Hiệu quả nghiệp vụ TTM trong điều kiện nợ xấu tăng cao

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 56 - 81)

Diễn biến của Thị trường tiền tệ cuối năm 2011 nổi lên một số vấn đề sau: áp lực về thanh khoản vẫn còn, lãi suất trên thị trường có xu hướng tăng do áp lực lạm phát cao, các giao dịch trên thị trường chưa thực sự thông suốt, các NHTM là thành viên chính có sự phát triển chưa đồng đều, nhiều NHTM

đang phải đối mặt với tình hình thanh khoản khó khăn, nợ xấu gia tăng. Trước tình hình đó, NHNN đã sử dụng công cụ đắc lực và đạt hiệu quả đó là nghiệp vụ TTM để tác động vào và hỗ trợ cho các TCTD vực dậy khi gặp phải khó khăn biến cố xảy ra.

Đến năm 2012, thị trường diễn biến theo xu hướng tích cực, áp lực lãi suất

tăng năm 2011 đã được chuyển hướng bằng xu hướng giảm lãi suất mạnh, trần lãi suất huy động VNĐ đã điều chỉnh giảm từ mức 14% xuống còn 8%, đặc biệt lãi suất cho vay giảm mạnh từ mức phổ biến trên 18%/năm xuống 12-14%/năm đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, ở mức 14- 16,5%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất khác. Diễn biễn tỷ giá về cơ bản giữ được ổn định. Cung ngoại tệ trên thị trường tương đối dồi dào, NHNN mua được

nhiều ngoại tệ. Tính thanh khoản của thị trường được cải thiện. Nếu trong năm 2011 NHNN phải “bơm” một lượng tiền lớn để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường thông qua NVTTM thì sang năm 2012 NHNN đã “hút” một lượng lớn tiền từ thị trường qua việc bán tín phiếu NHNN. Tác động rõ nét nhất về tính thanh khoản của thị trường được cải thiện và khẳng định hiệu quả nghiệp vụ TTM được phát huy triệt để. Cụ thể bằng động thái cắt giảm lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất vay qua đêm biểu hiện một xu hướng diễn biến tích cực của thị trường. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ các NHTM yếu kém (tác nhân gây tác động không nhỏ đến biến động lãi suất, tính thanh khoản trên TTTT) thực hiện biện pháp ổn định thị trường vàng, thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ. Đồng thời NHNN đã thiết lập được “cửa sổ” của TTTT, đây là thành công rất lớn để NHNN nắm bắt thông tin thị trường một cách kịp thời phục vụ cho việc điều hành CSTT. Qua “cửa sổ” này NHNN theo dõi những biến động về lãi suất, các giao dịch hàng ngày trên TTTT nên đã

chủ động sử dụng các công cụ CSTT để can thiệp, điều tiết từ đó có tác động cải

thiện tình trạng thị trường, và diễn biến của thị trường đang và sẽ diễn ra theo xu

Sự luân chuyển vốn chưa thực sự thông suốt do hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng tồn kho lớn. Đây là hệ lụy của biện pháp chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô năm 2011. Bối cảnh trên đã dẫn đến khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp là rất thấp, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đang có xu hướng gia tăng. Điều này đã gây ra ứ đọng về vốn, tín dụng ngân hàng khó gia tăng. Tính đến hết tháng 06/2012 dư nợ tín dụng ngân hàng chưa tăng so với số dư đến 31/12/2011, mặc dù NHNN và các NHTM đã hạ rất thấp mức lãi suất cho vay, mở rộng các đối tượng cho vay, một vài ngân hàng còn nới lỏng điều kiện cho vay song việc mở rộng tín dụng vẫn rất chậm.

Sự phát triển không đồng đều của các thành viên trên thị trường do còn tồn tại một số các định chế tài chính và doanh nghiệp yếu kém đã cản trở việc hình thành giá cả (lãi suất) dựa trên quan hệ cung cầu, do vậy việc hình thành đường cong lãi suất chuẩn của TTTT còn khó khăn.

Vai trò người cho vay cuối cùng trên thị trường của NHNN chưa thực hiện một cách hiệu quả. Trên TTTT liên ngân hàng vẫn còn tình trạng ngân hàng thừa vốn chưa cho ngân hàng thiếu vốn vay, ngân hàng thiếu vốn vẫn phải tiếp cận nguồn vốn từ NHNN. Tình trạng này do hệ thống các NHTM đang trong quá trình tái cơ cấu, sự vay mượn trên thị trường liên ngân hàng của các thành viên chưa thông suốt do mức độ tín nhiệm lẫn nhau chưa cao.

Thị trường thứ cấp về mua, bán lại GTCG, trái phiếu chính phủ giữa các định chế tài chính dường như chưa phát triển mà GTCG do các NHTM nắm giữ chủ yếu chỉ để mua bán lại với NHNN qua nghiệp vụ TTM. Do vậy tính thanh kho ản của các công cụ tài chính trên thị trường chưa cao. Các nghiệp vụ trên TTTT còn chưa đa dạng đặc biệt là các nghiệp vụ phái sinh còn rất kém phát triển như nghiệp vụ hoán đổi, mua bán kỳ hạn còn rất hạn chế.

Mặc dù, khối lượng GTCG là hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường mở ngày càng đa dạng phong phú về chủng loại. Song thị trường trái phiếu chính phủ được xây dựng cần có sự phối hợp, nỗ lực của chính phủ và các bộ ngành liên quan trong đó có Bộ Tài Chính đóng vai trò trọng tâm để xử lý tốt cả ba khía cạnh: huy động vốn, tạo thanh khoản và sử dụng vốn có hiệu quả. Đây là thế “kiềng ba chân” đảm bảo cho thị trường trái phiếu phát triển bền vững. Doanh số giao dịch mua bán kỳ hạn tăng đáng kể nhất là năm 2011 còn đến năm 2012 lại tăng về lượng tín phiếu NHNN bán ra để đánh giá hiệu quả hoạt động nghiệp vụ TTM phát triển tới mức độ nào thì có thể xem xét qua tình hình cụ thể sau:

(1) Tín phiếu kho bạc

Đây là hàng hóa quan trọng của thị trường tiền tệ tại Việt Nam do có tính thanh khoản cao, được phát hành định kỳ với khối lượng lớn. Do đó, TPKB đã đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHNN với mức độ và quy mô khác nhau. TPKB hiện đã và đang được các TCTD sử dụng linh hoạt để tham gia NVTTM và chiết khấu, cầm cố tại NHNN để đảm bảo khả năng thanh toán và tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên vẫn nắm được thế chủ động trong công tác điều hành vốn.

Hiện nay, số lượng thành viên trúng thầu không chỉ là các NHTM nhà nước có lợi thế về nguồn vốn tiền đồng chiếm đáng kể mà còn có sự tham gia của các NH nước ngoài, NH TMCP nhỏ. Các TCTD đã quan tâm hơn tới việc đầu tư vào tín phiếu KB. Thị trường đấu thầu tín phiếu KB đã thể hiện được vai trò cung cấp thông tin về lượng vốn khả dụng của các TCTD và đóng vai trò là chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường mở, thị trường tiền tệ.

Để hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý cho thị trường TPCP, cuối tháng 6 năm 2012, Bộ Tài chính và NHNN đã ban hành thông tư liên tịch số 106/2012/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn phát hành tín phiếu kho bạc qua

NHNN. Thông tư 106 thể hiện sự quyết tâm và thống nhất cao của liên bộ Tài chính - NHNN về chủ trương phát triển thị trường TPCP và mở ra một thời kỳ mới cho thị trường tín phiếu KB.

Biểu đồ 2.1. Doanh số đấu thầu TPKB năm 2008 - 2012

■TPKB

Nguồn: NHNN

Việc đưa tín phiếu KB vào giao dịch trên thị trường thứ cấp được đánh giá không chỉ đem lại lợi ích cho chủ sở hữu tín phiếu mà còn tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý trong quá trình tổ chức và điều hành thị trường. Do đó tỷ trọng tín phiếu KB so với các loại giấy tờ có giá khác tham gia thị trường mở có xu hướng thay đổi và tăng nhiều hơn (theo bảng số liệu trên năm 2011 đạt 2.550 tỷ đồng nhưng sang năm 2012 tăng lên 30.921 tỷ đồng), tính thanh khoản của công cụ này trở nên linh hoạt hơn. Trước đây tín phiếu KB phát hành chủ yếu được các thành viên thị trường nắm giữ, trong trường hợp cần vốn, chủ sở hữu TP phải tham gia TTM hoặc các giao dịch cầm cố, thế chấp với NHNN, vì vậy tính thanh khoản bị hạn chế. Với quy định mới, trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày phát hành tín phiếu KB thì nhà đầu tư có nhu cầu vốn, đa dạng hóa danh mục đầu tư và thực hiện hóa lợi nhuận đều có thể nhanh chóng chủ động hoặc thực hiện giao dịch mua bán trên thị trường thứ cấp.

Với kỳ hạn dưới 1 năm, phù hợp với hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM, tín phiếu được dự báo sẽ giao dịch mạnh ở thị trường thứ cấp, làm tăng mức độ hấp dẫn trên thị trường sơ cấp. Sau một thời gian khẩn trương thực hiện và triển khai phát hành, ngày 20/08/2012 phiên đấu thầu tín phiếu đầu tiên theo quy trình mới đã tổ chức và được giao dịch trên thị trường từ ngày 24/08/2012. Với nỗ lực cải cách trong thời gian qua, thị trường TPCP Việt Nam hy vọng sẽ ngày càng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển thị trường theo đúng định hướng chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020. Số dư của loại tín phiếu kho bạc đến ngày 31/12/2012 là 18.413 tỷ đồng chiếm khoảng 8,12 % trong tổng giá trị GTCG của các TCTD tham gia giao dịch thị trường mở.

(2) Tín phiếu ngân hàng Nhà nước

Trong những năm trước, tín phiếu NHNN được phát hành chủ yếu để thực hiện CSTT thắt chặt nhằm hạn chế gia tăng lạm phát. Thời gian từ năm 2008 đến đầu năm 2012 NHNN hầu như không phát hành tín phiếu NHNN. Song tới cuối quý II/2012 lượng tín phiếu NHNN đã tăng đáng kể và lý giải việc NHNN phát hành tín phiếu với lãi suất hấp dẫn để hút vốn khả dụng dư thừa từ NHTM lớn về điều hòa vốn cho NHTM nhỏ đang thiếu hụt qua TTM cho thấy đó là giải pháp dịch chuyển dòng vốn kịp thời, nhanh nhạy mà không làm tăng cung tiền và không tạo áp lực lên lạm phát. Lượng tiền thu về qua phát hành tín phiếu NHNN có thể được NHNN điều hòa trở lại cho các NHTM nhỏ thiếu thanh khoản qua biện pháp tái cấp vốn. Điều này giúp cho các NHTM nhỏ không phải tìm mọi cách huy động vốn trên thị trường 1 và 2 với lãi suất cao. Số dư của loại tín phiếu NHNN (tính đến 31/12/2012) tăng đáng kể là 177.618 tỷ đồng

chiếm nhiều nhất trong tổng giá trị GTCG của các TCTD tham gia giao dịch thị trường mở.

(3) Trái phiếu kho bạc

Được bán lẻ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước, đấu thầu qua Trung tâm giao dịch chứng khoán, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành. Kỳ hạn trái phiếu kho bạc rất đa dạng từ 2 -15 năm. Số dư loại trái phiếu này của các TCTD tham gia giao dịch trên NVTTM vào khoảng 111.767 tỷ đồng

(tính đến 31/12/2012), chiếm nhiều khoảng 49,31% trong tổng giá trị GTCG của các TCTD tham gia giao d ịch thị trường mở.

(4) Trái phiếu đầu tư (trái phiếu do quỹ hỗ trợ phát triển phát hành): Là loại trái phiếu có kỳ hạn trên 1 năm do các tổ chức tài chính nhà nước và các loại TCTD được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát h ành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ. Trước kia, loại này do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Hiện nay số dư loại trái phiếu này của các TCTD tham gia giao dịch trên TTM (tính đến 31/12/2012) là 67.379 tỷ đồng chiếm khoảng 29,73 % số dư GTCG của các TCTD tham gia giao dịch.

(5) Trái phiếu chính quyền địa phương do ủy ban nhân dân TP Hà nội hay ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh phát hành:

Được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành. Việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương cũng có nhiều khởi sắc. Số dư loại trái phiếu này của các TCTD tham gia giao d ịch trên NVTTM (tính đến 31/12/2012) là 3.599 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,59% tổng giá trị GTCG của các TCTD tham gia giao dịch thị trường mở.

(6) Trái phiếu do ngân hàng Chính sách xã hội phát hành: Đây là loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn. Do mới được phép tham gia giao dịch trong nghiệp vụ mua kỳ hạn trên thị trường nên khối lượng tham gia giao dịch không nhiều, không nhiều TCTD sở hữu loại hình trái phiếu này. Số dư loại trái phiếu

Năm Số phiên Mua hẳn

Mua kỳ

hạn Bán hẳn Bán kỳhạn

này của các TCTD tham gia giao d ịch trên NVTTM (tính đến 31/12/2012) là 24.284 tỷ đồng chiếm khoảng 10,71 % tổng giá trị GTCG của các TCTD tham gia giao dịch thị trường mở.

(7) Trái phiếu tổng công ty đường cao tốc Việt Nam phát hành: loại hình trái phiếu mới phát sinh đầu năm 2011. Thời hạn của loại trái phiếu này là 3 năm. Do mới được tham gia giao dịch trên thị trường nên khối lượng còn hạn chế, có một vài TCTD sở hữu loại hình trái phiếu này. Số dư loại trái phiếu này của các TCTD tham gia trên NVTTM (tính đến 31/12/2012) là 1.200 tỷ đồng, chiếm khoảng 0.53 % tổng giá trị GTCG của các TCTD.

* Phương thức giao dịch

Ban Điều hành nghiệp vụ thị trường mở quyết định mỗi phiên giao dịch một trong các phương thức sau: giao dịch mua hoặc bán kỳ hạn, giao dịch mua hoặc bán hẳn.

a. Mua hoặc bán hẳn:

NHNN mua hoặc bán và chuyển giao quyền sở hữu các giấy tờ có giá từ bên bán cho bên mua và không kèm theo cam kết mua, bán lại. Với phương thức này, chỉ được thực hiện với các loại hàng hóa mà thời hạn còn lại (tức là thời hạn thanh toán còn lại của GTCG ngắn hạn, tính từ ngày GTCG được mua, bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở đến ngày thanh toán) tối đa theo quy định của Thống đốc trong từng thời kỳ.

b. Mua hoặc bán có kỳ hạn:

NHNN bán các giấy tờ có giá cho các thành viên trên TTM và cam kết sẽ mua lại các GTCG này sau một thời gian nhất định (7 ngày, 14 ngày hoặc 28 ngày. Việc chuyển giao quyền sở hữu của các GTCG từ NHNN cho TCTD thành viên hoặc ngược lại chỉ mang tính tạm thời. Sau thời hạn giao dịch đã cam kết thì quyền sở hữu lại chuyển về chủ sở hữu lúc ban đầu.

Bảng 2.4. Số lượng các phiên giao dịch NVTTM từ năm 2008 - 2012

(tính đến 31/12/2012)

2008 402 0 260 133 9 2009 329 0 261 68 0 2010 491 0 490 1 0 2011 431 0 431 0 0 2012 378 0 299 79 0 Tổng số 2.031 0 1.741 281 9

Năm Số Phiên trúng thầu Phương

t lức đấu thầu Phương thức xét thầu Lãi

suất Khối lượng Ls riêng lẻ Ls thống nhất

2008 402 18 384 0 402 2009 329 68 261 0 329 2010 491 0 491 0 491 2011 431 0 431 0 431 2012 338 72 266 0 338 Nguôn: NHNN

Bảng số liệu trên cho ta thấy số phiên năm 2011 tăng mạnh nhất nhưng sang năm 2012 giảm hẳn so với các năm trước, chủ yếu là mua kỳ hạn.

* Phương thức đấu thầu:

Việc mua hoặc bán GTCG giữa NHNN và các TCTD trên TTM được thực hiện qua phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. Tại mỗi phiên đấu thầu, NHNN chỉ áp dụng một phương thức đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất.

Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, NHNN sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng để đạt được mục tiêu điều hành CSTT trong từng thời kỳ. Việc NHNN công bố lãi suất nhằm khuyến khích các TCTD mua tín phiếu NHNN.

Do ảnh hưởng hậu quả của suy thoái kinh tế khi các TCTD thiếu vốn khả dụng thì đặt thầu lãi suất nghiệp vụ mua kỳ hạn 7 ngày tăng cao. Việc này gây ra cuộc chạy đua tăng lãi suất chóng mặt trên thị trường tiền tệ vào năm 2011.

Bảng 2.5. Phương thức đấu thầu, xét thầu trong các phiên giao dịch

Nguôn: NHNN

Vì vậy, để ổn định lãi suất thị trường, sang năm 2012, NHNN đã chuyển sang đấu thầu lãi suất nhưng xét thầu thống nhất hoặc đấu thầu khối lượng (công bố lãi suất) để các TCTD dễ dàng trúng thầu khi tham gia nghiệp

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 56 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w