Nghiên cứu nghiệp vụ TTM của NHTW một số nước và vận dụng hợp với điều kiện phát triển thị trường tài chính, kinh tế tại Việt Nam là cần thiết. Song diễn biến tình hình kinh tế trong thời gian gần đây cho thấy tính bất ổn
của kinh tế vĩ mô năm 2012 là hệ quả của sự bất ổn trong 4 năm qua và thể hiện gay gắt hơn qua các biểu hiện:
(1) Áp lực lạm phát kéo dài từ năm 2008 mà Chính phủ phải luôn luôn ứng phó trong suốt 4 năm qua. Bước vào năm 2012 chúng ta càng khó khăn hơn khi phải chống lạm phát trong điều kiện lãi suất quá cao và đang đứng trước yêu cầu giảm lãi suất.
(2) Tác dụng của các biện pháp giảm tổng cầu (CSTT và tài khóa thắt chặt theo Nghị quyết 11 của Chính phủ) đã tác động kìm hãm thị trường và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản, giải thể có xu hướng tăng.
(3) Hệ thống NHTM trong quý IV năm 2012 lâm vào tình trạng hết sức khó khăn do mất thanh khoản của một nhóm ngân hàng nhỏ. Nợ xấu xuất hiện và tăng nhanh, đặc biệt các khoản tín dụng về bất động sản.
(4) Từ quý II năm 2012, nền kinh tế Việt Nam càng thể hiện rõ nét như một cơ thể vừa thiếu máu, vừa không tiếp nhận được máu. Doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, ngân hàng không tăng được tín dụng. Nợ xấu gây tắc nghẽn toàn hệ thống ngân hàng.
(5) Thị trường thiếu niềm tin về tính ổn định của kinh tế vĩ mô nên diễn biễn thất thường qua chỉ báo của thị trường chứng khoán. Từ đó cần rút ra một số bài học kinh nghiệm:
Một là, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ nghiệp vụ TTM và các công cụ CSTT khác trong việc điều hành CSTT như chính sách cho vay tái cấp vốn, chính sách dự trữ bắt buộc. Nghiệp vụ TTM không thể phát huy hiệu quả nếu NHNN không thể dự báo tình hình kinh tế trong từng thời gian cụ thể.
Hai là, TTM chỉ có thể phát huy hiệu quả trên cơ sở phát triển đồng bộ các thị trường khác như: thị trường trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, thị
trường thứ cấp mua bán các loại GTCG với nhiệm vụ tạo hàng hoá cho thị trường mở, làm cho thị trường sôi động, tăng tính hấp dẫn. Thông qua hình thức này tác động đến vốn khả dụng của các NHTM, lãi suất thị trường và hiệu quả của CSTT.
Ba là, đối tác tham gia giao dịch không nhất thiết chỉ là các TCTD. Tùy theo mức độ phát triển của thị trường mà các đối tác có thể mở rộng sang các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán và các doanh nghiệp khác. Khi đối tác tham gia giao dịch NVTTM càng đa dạng thì khả năng điều tiết tiền tệ và thực thi CSTT qua NVTTM càng trở nên linh hoạt và hiệu quả.
Bốn là, để tăng tính linh hoạt trong điều chỉnh của NHTW trên thị trường mở, ở các nước sử dụng các giao dịch mua đi bán lại (kỳ hạn) đều được sử dụng tham gia phổ biến hơn mua bán hẳn. Các thời hạn của giao dịch mua bán lại thường hết sức đa dạng.
Năm là, thời hạn cho một giao dịch có kỳ hạn của các nước thường là rất ngắn như giao dịch qua đêm, có thời hạn từ 1 đến 7 ngày, hay các giao dịch có thời gian dài hơn nhưng không được sử dụng thường xuyên bằng các giao dịch có thời gian ngắn hạn. Qua đó, giúp cho NHTW có thể phát huy được tính chủ động linh hoạt trong điều tiết thị trường tiền tệ và điều hành CSTT. Từ đó các TCTD có thể nắm bắt tín hiệu của NHNN để tham gia hoạt động OMO.
Sáu là, dự báo và quản lý vốn khả dụng có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của công cụ NVTTM. Vì NHNN đã thực hiện công cụ TTM để điều tiết vốn khả dụng của các TCTD và tạo điều kiện cho các TCTD sự dụng linh hoạt GTCG của mình. Tuy nhiên tại Việt Nam công tác này hiện nay vẫn chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.
Bảy là, vấn đề công nghệ thông tin luôn được quan tâm và được coi như là một tiêu chí đánh giá sự phát triển của NVTTM. Việc có công nghệ lạc
hậu làm tăng thời gian và chi phí vận hành hoạt động NVTTM, do đó nỗ lực hiện đại hoá công nghệ thông tin và các phần mềm nghiệp vụ chuyên sâu luôn phải được liên tục hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và theo kịp các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Cuối cùng, CSTT trong thời gian này tiếp tục thận trọng theo chiều hướng xem xét tín hiệu chỉ số CPI, lãi suất mục tiêu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đều là căn cứ quyết định OMO, đồng thời tập trung xử lý thanh khoản của các NHTM thông qua việc “bom” thêm tiền cho hệ thống bằng các công cụ nghiệp vụ TTM của NHNN cùng với sự ổn định tỉ giá VNĐ và tăng dự trữ ngoại hối. Chính phủ vẫn phải tiếp tục thực hiện CSTT và tài khóa phục vụ cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ một phần thị trường để phục hồi tăng trưởng, củng cố hệ thống NHTM và ưu tiên xử lý vấn đề nợ xấu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chưong 1, luận văn đã đưa ra lý thuyết co bản về nghiệp vụ thị trường mở và nợ xấu, các thành viên tham gia, các loại hàng hóa tham gia trên TTM, đánh giá so bộ về hiệu quả hoạt động nghiệp vụ TTM, tác động của nợ xấu tăng cao đối với nghiệp vụ TTM. Đồng thời chưong này cũng đưa ra kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ thị trường mở, cách thức xử lý nợ xấu của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NGHỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHNN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH NỢ XẤU TĂNG CAO
HIỆN NAY