QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIỆP VỤ TT MỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 95 - 99)

TRONG BỐI CẢNH NỢ XẤU NGÂN HÀNG TĂNG CAO HIỆN NAY

3.1.1. Quan điểm về điều hành nghiệp vụ TTM

Nen kinh tế Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng với thị trường quốc tế và khu vực, chính sách tiền tệ còn phải thực hiện đa mục tiêu và chịu nhiều sức ép dư luận trong quá trình điều hành, sự phối hợp giữa các chính sách kinh tế vĩ mô chưa phải thường xuyên đạt được kỳ vọng. về mặt nguyên lý cũng như thực tiễn, mục tiêu cao nhất của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát đã thực hiện được, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, mục tiêu trung gian là các khối tiền trong lưu thông, trực tiếp là M2 đã thấy rõ, mục tiêu hoạt động là dự trữ của NHTM và lãi suất ngắn hạn, trực tiếp là lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất thị trường liên ngân hàng đã thấy tác động tức thời. Thanh khoản của các NHTM nhất là các NHTM có nhiều khó khăn mặc dù có những thời điểm căng thẳng nhưng về căn bản đảm bảo. Lãi suất ngắn hạn đang giảm xuống và xu hướng đường cong lãi suất đã xuất hiện.

Do đó việc điều hành CSTT cần được linh hoạt hơn nữa, các biện pháp hành chính cần được giảm dần. Đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại các Tập đoàn kinh tế, Tong công ty nhà nước và đổi mới nhận thức về hoạt động tiền tệ, ngân hàng trong cơ chế thị trường; cần đánh giá khách quan, đầy đủ việc điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đó là các nhân tố hết sức cần thiết để đảm bảo cho thực hiện có hiệu quả, thành công hơn nữa CSTT trong thời gian tới.

Mục tiêu chiến lược phát triển NHNN là xây dựng NHNN thành NHTW hiện đại với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp. NHNN có đủ nguồn lực, năng lực về xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động NHTW để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Chính sách tiền tệ phải trở thành công cụ đắc lực để điều chỉnh và kiểm soát kinh tế vĩ mô nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế và đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống thị trường tài chính.

Với kinh nghiệm ổn định thị trường tiền tệ ở các nước thì NHNN là cơ quan chủ đạo trong việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật điều hành thị trường, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức tài chính và phi tài chính tham gia thị trường. Đồng thời NHNN trực tiếp tham gia thị trường thông qua các công cụ như nghiệp vụ TTM, tỷ lệ DTBB, lãi suất tái chiết khấu (trong đó nghiệp vụ TTM chiếm vị trí chủ đạo) nhằm tạo ra nhưng tác động điều chỉnh lãi suất, cung cầu tiền tệ trên thị trường.

3.1.2. Định hướng về điều hành nghiệp vụ TTM

- Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở xác lập một khuôn khổ CSTT thích hợp, hình thành các kênh dẫn truyền tác động của CSTT và lượng hóa các mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên, để thực hiện được định hướng này NHNN cần phải lựa chọn mô hình điều hành CSTT. Đó là mô hình điều tiết theo khối lượng hay theo giá cả. Từ nay đến 2020, với sự phát triển của thị trường tiền tệ thì NHNN cần tạo dựng các điều kiện để có thể thực hiện điều hành CSTT theo mô hình điều tiết giá, tức là điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất và định hướng chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường phù hợp với xu hướng tự do hóa tài chính. Mặt khác, NHNN cần phải xác định rõ mục tiêu

hoạt động, mục tiêu trung gian, mục tiêu cuối cùng và định lượng được các mục tiêu đó.

NHNN cần hoàn thiện các loại lãi suất như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất nghiệp vụ TTM...Khi đó thị trường tiền tệ hoạt động thường xuyên hơn và thông suốt hơn với sự vận hành đầy đủ và có hiệu quả nghiệp vụ TTM, thị trường liên ngân hàng, cho vay tái cấp vốn. Thị trường Việt Nam về cơ bản đã hình thành nhưng chưa thực sự phát triển. Hoạt động cho vay của NHNN dưới các hình thức tái cấp vốn, hoạt động của nghiệp vụ TTM, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ Swap, hoạt động mua bán các loại GTCG ngắn hạn nhằm mục đích điều tiết, cung ứng vốn khả dụng ngắn hạn đồng Việt Nam cho các ngân hàng, tạo điều kiện cho các TCTD đều có cơ hội tham gia các kênh cho vay, hoạt động tín dụng của NHNN, đảm bảo sự hoạt động thông suốt của thị trường liên ngân hàng.

- Xây dựng và thực thi CSTT theo cách luôn nhìn về phía trước, luôn có sự đánh giá xu hướng diễn biến của kinh tế trong nước và môi trường quốc tế, các tác động trung hạn của những thay đổi cung tiền, lãi suất tỷ giá đến nền kinh tế để có quyết sách về tiền tệ. Đe thực hiện được NHNN phải nâng cao công tác dự báo kinh tế vĩ mô nói chung, diễn biến thị trường tiền tệ và vốn khả dụng của các TCTD nói riêng. NHNN cần khẩn trương đổi mới và nâng cao khả năng dự báo kinh tế vĩ mô và tiền tệ và hoàn thiện các công cụ điều hành chính sách tiền tệ tác động trực tiếp tới lãi suất như nghiệp vụ TTM, cho vay tái cấp vốn, tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Thời gian qua NHNN đã có nhiều chính sách để tháo gỡ khó khăn cho các NHTM để đảm bảo khả năng thanh khoản như giảm các lãi suất điều hành, thị trường mở, tái cấp vốn, tuy lãi suất huy động đã được giảm xuống nhưng lãi suất cho vay chưa thực sự giảm như mong muốn nên các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được vốn vay rẻ của một số ngân hàng. Thực tế cho

thấy, việc điều hành lãi suất theo cơ chế thị trường (hay là lãi suất thỏa thuận) gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh không lành mạnh với nhiều kiểu lách luật khác nhau, thì việc áp trần lãi suất cho vay là một liệu pháp đúng dưới sự điều hành của “bàn tay hữu hình” của Nhà nước là hoàn toàn hợp lý và kịp thời.

Vì vậy, việc điều hành CSTT trong điều kiện nên kinh tế hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới ở nước ta hiện nay là bài toán khó và hết sức phức tạp, đòi hỏi phối hợp đồng bộ, hiệu quả với các công cụ khác của CSTT. Sự ổn định và phát triển của thị trường tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều hành CSTT ở mỗi quốc gia và duy nhất mà NHNN có thể can thiệp và là người chỉ đạo thực thi các mục tiêu của CSTT đề ra để đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền và tạo điều kiện cho môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động sâu rộng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, làm cho tình trạng nợ xấu của nền kinh tế gia tăng mạnh. Bối cảnh quốc tế đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, tiêu dùng suy giảm dẫn đến nợ xấu của ngân hàng và doanh nghiệp tăng nhanh. Theo nhận định của NHNN quá trình tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đi kèm với đó là tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Theo báo cáo của các TCTD đến ngày 31/5/2012 tổng nợ xấu là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47%. Còn theo kết quả giám sát của cơ quan Thanh tra NHNN thì đến 31/3/2012 nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu gia tăng là do năng lực quản trị rủi ro tại mỗi ngân hàng, doanh nghiệp còn yếu, còn mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được thức đo lượng hóa rủi ro nên dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Trước thực trạng trên,

Chính phủ đã nhận định: “Nợ xấu là vấn đề bức bách của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vấn đề này cần phải giải quyết càng sớm càng tốt, có thế mới khơi thông được dòng vốn, phục hồi sản xuất của các doanh nghiệp, đẩy đà tăng trưởng kinh tế đất nước”.

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w