động TTM
- Lãi suất đấu thầu TTM có thể không chi phối được lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng do đó hạn chế vai trò của TTM.
- Các thành viên tham gia đấu thấu bị hạn chế, tần suất giao dịch giảm, làm giảm tính thị trường của NVTTM và giảm hiệu lực điều tiết của NHNN. Các NH có tình trạng nợ xấu thì khả năng tham gia TTM là rất thấp hoặc có nhu cầu tham gia thì vấp phải trở ngại trong việc thực hiện quy trình cũng như giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn mà thôi.
- Năng lực tài chính của các TCTD có nợ xấu bị hạn chế, các TCTD này vẫn đang trong quá trình cơ cấu lại hoặc đang trong quá trình triển khai
Diễn biến các
năm (tỷ đồng)Nợ xấu Tổng dư nợ(tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu(%)
dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán, năng lực quản lý vốn còn hạn chế, có nguy cơ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro thanh khoản, gây biến động thị trường tiền tệ.
- Trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, hàng hóa có thể giao dịch TTM mà các NH đang nắm giữ cũng bị hạn chế ảnh hưởng xấu đến hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở.
- Ngân hàng cũng không cho vay được cộng thêm các khoản nợ cũ không xử lý giải quyết hình thành nợ xấu tăng. Thực trạng này khiến các TCTD không thể tham gia vào nghiệp vụ thị trường mở
* Hoạt động của hệ thống các TCTD về cơ bản an toàn nhưng cân đối vốn vẫn chưa được cải thiện, nợ xấu tăng, vẫn còn một số TCTD vi phạm tỉ lệ an toàn. Cân đối vốn theo kỳ hạn chưa vững chắc do tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong tổng tín dụng vẫn duy trì ở mức 42% như cuối năm 2011, trong khi phần lớn nguồn vốn huy động là ngắn hạn.
Trước hết khái quát qua tình hình nợ xấu là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng do nhiều nguyên nhân gây ra. Các khoản nợ không đủ tiêu chuẩn làm kéo dài thời gian tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh ngân hàng, mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng, và có thể làm ngân hàng phá sản.
Tỷ lệ nợ xấu ở các NHTM tăng rất nhanh trong giai đoạn 2010-2012 đặt biệt là năm 2012. Tính đến tháng 6/2012 nợ xấu tại các NHTM được NHNN công bố vào khoảng 256.000 tỷ đồng tương đương 10% tổng dư nợ tín dụng toàn ngành, đến tháng 12/2012 tỷ trọng nợ xấu không đổi nhưng qu:y mô nợ xấu đã tăng đến khoảng 280.000 tỷ đồng, đạt đỉnh cao về nợ xấu tại Việt Nam. Cụ thể cho thấy qua bảng dưới đây :
Năm 2009 45.000 1.800.000 25 Năm 2010 38.000 1.809.524 2,1 Năm 2011 78.000 2.363.637 3,3 Năm 2012 280.000 2.800.000 10
Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ tín dụng 1.754 2.301 2.577 2.637
Nợ xấu 36 58 85 232
Tỷ lệ (%) 2,03 2,51 3,30 8,80
Nguôn: Báo cáo NHNN
Từ đó có thể thấy được nguyên nhân do các NHTM VN đã thực hiện giám sát chặt chẽ quá trình phân loại và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN nhưng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng. Kết quả tỷ lệ nợ xấu tăng chiếm tỷ trọng cao trong cả hệ thống là do sự gia tăng tín dụng quá mức của các NHTM trong các ngành, lĩnh vực kinh doanh có mức rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào thị trường: bất động sản, xây dựng, vận tải... đặc biệt là tại các NHTM nhà nước.
Theo báo cáo của hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings, tỷ lệ nợ xấu thực sự của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể cao hơn tới 4 lần so với con số chính thức 3,3% được công bố trước đó. Các chuyên gia nước ngoài nhận định, hiện tại nợ xấu của các ngân hàng là nguy cơ lớn nhất đối với hệ thống tín dụng. Tới thời điểm hiện tại, Việt Nam còn 6 Ngân hàng có tình hình tín dụng yếu kém, chiếm khoảng 6% thị phần toàn hệ thống ngân hàng, nhiều NHTM bị NHNN Việt Nam hạn chế mở rộng tín dụng và đang gặp những khó khăn về thanh khoản do nhiều khoản vay mạo hiểm và các khoản nợ khó thu hồi khá lớn (nhất là những khoản vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản). Cụ thể tình hình nợ xấu tính đến thời điểm 30/06/2012
của một số NHTM lớn như sau : dẫn đầu là NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chiếm 6,14%; tiếp đến là NH TMCP Ngo ại thương Việt Nam 3,55%; NH Phát triển Nhà đồng bằng sông cửu long là 2,63%; NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2,52%; NH TMCP Công thương Việt Nam là 2,45%.
Ngoài ra do thị trường bất động sản lún sâu vào sự suy thoái, nhiều phân khúc quan trọng của thị trường như nhà ở, đất dự án và các bất động sản thương mại, dịch vụ đang trong tình trạng cung vượt cầu, giao dịch kém dẫn đến giá sụt giảm, nếu là các tài sản thế chấp thì rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ tăng lên đồng nghĩa với giá trị nợ xấu tăng.
Bảng 2.3. Diễn biễn tình hình nợ xấu năm 2009 - 2012
(Số liệu theo báo cáo tổng hợp của các TCTD và ủy ban giám sát TCQG)
Bảng này cho thấy nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tăng từ 2,5% năm 2010 lên 3,3% cuối năm 2011, tương ứng với khoảng 85.000 tỷ đồng. Đặt biệt nợ xấu của hệ thống tính đến ngày 30/9/2012 đã đột biến tăng cao là 8,8% tương đương 232.100 tỷ đồng. Việc tăng nhanh này lý giải là tình hình khó khăn của các doanh nghiệp trở nên trầm trọng hơn do sự trì trệ của nền kinh tế, lạm phát cao, chi phí vốn tăng do lãi vay rất cao (15%-20%) tỷ lệ hàng tồn kho tăng nhanh, khả năng trả nợ giảm, nợ xấu tăng.
Nợ xấu toàn hệ thống được công bố năm 2011 là 3,3% nhỏ hơn so với thông lệ quốc tế (5%). Tỷ lệ nợ xấu theo tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế còn cao. Các khoản cho vay của các NHTM nhà nước cho các doanh nghiệp nhà
nước và các dự án lớn của chính phủ, dự án bất động sản đóng băng tiếp tục là nguy cơ chủ yếu đối với an toàn hệ thống. Mặt khác, khả năng tự bù đắp rủi ro của các NHTM yếu, chưa xử lý tồn đọng triệt để, cùng với nhiều khó khăn do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. Các khoản nợ xấu có chiều hướng tăng tại các NHTM nhỏ và các NHTM dẫn đầu hệ thống. Nhóm nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ 49% trong cơ cấu nợ xấu. Bên cạnh đó, tình trạng đảo nợ làm đẹp báo cáo tài chính của các NHTM cũng xảy ra phổ biến.
Đến cuối tháng 5/2012 theo báo cáo của các TCTD tổng nợ xấu trong toàn hệ thống chiếm 4,49% tổng dư nợ cho nền kinh tế (cuối năm 2011 là 3,07%). Nợ xấu tăng lên so với đầu năm phát sinh từ các khoản nợ trước đây, thời gian qua do điều kiện thị trường không thuận lợi, hàng tồn kho tăng cao, tình hình tài chính của bên vay ngày một yếu đi, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên theo số liệu của cơ quan thanh tra giám sát NH của NHNN đưa ra tại cuối quý 2/2012 là 8,82%, cao hơn con số 8,6% vào cuối quý 1/2012 và có hơn nhiều con số báo cáo từ các TCTD (4,49%). Nợ xấu của hệ thống ngân hàng được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, và tổng giá trị của các tài sản thế chấp này bằng 135% giá trị nợ xấu. Cuối tháng 5/2012 các TCTD đã tiến hành trích dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu được khoảng 67.000 tỷ đồng.
Có thể nói, nợ xấu của Việt Nam được tính toán không thống nhất trong thời gian gần đây do một nguyên nhân hết sức quan trọng từ cách phân loại nợ và tính toán dự phòng khác nhau giữa các ngân hàng, thanh tra ngân hàng và các tổ chức quốc tế. Vì vậy để hướng tới thống nhất với chuẩn mực quốc tế tạo thuận lợi cho công tác giám sát và quản lý và so sánh nợ xấu thì các ngân hàng cần phải có lộ trình áp dụng phân loại nợ theo điều 7 quyết định số 495/2005/QĐ-NHNN. Đây là phương pháp phân loại nợ gần với chuẩn IAS 39 và phù hợp với hướng dẫn của Ủy ban Basel. Nợ xấu đã và
đang là mối quan tâm của các nhà quản lý kinh tế, việc tăng nhanh nợ xấu làm tăng cao rủi ro trong hoạt động tín dụng và trực tiếp tác động đến nền kinh tế nước ta vốn đang trong thời kỳ khó khăn. Do vậy việc tìm kiếm giải pháp và hạn chế nợ xấu ngân hàng, và đặc biệt nợ xấu từ dư nợ tín dụng bất động sản là vấn đề đặc biệt quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách.
Việc giải quyết nợ xấu cho các NHTM không những là điều kiện tiên quyết để làm sạch bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, phục hồi tính thanh khoản mà hơn nữa phục hồi chức năng cho vay và phục vụ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngược lại nếu vấn đề nợ xấu không được xử lý một cách ráo riết và khẩn trương, hệ thống ngân hàng có thể suy kiệt nhanh chóng vì mất vốn, mất thanh khoản và mất lòng tin của người dân, không thể loại trừ sự đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng như đã từng xảy ra tại Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
* Nguyên nhân của nợ xấu:
(1) Nguyên nhân xuất phát từ phía Ngân hàng: chính sách tín dụng không hợp lý quá đặt nặng vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến tăng trưởng tín dụng nóng hoặc cho vay tập trung vào những lĩnh vực có rủi ro cao, danh mục cho vay thiếu đa dạng cho nên hạn chế khả năng phân tán rủi ro. Do người xét duyệt cho vay chưa am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư không đúng. Ngân hàng bố trí cán bộ thiếu đạo đức hay hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Sau khi cho vay thiếu giám sát và quản lý khoản vay, chất lượng công tác, kiểm soát nội bộ của ngân hàng không tốt.
(2) Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng vay: khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, không có thiện chí trả nợ. Trình độ năng lực quản lý kinh doanh yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay không hiệu quả. Tình hình tài chính doanh nghiệp không tốt, thiếu minh bạch, sử dụng vay nợ quá lớn trong cấu
trúc vốn, dẫn đến khi lãi suất thị trường tăng cao làm các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.
(3) Nguyên nhân khác: môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động chưa hiệu quả. Các yếu tố kinh tế vĩ mô diễn biến theo chiều hướng bất lợi do thiên tai, dịch bệnh, do tác động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế của khu vực và thế giới.
Do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Những năm gần đây, tốc độ lạm phát của Việt Nam khá cao, trong khi đó tốc độ tăng trươgr kinh tế bị giảm thấp. Các yếu tố kinh tế vĩ mô diễn biến theo chiều hướng không thuận lợi và gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Với cơ cấu nợ rủi ro các NHTM khó có thể phản ứng tích cực với chính sách tiền tệ “chặt” đang được thực hiện khá quyết liệt hiện nay. Dấu hiệu xả hàng của thị trường bất động sản, vỡ nợ các trung tâm “tín dụng đen” là những dấu hiệu phản ánh và đe dọa tình trạng nợ xấu của hệ thống NHTM.
Nợ xấu tính đến 30/9/2012 theo NHNN công bố là khoảng 8,82% là một mức khá lớn nhưng không quá ghê gớm đến mức gây ra khủng hoảng tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải xử lý.
Trên đây là mô tả diễn biễn nợ xấu trong thời gian từ năm 2009 - 2012 để từ đó thấy được tác động gián tiếp của nó ảnh hưởng đến việc điều hành CSTT của NHNN cũng như hoạt động nghiệp vụ TTM là cơ sở để phân tích rõ hơn vấn đề hiệu quả của TTM.