ quốc tế, thủ tục của nhà tài trợ, tránh trường hợp chậm trễ triển khai dự án do mâu thuẫn trong quy định của hai bên.

Các dự án cho vay tạo gánh nặng nợ lớn cho tương lai nên các dự án cần tăng cường công tác thẩm định và phê duyệt, có đảm bảo khả thi trả nợ đúng hạn. Đặc biệt, Chính phủ cần làm chặt khâu kết thúc tại các dự án, giảm thiểu văn thư lưu trữ nhưng cần quy định những bước và hồ sơ cần cung cấp trước khi dự án kết thúc, để có những đánh giá tổng thể nhất.

Chính phủ chỉ đạo các địa phương quyết liệt và dứt điểm việc quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành do các vốn đầu tư XDCB là do địa phương duyệt quyết toán hoàn thành, gây khó khăn trong quá trình hoạt động của dự án khi XDCB chậm trễ.

Chính phủ ủy quyền nhiều hơn cho Bộ chủ quản trong việc các điều chỉnh của nội dung văn kiện mang tính linh hoạt phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, việc ủy quyền này cần tiến hành song song với hệ thống giám sát chặt chẽ của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan.

Chính phủ cần xác định các dự án gây nợ và có khả năng thu hồi nợ, đặt trách nhiệm trả nợ về các đơn vị sử dụng. Đơn vị có trách nhiệm trả nợ sẽ có nhận thức đúng đắn trong sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Chính phủ có thể công khai cho trên cả nước các nguồn tài chính được cam kết để các đơn vị và địa phương lựa chọn tính khả thi của các dự án từ đó đệ trình Chính phủ xem xét và phê chuẩn.

Một phần của tài liệu 0405 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại VN luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w