Bộ máy tổ chức và điều hành nghiệp vụ Thị trường mở

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 41 - 49)

(1) Bộ phận quản lý vốn khả dụng thuộc Phòng Chính sách tiền tệ và

Quản lý vốn khả dụng (Vụ chính sách tiền tệ): Cung cấp thông tin và dự báo

vốn khả dụng theo định kỳ để báo cáo Ban điều hành, kiến nghị với Ban điều hành về khối lượng giấy tờ có giá cần mua, cần bán trong phiên đấu thầu.

(2) Ban Điều hành nghiệp vụ TTM: trực tiếp chỉ đạo điều hành hoạt

động nghiệp vụ TTM. Ban điều hành có trách nhiệm thay mặt Thống đốc NHNN điều hành hoạt động của nghiệp vụ TTM. Ban điều hành được thành lập theo Quyết định số 87/2000/QĐ-NHNN9 ngày 13/3/2000 của Thống đốc NHNN trong đó:

+ 01 Phó Thống đốc NHNN là trưởng ban

+ Phó trưởng ban thường trực là Vụ trưởng vụ Chính sách tiền tệ + 01 Phó trưởng ban là Giám đốc Sở giao dịch.

+ Các ủy viên Ban điều hành là đại diện lãnh đạo các Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý Ngoại hối và Sở Giao dịch.

+ Thư ký Ban là chuyên viên các Vụ Chính sách tiền tệ và Sở Giao dịch. Ban điều hành có nhiệm vụ: điều hành hoạt động nghiệp vụ TTM theo quy định; phân tích các thông tin về tình hình dự báo vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng do các đơn vị và chi nhánh của NHNN cung cấp để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định về nghiệp vụ TTM; quyết định các loại giấy tờ có giá cần mua, cần bán; lãi suất, thời hạn mua hoặc bán (nếu có); phương thức xét thầu và các vấn đề liên quan khác; thông báo các thông tin cần thiết đã được Ban điều hành quyết định cho Giám đốc Sở Giao dịch thực hiện; trình Thống đốc NHNN về mức vốn, nguồn vốn, khối lượng tín phiếu cần mua hoặc cần bán, lãi suất và thời hạn mua, bán tín phiếu tối đa trong từng thời kỳ.

Mọi vấn đề từ chủ trương định hướng đến các quyết định cụ thể trong từng phiên giao dịch hay các sáng kiến cải tiến cơ chế, quy trình kỹ thuật đều được Ban điều hành bàn bạc tập thể tại cuộc họp của Ban để đi đến thống nhất ý kiến. Trong trường hợp còn có ý kiến khác được bảo lưu. Việc điều hành nghiệp vụ TTM đã ngày càng mang tính thị trường, các quyết định mua hoặc bán đều được Ban điều hành cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở xem xét tình hình vốn khả dụng của hệ thống các TCTD, xu hướng lãi suất thị trường và mục tiêu điều hành CSTT của NHNN.

Trong thời gian qua, Ban Điều hành đã chỉ đạo điều hành hoạt động nghiệp vụ thị trường mở thông suốt, an toàn và hiệu quả, góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu điều hành CSTT của NHNN.

(3) Phòng Nghiệp vụ thị trường tiền tệ (Sở Giao dịch): thực hiện các

quy trình, thủ tục đấu thầu, xét thầu theo quy định của Ban điều hành.

(4) Bộ phận đăng kí GTCG (Sở Giao dịch): thực hiện việc đăng kí, tiếp

nhận, bảo quản GTCG cho các thành viên tham gia đấu thầu.

(5) Bộ phận thanh toán (Sở Giao dịch): thực hiện việc hạch toán kế

toán, chuyển tiền đối với giao dịch nghiệp vụ TTM.

Ngoài ra còn một số phòng ban khác góp phần vận hành hoạt động nghiệp vụ TTM.

- Phòng thị trường và bảo lãnh thuộc vụ Tín dụng thực hiện xây và hoàn thiện các cơ chế, quy chế cho hoạt động nghiệp vụ TTM.

- Phòng Kế toán, phòng Thanh toán điện tử liên ngân hàng thuộc Sở Giao dịch thực hiện các nghiệp vụ hạch toán, thanh toán chuyển tiền, lưu ký các GTCG ....

- Các phòng Kỹ thuật I, Kỹ thuật II, phòng Thông tin thuộc cục Công nghệ tin học ngân hàng thực hiện thiết kế cài đặt chương trình phần mềm ứng dụng, trang bị phần cứng, đường truyền kết nối, xử lý các vấn đề kỹ thuật trong việc thực hiện nghiệp vụ thị trường mở qua mạng.

STT TÊN THÀNH VIÊN

I NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC

_____ 1_

Ngân hàng Công thương Việt Nam_________________________ _____ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam____________________ _____

3_ Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam__________________ _____ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam_________________________ _____

5_

Ngân hàng PT Nhà đồng bằng S.Cửu Long___________________

II QUỸ VÀ CÁC CÔNG TY TÀICHÍNH _____________________

_____ 6_

Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương_________________________ _____

7_ Công Ty Tài chính Bưu Điện______________________________ _____

8_

Công ty Tài chính Hóa chất Việt Nam_______________________ _____ Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí VN (PVFC)__________ ____

10

Công ty tài chính cổ phần HANDICO_______________________ ____

11

Công ty Tài chính điện lực________________________________ ____

12 Công ty tài chính Vinaconex______________________________ ____ Công ty TC cổ phần xi măng______________________________ ____

14

Công ty TNHH MTV Tài chính than KSVN__________________ ____

15 Công ty TNHH MTV Tài chính PPF Việt Nam________________

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ tổ chức và điều hành hoạt động nghiệp vụ TTM

2.1.3. Thành viên và hàng hóa tham gia nghiệp vụ TTM

2.1.3.1. Thành viên tham gia NVTTM: bao gồm NHNN và các TCTD.

Ngân hàng Nhà nước tham gia với tư cách vừa là thành viên vừa là người điều hành thị trường. NHNN là cơ quan xem xét và cấp giấy công nhận là thành viên của thị trường mở cho các TCTD đủ điều kiện quy định.

Tổ chức tín dụng: các TCTD được thành lập theo Luật Các TCTD có đủ các điều kiện quy định sau đây thì được tham gia TTM:

- Có tài khoản tiền gửi tại NHNN (Sở Giao dịch NHNN hoặc chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố);

- Có đủ các phương tiện cần thiết để tham gia NVTTM gồm: máy fax, máy vi tính nối mạng internet;

- Có giấy đăng ký tham gia NVTTM theo quy trình lưu ký 2673/QT- SGD ngày 24/11/2004 và được NHNN chấp thuận.

Sau gần 10 năm hoạt động, đến ngày 30/12/2012 đã có 81 TCTD được công nhận là thành viên tham gia NVTTM, trong đó có 5 NHTM nhà nước, 35 NHTM Cổ phần, 06 Ngân hàng Liên doanh, 25 Ngân hàng nước ngoài và chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, 10 Công ty tài chính và Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương.

Số lượng thành viên tham gia thường xuyên TTM đã tăng, nếu trước đây chỉ có 1-5 thành viên/phiên, đến nay bình quân có 15 thành viên/phiên chào mua tham gia. Điều này thể hiện các TCTD đã quan tâm đến NVTTM. Những thành viên thường xuyên tham gia hoạt động NVTTM có thể coi là những thành viên năng động nhất trên thị trường tiền tệ, góp phần quan trọng trong việc điều hoà vốn cho thị trường, truyền dẫn vốn từ NHNN đến những

TCTD thiếu vốn nhưng không có đủ các công cụ để tham gia NVTTM.

Bảng 2.1: DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TTM

III NGAN HÀNG TMCP___________________________________

____

16 Ngân hàng TMCP An Bình_______________________________ ____

17 Ngân hàng TMCP Á Châu

____ Ngân hàng TMCP Dâu Khí Toàn câu________________________ ____

19 Ngân hàng TMCP Đại Á_________________________________ ____

20 Ngân hàng TMCP Đại Dương_____________________________ ____

21 Ngân hàng TMCP Đông Á________________________________ ____

22 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á___________________________ ____

23

Ngân hàng TMCP Bản Việt_______________________________ ____

24 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam_______________________ ____ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam_____________________ ____ Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt_______________________ ____

27 Ngân hàng TMCP Nam Á________________________________ ____ Ngân hàng TMCP Nam Việt_______________________________ ____

29 Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM_______________________ ____

30 Ngân hàng TMCP Phương Đông___________________________ ____

31 Ngân hàng TMCP Phương Nam____________________________ ____ Ngân hàng TMCP Quân đội_______________________________ ____

33 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam________________________ ____

34 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín______________________ ____

35 Ngân hàng TMCP Sài Gòn _________________________ ____

36 Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương_____________________ ____

37 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Ha Nội________________________ ____ Ngân hàng TMCP Tiên Phong

____

39 Ngân hàng TMCP Xăng dâu Petrolimex_____________________ ____

40 Ngân hàng TMCP Việt Á_________________________________ ____

41 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng___________________ ____

42 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu VN______________________ ____

43

Ngân hàng TMCP Bắc Á_________________________________ ____

44 4 Ngân hàng TMCP Bảo Việt_______________________________ 5 Ngân hàng TMCP VN Thương tín__________________________ ____

46 Ngân hàng TMCP Kiên Long______________________________ ____

47 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất_______________________________ ____

48

Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkong_______________________ ____

49 Ngân hàng Đại Tín______________________________________ ____

50IV Ngân hàng TMCP Phương TâyNGÂNHÀNGLIÊN DOANH

____

51 VID Public Bank_______________________________________ ____

____

53 Ngân hàng Liên doanh Việt Nga___________________________ ____

54 Ngân hàng Liên doanh Lào Việt tại Hà nội___________________ ____

55 Ngân hàng Liên doanh Lào Việt tại TP HCM_________________ ____ Ngân hàng Liên doanh Việt Thái___________________________

V NGAN HÀNG NƯỚC NGOÀI VÀ CN NH NƯỚC NGOÀI

____

57 Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam_____________________ ____ 58 Ngân hàng Bangkok CN Tp. HCM_________________________ ____ 59 Bank of China, CN TP HcM______________________________ ____ 60

Ngân hàng BNP PARIBAS, Chi nhánh HCM_________________ ____

61 Ngân hàng Thương Mại Chinfon, CN Hà nội_________________ ____ Citi Bank N.A, Chi nhánh Hà Nội

____ Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia-CN HCM________ ____

64 Deutsche Bank AG, TP. HCM_____________________________ ____ Ngân Hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam___________________ ____

66 Ngân hàng Mizuho Corporate Bank, Ltd. Hà Nội______________ ____

67 Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc, CN HN____________________ ____

68 Ngân hàng United Overseas, HCM_________________________ ____ Ngân hàng TNHH MTV Standard Charterd Việt Nam__________ ____

70 Ngân hàng TNHH MTV Hong Leong Vietnam________________ ____

71 Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Vietnam___________________ ____

72 Ngân hàng Credit Agricole Corporation CN Tp HCM__________ ____

73 Ngân hàng DBS CNTP HCM _____________________________ ____

74 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia__________________ ____ Ngân hàng Thương mại Taipei Fubon_______________________ ____

76 Ngân hàng ANZ chi nhánh Hà nội__________________________ ____

77 Ngân hàng China Bank CN TP HCM_______________________ ____

78 Ngân hàng ICBC CN TP Hà nội ____

79 Ngân hàng Bank of Tokyo Mitsubishi HCM__________________ ____

80

Ngân hàng Bank of Communication HCM___________________ ____

Nguồn NHNN

2.1.3.2. Hàng hóa tham gia nghiệp vụ thị trường mở

* Hàng hóa được phép giao dịch: Theo Điều 21 Luật NHNN năm 1997 có quy định các công cụ được giao dịch trên NVTTM là "...mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG ngắn hạn

khác". Do yêu cầu nghiệp vụ TTM phải có độ an toàn cao, nên khi mới đi vào hoạt động, GTCG sử dụng trong giao dịch NVTTM chỉ bao gồm tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN. Tuy nhiên, lãi suất của các GTCG này không cao nên đã không hấp dẫn các TCTD mua để làm dự trữ thanh khoản.

Theo tinh thần Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN các GTCG được sử dụng trong NVTTM đã được mở rộng. Theo đó, NHNN thực hiện NVTTM thông qua việc mua bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG khác trên TTTT. Vì vậy NHNN đã mở rộng các loại GTCG sử dụng trong giao dịch NVTTM ngoài tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu NHNN (ngắn hạn) còn bao gồm cả trái phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái, trái phiếu đầu tư do Ngân sách trung ương thanh toán (dài hạn). Qua đó, khối lượng hàng hóa tham gia TTM tăng lên nhanh chóng, kéo theo đó là sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ tại Việt Nam.

Theo quy định tại Quy chế Nghiệp vụ TTM, các loại GTCG được NHNN chấp nhận giao dịch qua NVTTM phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại giấy tờ có giá được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;

- Được phát hành bằng đồng Việt nam và trái phiếu ngoại tệ = USD. - Được lưu ký tại NHNN trước khi đăng ký bán;

Sau một thời gian hoạt động, nghiệp vụ TTM phát triển tương đối ổn định và thu được các kết quả khả quan, việc bổ sung thêm hàng hóa cho TTM là cần thiết. Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc NHNN cho phép các TCTD là thành viên tham gia các giao dịch tái cấp vốn được sử dụng trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành trong hoạt động mua có kỳ hạn trong nghiệp vụ

TTM. Hàng hóa của nghiệp vụ TTM đã được mở rộng bao gồm cả các GTCG dài hạn được giao dịch trên thị trường vốn là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, thì NHNN cũng cần có sự cân nhắc khi sử dụng chúng để đảm bảo việc mua bán các GTCG là phục vụ cho điều hành CSTT và tránh khỏi đầu tư trực tiếp cho các giấy tờ có giá dài hạn. Vì vậy, trưởng Ban điều hành nghiệp vụ TTM có trách nhiệm quyết định các trái phiếu và giá trị của các trái phiếu đối với từng phiên giao dịch nghiệp vụ TTM. Tuy nhiên, giá trị giao dịch của các trái phiếu được tham gia trong mỗi lần (phiên) giao dịch mua có kỳ hạn trong nghiệp vụ TTM vẫn bị khống chế tối đa bằng 50% giá trị của giao dịch đó.

Trước nhu cầu của các thành viên tham gia thị trường và thực hiện mục tiêu đa dạng hóa cũng như tăng tính thanh khoản cho các loại hàng hóa giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã nới lỏng các tỉ lệ giá trị bị hạn chế khi sử dụng các loại trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành. Đồng thời NHNN cũng cho phép bổ sung loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Điều này được cụ thể bằng thông tư số 11/QĐ-NHNN ngày 06/01/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, trong đó các loại GTCG được tham gia giao dịch trên nghiệp vụ TTM bao gồm:

- Tín phiếu NHNN. - Tín phiếu kho bạc. - Trái phiếu kho bạc.

- Trái phiếu công trình Trung ương. - Công trái xây dựng Tổ quốc.

- Trái phiếu Chính phủ Quỹ Hỗ trợ phát triển được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.

- Trái phiếu tổng công ty đường cao tốc Việt Nam. - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm:

+ Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;

+ Trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.

+ Trái phiếu do Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.

- Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

Ngoài ra các loại GTCG trên đây phải có đủ các điều kiện sau: - Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của TCTD.

- Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với NHNN.

2.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TTM TRONG BỐI CẢNH NỢ XẤU NGÂN HÀNG TĂNG CAO

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w