X 100% Tông nguồn vốn huy động
e. Sự phát triển của thị trường tài chính.
Sự phát triển của thị trường tài chính một mặt tạo thêm một kênh huy động mới cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng tạo thêm cho ngân hàng một đối thủ cạnh tranh. Khi thị trường tài chính phát triển, đem lại thuận lợi cho ngân hàng trong việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn. Tuy nhiên, đây cũng là một kênh để các doanh nghiệp huy động vốn nhằm mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính sẽ ngày càng xuất hiện nhiều định chế tài chính phi ngân hàng như công ty tài chính, công ty chứng khoán cạnh tranh với ngân hàng trong việc huy động vốn kinh doanh, do vậy đối thủ cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng thêm.
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀSỬ DỤNG VỐN SỬ DỤNG VỐN
Các NHTM nói chung đều hoạt động kinh doanh vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn kinh doanh. Đe đạt được những mục tiêu đó, đòi hỏi Ngân hàng phải tự vạch ra một chiến lược vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ. Một yếu tố quan trọng trong chiến lược vốn là phải đảm bảo sử dụng kết hợp hài hoà các nguồn vốn có được với việc sử dụng các nguồn vốn đó để mang lại hiệu quả cao nhất. Hoạt động này chính là hoạt động cân đối vốn, là công việc rất cần thiết đối với mọi Ngân hàng, là một biện pháp nghiệp vụ, là công cụ quản lý của các nhà lãnh đạo Ngân hàng. Qua bảng cân đối được hình thành dưới nhiều góc độ chi tiết hay tổng hợp mà các nhà lãnh đạo điều hành Ngân hàng biết được đặc điểm riêng có của Ngân hàng mình so với các Ngân hàng khác, biết được tình hình, xu hướng cung cầu về vốn đối với bản thân mỗi Ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định. Từ đó có chiến lược, sách lược về vốn, về khách hàng... nhằm khai thác hết thế mạnh sẵn có của Ngân hàng, khắc phục dần các khó khăn, yếu tố còn bất hợp lý trong cân đối giữa nguồn huy động và công tác sử dụng nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.
Tóm lại, giữa công tác huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Để thực hiện được tốt công tác này phải thực hiện tốt công tác kia và ngược lại. Trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng phải kết hợp đựơc một cách tối ưu hoạt động của công tác huy động vốn và công tác sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
1.5. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠINƯỚC NGOÀI NƯỚC NGOÀI
1.5.1. Bài học kinh nghiệm của ngân hàng thương mại Thái Lan
Hệ thống ngân hàng ở Thái Lan ra đời khá sớm và phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng và tương đối thành công trong việc áp dụng bài học kinh nghiệm của các nước khác. Tuy nhiên, từ một số sai lầm
4
khác nhau cả về phía cơ quan nhà nước và bản thân các NHTM đã làm cho Thái Lan chịu hậu quả nặng nề do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào những năm cuối thế kỷ XX. Đe khắc phục hậu quả đó Chính phủ và các NHTM Thái Lan đã chủ động và thận trọng hơn trong việc đưa ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng và xử lý nợ xấu trong toàn hệ thống NHTM, cụ the:
+ Về quy chế và chính sách: Nhà nước đã yêu cầu các NHTM tăng vốn, tăng khả năng kiểm soát rủi ro, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư, hạn chế đầu tư vào lĩnh vực có hệ số rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán,...
+ Về giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng: Các NHTM được Chính phủ cho phép thành lập các Công ty cổ phần mà cổ đông là các NHTM để mua, bán tài sản thế chấp, tài sản cầm cố với mức cổ phần tối đa cho mỗi cổ đông không quá 10% vốn điều lệ. Trong trường hợp cần thiết Chính phủ có thể mua cổ phiếu của các ngân hàng gặp khó khăn phải sát nhập, giải thể...
+ Về cơ cấu lại nợ: đã có những biện pháp kiên quyết và hữu hiệu được sử dụng để tháo gỡ khó khăn như điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ, thỏa thuận lại lãi suất, thỏa thuận lại hợp đồng vay vốn với việc siết chặt tài sản đảm bảo để thu nợ,...
1.5.2. Bài học kinh nghiệm của ngân hàng thương mại Hàn Quốc
Trước những năm 70, kinh tế Hàn Quốc bị mất cân đối ở tầm vĩ mô, mức tăng trưởng chậm, hoạt động của hệ thống ngân hàng kém năng động và hiệu quả thấp. Đến đầu thập kỷ 80, Chính phủ Hàn Quốc đã mạnh dạn chuyển hướng đi, thực hiện cải cách hóa hệ thống tài chính theo hướng mở rộng và tự do hóa:
- Khuyến khích cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. - Giảm bớt sự điều tiết đối với các tổ chức tài chính phi Ngân hàng.
- Cho phép các ngân hàng nước ngoài, các công ty Bảo hiểm nhân thọ được phép mở chi nhánh và hoạt động tại Hàn Quốc.
- Thực hiện tư nhân hóa đối với phần lớn các NHTM nhà nước, xóa bỏ lãi suất cho vay ưu đãi và hạn chế chương trình tín dụng chỉ đạo và ưu đãi.
Điều này có tác dụng rất lớn đối với việc phát triển kinh tế cũng như sự ổn định và hiệu quả của hệ thống NHTM.
- Mở rộng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thực hiện đầu tư trọng điểm, ưu tiên phát triển công nghiệp.
Kết quả: Hàn Quốc đã ổn định được kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát được kiểm soát khu vực ngân hàng và tài chính phát triển mạnh.
1.5.3. Bài học kinh nghiệm của ngân hàng thương mại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển toàn diện vào bậc nhất trên thế giới và có vai trò ảnh hưởng, chi phối đến nền kinh tế thế giới. Phát triển ở rất nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tài chính - tiền tệ ngân hàng. Những bài học từ việc quản lý trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ ngân hàng:
- Đảm bảo năng lực tài chính: ngay từ khi thành lập các NHTM phải chấp hành nghiêm chỉnh theo luật định về đảm bảo năng lực tài chính, đảm bảo mức vốn tự có tối thiểu. Trong quá trình hoạt động các NHTM phải tuân
thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.
- Tạo môi trường pháp lý minh bạch, rõ ràng, chặt chẽ: đây là điều kiện thuận lợi cho cả ngân hàng và khách hàng được thực hiện hoạt động kinh
doanh của mình một cách minh bạch đúng luật và được pháp luật bảo vệ. - Tăng cường khả năng kiểm soát rủi ro: để hạn chế rủi ro, các
Sau đây là những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro ở những nội dung hoạt động chính của NHTM:
+ Phòng ngừa rủi ro thanh khoản: để đề phòng rủi ro thanh khoản các NHTM thường xuyên tính toán chính xác nhu cầu thanh khoản trong từng thời kỳ và từng thời điểm để thực hiện dự trữ phù hợp.
+ Phòng ngừa rủi ro về lãi suất: các NHTM thường sử dụng lãi suất thả nổi có điều chỉnh, luôn duy trì cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất, luôn đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào thực dương theo quy định của pháp luật.
+ Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ: đưa ra các sản phẩm mới, dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm của mình vừa tăng sức cạnh tranh, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng.
1.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Nam
Để các NHTM Việt Nam đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:
+ Nâng cao năng lực hoạt động kinh doanh cho các NHTM: nâng cao năng lực tài chính, tăng quy mô vốn tự có và đảm bảo cho các NHTM có đủ vốn tự có theo chuẩn mực quốc tế. Có chiến lược phát triển tạo nguồn vốn đủ mạnh phủ hợp với từng thời kỳ.
+ Nâng cao chất lượng sử dụng vốn: nâng cao chất lượng tín dụng vì thu nhập chính của các NHTM hiện nay là nguồn thu từ lãi cấp tín dụng do vậy việc đảm bảo chất lượng tín dụng là rất quan trọng và phải được quan tâm thường xuyên.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát.
+ Bộ máy tổ chức của ngân hàng từ Trung ương đến địa phương phải được sắp xếp khoa học, gọn nhẹ, chặt chẽ đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc.
+ Ngân hàng phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp và thường xuyên đặc biệt quan tâm đến đào tạo lực lượng quản lý, các chuyên gia có tay nghề cao, có chính sách khuyến khích đối với người lao động.