3.4.3.1 Xây dựng kế hoạch giải ngân thực tế khả thi
Kế hoạch giải ngân cũng là một chỉ tiêu để theo dõi tiến trình thực hiện dự án ODA. Tính chính xác và thực tế của kế hoạch giải ngân sẽ đảm bảo sự công bằng, tiết kiệm trong sử dụng các nguồn lực (tránh trình trạng đọng vốn do ghi kế hoạch quá cao hoặc thiếu vốn do không theo sát nhu cầu vốn, đặc biệt là ảnh hưởng đến kế hoạch của nhà tài trợ).
Cần thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận đối với các dự án ODA khi phân loại dự án cấp phát thành loại theo kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hay theo kế họach cấp phát hành chính sự nghiệp. Việc thống nhất phân loại dự án ODA sẽ dẫn tới thống nhất các quy trình lập kế hoạch, phân bổ vốn, kiểm soát chi, thống nhất định mức chi tiêu cho việc quản lý đơn giản hơn và giảm bớt sự phiền hà trong việc phê duyệt kế hoạch giải ngân.
Việc xây dựng kế hoạch giải ngân cần dựa trên nguyên tắc: Chính xác, thực tế, bảo đảm tính khả thi của Kế hoạch giải ngân cũng như giữ được cân đối ngân sách nhà nước. Tuân thủ tiến độ thực hiện dự án nhưng cũng cần xét đến các yếu tố tác động khác như độ trễ xây dựng cơ bản, chậm trễ trong đấu thầu, giải phóng mặt bằng...
3.4.3.2 Tiếp tục hoàn thiện các công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư
Vấn đề đền bù và tái định cư (kể cả việc tạo việc làm cho những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án) được coi là một phận quan trọng trong kế hoạch thực hiện dự án. Vấn đề này không chỉ liên quan đến lợi ích thiết thực, cuộc sống hiện tại cũng như lâu dài của người dân, mà còn liên quan đến luật pháp, chính sách của Nhà tài trợ.
Các quy định cơ bản về công tác giải phóng mặt bằng đã được quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ. Tuy nhiên, việc
thực hiện Nghị định này và nội dung của nó còn nhiều điểm chua đuợc thống nhất. Chính vì vậy mà công tác giải phóng mặt bằng vẫn là cản trở rất lớn của tiến trình giải ngân dự án ODA.
Trong công tác đền bù, Chủ dự án luôn phải đối mặt với :tính hợp pháp của tài sản”. Xử lý vấn đề này không đơn giản trong khi vẫn còn hiện tuợng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai phổ biến nhu hiện nay. Trong khi chính sách “ Đảm bảo đời sống của nguời bị ảnh huởng bởi dự án sau khi thực hiện tái định cu không tồi hơn ở địa điểm cũ” là yêu cầu nghiêm ngặt của các Nhà tài trợ, đồng thời cũng phù hợp với yêu cầu công bằng xã hội. Tuy nhiên, khi áp dụng đồng thời hai nguyên tắc trên vào thực tiễn thì gặp rất nhiều khó khăn, nhiều khi chúng mâu thuẫn nhau. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác giải phóng mặt bằng bị đình trệ. Vì vậy, cần phải quy định rõ trách nhiệm của UBND các cấp và trách nhiệm của nguời đứng đầu chủ trì việc đền bù, giải phóng mặt bằng đối với mọi dự án đầu tu có phát sinh vấn đề đền bù. Tuyệt đối không để đơn vị, doanh nghiệp, nhà thầu trực tiếp tiến hành thỏa thuận đền bù. Bởi họ không đủ “mạnh” đối với công việc đầy khó khăn này.
Nguồn kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng phải đuợc dự trù ngay trong giai đoạn chuẩn bị dự án và đuợc cấp phát sớm để các chủ dự án phối hợp với các cấp chính quyền địa phuơng giải quyết kịp thời tiến độ đền bù. Giải pháp tháo gỡ vuớng mắc này cần sự nỗ lực, cố gắng không chỉ của Ban quản lý dự án, Chủ đầu tu mà cả phía Chính phủ và Nhà tài trợ:
- Về phía nhà tài trợ: Chính phủ Việt Nam cần chủ động thuơng luợng với các Nhà tài trợ để họ xem xét, điều chỉnh lại các chính sách của mình cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam (xét trên cả góc độ văn hóa, tập quán của cộng đồng Việt Nam dẫn đến làm chậm tiến độ giải ngân).
tái định cư và phát triển cộng đồng. Chính phủ cần có các chính sách tái định cư cụ thể liên kết với các chính sách xóa đói giảm nghèo, hoạch định việc thành lập một số tổ chức xã hội trong các khu tái định cư và trao quyền cho các nhà hoạt động xã hội. Sẽ tốt hơn nếu tách riêng ngân sách của kế hoạch đền bù và kế hoạch tái định cư cũng như đưa vào dự trù ngân sách những hoạt động như đền bù, thi công và cải thiện khu tái định cư, chi phí quản lý và giám sát.
Một vấn đề mang tính tổng thể nữa là tăng cường các biện pháp thực hiện hiệu quả luật Đất đai, các chính sách liên quan đến tính pháp lý của bất động sản; công bố rộng rãi quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích (đất ở dân cư, đất xây dựng chung cư cao tầng, đất công nghiệp, đất giao thông...); thực hiện nghiêm túc công tác cấp phép xây dựng nhà ở và xử lý các trường hợp lấn chiếm trái phép.
Trong bối cảnh số lượng các dự án ngày càng gia tăng với mức độ phát triển kinh tế hiện nay, Việt Nam cần thành lập ngay một tổ chức chuyên môn hóa về tái định cư, thành lập các ban tái định cư chuyên ngành các bộ, ban ngành liên quan và các ban tái định cư tại các tỉnh và thành phố.
- Về phía Ban quản lý dự án và các Chủ đầu tư: Cần phải có quy định rõ ràng về quy trình lập và thẩm định kế hoạch tái định cư. Nếu có kế hoạch giải tỏa, đền bù và di dân một cách hệ thống tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà đầu tư với cộng đồng giải tỏa, giữa nhà đầu tư với chính quyền địa phương đặc biệt là giữa cộng đồng di cơ với nơi tiếp nhận di cư.
Để đảm bảo dự án đầu tư không tạo ra sức ép về mặt xã hội khi giải tỏa thì chính sách tái định cư phải đảm bảo tương lai xã hội ổn định cho các hộ di chuyển. Điều này đòi hỏi chính sách tái định cư phải bao hàm toàn bộ quá trình từ đền bù, di chuyển, tạo tài nguyên, phát triển sản xuất và nâng cao điều kiện sống cho các hộ dân di cư chứ không đơn thuần đưa ra một khoản đền bù
mà rất khó xác định đã hợp lý hay chưa. Cần tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền trung ương, địa phương, đặc biệt nhằm thanh toán kịp thời tiền bồi thường cho dân.
- Về phương diện năng lực cho công tác này. Cần tuyển đủ cán bộ nhân viên trong Ban quản lý dự án và ủy ban nhân dân cho các vấn đề về cấp đất và tái định cư và thực hiện đào tạo nhân viên Ban quản lý dự án và ủy ban nhân dân về các quy trình di dời và tái định cư. Kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp dây dưa, không hcấp nhận mức đền bù theo quy định mà số đông các tầng lớp hộ gia đình đã đồng ý.
- Về phía người dân, họ là những người bị ảnh hưởng của dự án, cũng cần có ý thức xây dựng đất nước. Không nên quá lạm dụng vào yếu tố mang tính phong tục tập quán (di chuyển mồ mả...) mà làm chậm công tác giải phóng mặt bằng; cần đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, hy sinh cho lợi ích của cộng đồng.
3.4.3.3 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình giải ngân, tổng kết đánh gía dự án
Hiện nay các dự án đều chú trọng khâu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án. Do đó, cần phải có cơ chế giám sát việc phối hợp các cục,vụ trong việc thực thi các thủ tục sau khi dự án được hoàn thành.
Chú trọng hơn nữa khâu tổng kết, đánh giá các dự án đã được hoàn thành. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc áp dụng công nghệ, bí quyết kỹ thuật.Để làm được điều này, các Vụ, ban, ngành có liên quan cần theo dõi chỉ đạo nắm bắt thông tin về dự án ODA.