Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 73 - 81)

X 100% Tông nguồn vốn huy động

90 2,7% Tiền gửi định chế tà

2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn

2.2.2.1. Hoạt động tín dụng

* Đánh giá quy mô và cơ cấu tín dụng

Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng tại Chi nhánh từ năm 2011 tới 30/09/2013

Nội tệ_________ 5 % 6 % 1.753 84% 311 48% 797 83% Ngoại tệ 12 0 16 % 21 8 19 % 34 3 16% ___98 82% 125 57% Tổng dư nợ 76 5 100% 1.174 100% 2.097 100 ____ 409 53% 923 79%

mạnh bởi những khó khăn chung của nền kinh tế. Sang quý III/2013, kinh tế vĩ mô được cải thiện. Với việc kết hợp nhiều giải pháp: tháo gỡ khó khăn cho

9

doanh nghiệp, dành nguồn vốn lớn với lãi suất ưu đãi để triển khai các chương trình/ gói tín dụng mục tiêu như cho vay nông nghiệp nông thôn, thu mua, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ'....

Ngân hàng Công Thương nói chung và chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng quán triệt mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả. Công tác sử dụng vốn được tiến hành hết sức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Biểu đồ 2.10: Tong dư nợ tại Chi nhánh từ năm 2011 đến 30/09/2013

Nhìn vào biểu đồ 2.10 ta thấy tổng dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng. Kết thúc năm 2012 tổng dư nợ cho vay là 1.174 tỷ đồng, tăng 53% so với đầu năm. Để đạt được điều này Chi nhánh đã chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, các dự án có tính khả thi để đầu tư, phân đoạn thị trường, đưa ra thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, bám sát tiến trình thay đổi cơ cấu ngành nghề, bám sát định hướng phát triển ngành nghề của địa phương. Nguồn vốn được Chi nhánh sử dụng hiệu quả và tập trung cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, có tiềm năng phát triển bền vững như các dự án xi măng, thép, than và khoáng sản. Đến 30/09/2013 tổng dư nợ tiếp tục tăng với tốc độ cao. Dư nợ tại thời điểm 30/09/2013 đạt 2.097

tỷ đồng, tăng 923 tỷ đồng và bằng 116% kế hoạch được giao năm 2013. Tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt 79%.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Như chúng ta đã biết, nguồn vốn cho vay ngắn hạn có hệ số an toàn rất cao. Mà mục tiêu của hoạt động cho vay là hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, đảm bảo an toàn tài sản. Do vậy, nếu tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp. Do đó, chi nhánh đã bám sát chủ trương tập chung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn nhằm đảm bảo nguồn vốn, tỷ lệ vốn cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn cho vay.

■ Chovay ngắn

hạn

■ Cho vay trung,

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn từ năm 2011 đến 30/09/2013

Nhìn vào biểu đồ 2.11 ta thấy, để chủ động cân đối vốn kinh doanh, Chi nhánh đã chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. 30/09/2013, cho vay ngắn hạn đạt 1.480 tỷ đồng, chiếm 71% tổng dư nợ, tăng 1,2 lần so với năm

2012. Đối tượng cho vay ngắn hạn chủ yếu là cá nhân và các doanh nghiệp với mục đích thanh toán, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Các doanh nghiệp được đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn góp phần đẩy nhanh tốc độ kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế. Đối với ngân hàng còn có tác dụng tạo nguồn thu

1

thông qua việc doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và tạo nguồn thu về ngoại tệ thông qua các hoạt động thanh toán quốc tế.

Dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 617 tỷ đồng, chiếm 29% tổng dư nợ, tăng 23% so với năm 2012. Do cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn so với cho vay ngắn hạn nên tại Chi nhánh Đông Hà Nội cho vay trung và dài hạn với lượng vốn ít, tập trung chủ yếu vào các dự án lớn, có khả năng sinh lời cao. Các khoản cho vay trung dài hạn đầu tư đối với sản xuất đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ thẩm định có nghiệp vụ vững vàng. Ngân hàng chú trọng vào việc đầu tư có hiệu quả, đầu tư cho những dự án có tính khả thi cao. Tuy rằng những dự án đầu tư chưa kết thúc nhưng qua tình hình tài chính của các dự án có thể thấy rằng các dự án đang tiến triển tốt đẹp. Sau một thời gian hoạt động, hiện nay ngân hàng đang tăng cường đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực nhằm đẩy mạnh các khoản đầu tư, nhằm thu lời và an toàn vốn. Dư nợ trung, dài hạn đối với khách hàng cá nhân là rất nhỏ, hầu như là không có mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền

18001600 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 31/12/2011 31/12/2012 30/09/2013 □ Nội tệ ■ Ngoại tệ

Chỉ tiêu

31/12/2011 31/12/2012 30/09/2013

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

DN lớn 26 5 60% 457,6 65% 1006,11 63 % DN vừa và nhỏ 18 0 40% 246,4 35% 590,89 37 % Tổng 44 5 100% 704 100% 1597 100 %

Ngoài ra, Chi nhánh đã kịp thời bám sát các chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong công tác phát triển tín dụng: đã kịp thời đưa ra các biện pháp để giảm tỷ lệ cho vay ngoại tệ, đẩy mạnh cho vay VND, thực hiện cho vay hỗ trợ nông nghiệp nông thôn, cho vay hỗ trợ xuất khẩu đạt kết quả cao, đem lại nguồn lợi đáng kể cho khách hàng, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh nói riêng và NHCT nói chung. Cụ thể, tỷ lệ cho vay bằng nội tệ qua ba năm đều được duy trì ở mức trên 80%, kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ theo quy định của NHNN (cơ cấu dư nợ ngoại tệ duy trì dưới 20%). Cơ cấu tín dụng theo loại tiền như trên là phù hợp với chủ trương của Chi nhánh là cho vay hỗ trợ xuất khẩu.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy khách hàng doanh nghiệp vẫn là đối tượng cho vay chính của Chi nhánh, chiếm tỷ trọng hơn 60%/ tổng dư nợ và dư nợ cho vay KHDN tăng đều qua các năm.

Biểu đồ 2.13: Cơ cấu tín dụng theo khách hàng tại chi nhánh qua 3 năm

31/12/2012 dư nợ của KHDN là 704 tỷ đồng, tăng 259 tỷ đồng với tốc độ tăng 58% so với cùng kỳ năm 2011. Để đạt được điều này trong năm Chi

nhánh cũng đã tìm kiếm được một số khách hàng tốt về quan hệ tín dụng tại Chi nhánh, cùng với đó, việc giải ngân các dự án đồng tài trợ đã tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng trưởng dư nợ một cách lành mạnh và hiệu quả. Nhờ vậy đến 30/09/2013 dư nợ của KHDN là 1.597 tỷ đồng, tăng 1,27 lần so với cuối năm 2012.

Khách hàng doanh nghiệp

Chi nhánh có khoảng 15 doanh nghiệp lớn, chủ yếu là các tập đoàn và công ty lớn thuộc ngành điện, than, xây dựng và các dự án đồng tài trợ. Số lượng các DN lớn chiếm tỷ trọng ít, khoảng 20%/tổng các KHDN nhưng mức dư nợ thì rất cao, tỷ trọng chiếm trên 60%/tổng dư nợ. 31/12/2012 dư nợ với KHDN lớn là 457,6 tỷ đồng, tăng gấp 1,73 lần so với cùng kỳ năm 2011.

Bảng 2.6: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng doanh nghiệp

Ngoài ra, Chi nhánh cũng đã tiếp cận được Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia, đồng thời trình ngân hàng Công Thương Việt Nam về việc xin giải ngân các dự án của Tổng công ty này với giới hạn tín dụng được phê duyệt là 100 tỷ đồng. Dư nợ 30/09/2013 với DN lớn đạt 1006,11 tỷ đồng tăng gấp 2,2 lần so với cuối năm 2012. DN lớn là những công ty có quy mô lớn, uy tín cao, có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh, rủi ro mất vốn là thấp. Điều này đã góp phần tăng trưởng dư nợ DN lớn một cách lành mạnh và hiệu quả trong năm

tiền Các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ hiện có trong khu vực thuộctiền tiền

ngành xây dựng, nông sản xuất khẩu,thủy hải sản xuất khau,du lịch, vận tải, công thương nghiệp. Các DN vừa và nhỏ có số lượng lớn, khoảng 60 DN, chiếm tỷ trọng 80%/tổng các KHDN nhưng mức dư nợ thì lại không cao, chiếm tỷ trọng dưới 40%/ tổng dư nợ. 31/12/2012 dư nợ đối với DN vừa và nhỏ là 246,4 tỷ đồng, tăng 36% so với 31/12/2011 nhưng tỷ trọng thì giảm còn 35%/tổng dư nợ. Đặc biệt, siêu thị Big C Megamall Long Biên ra đời là cơ hội cho chi nhánh. Hiện nay, Big C Long Biên có hơn trăm khách hàng, chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là khối khách hàng có nhu cầu sử dụng các sản pham dịch vụ hiện đại như: Thanh toán XNK, Tài trợ thương mại và các dịch vụ hỗ trợ khác (quản lý vốn tập trung, dịch vụ thu-chi hộ, thu đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ...). Tại đây, chi nhánh đặc biệt quan tâm phục vụ khách hàng VIP để duy trì nguồn tiền gửi. Bên cạnh đó, Chi nhánh chú trọng phát triển, cho vay các đối tượng khách hàng vừa và nhỏ cũng đã góp phần tăng trưởng dư nợ tại Chi nhánh. Cụ thể là dư nợ với DN vừa và nhỏ đến 30/09/2013 là 590,89 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần năm 2012. Chi nhánh tiếp tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2% theo chỉ đạo của Chính phủ. Chi nhánh đã thai thác tối đa đối tượng khách hàng có thể cho vay theo các chương trình tín dụng mục tiêu và phát triển dư nợ hiệu quả theo các chương trình cho vay hỗ trợ xuất khau, cho vay nông nghiệp nông thôn, đem lại nguồn lợi đáng kể cho khách hàng, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh nói riêng và ngân hàng Công Thương nói chung.

Khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, cán bộ công chức các sở nghành, các cá nhân có nhu cầu vay đầu tư và tiêu dùng. Mức dư nợ với KH cá nhân thời điểm 31/12/2012 là 470 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 40%/ tổng dư nợ, so với thời điểm 31/12/2011 tăng 1,47 lần. Đến thời điểm

30/09/2013 có sự sụt giảm mạnh xuống còn 24%/ tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh cũng như dư nợ tín dụng bán lẻ của các Tổ chức tín dụng khác trên đại bàn có sự sụt giảm mạnh là do tình hình vỡ nợ do đầu tư vào bất động sản, thị trường chứng khoán đóng băng nên Ban lãnh đạo chi nhánh đã thắt chặt hoạt động tín dụng bán lẻ để đảm bảo an toàn nguồn vốn.

Một phần của tài liệu 0360 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn tại NH công thương chi nhánh đông hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w