Thông thường, mục tiêu cấp thiết và ngắn hạn trước mắt là xử lý nợ xấu hiện tại đồng thời ngăn ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Mục tiêu về lâu dài là thúc đẩy tái cơ cấu hệ thống ngân hàng để đảm bảo tính hiệu quả và kỷ luật. Đối với Việt Nam hướng xử lý nợ xấu cần thực hiện qua các bước sau:
Thứ nhất, về mặt tổng thể, Nhà nước cần ổn định và củng cố tình hình kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tăng khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Thứ hai, nến để các ngân hàng tự xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường. Các công ty quản lý tài sản (AMC) của các ngân hàng hiện nay có điều kiện thuận lợi nhất định khi xử lý nợ xấu vì hiểu rõ thông tin cả chủ nợ lẫn con nợ. Đồng thời các ngân hàng tiến hành một số biện pháp tái cơ cấu nợ như giãn thời hạn trả nợ, xóa nợ lãi hay một phần nợ gốc cho doanh nghiệp, chuyển đổi nợ thành cổ phần.
Thứ ba, bên cạnh việc để các ngân hàng tự xử lý, cũng cần có sự tham gia từ phía nhà nước trong quá trình xử lý nợ xấu để có thể giải quyết nhanh chóng và hiệu quả. Dưới nhiều hình thức khác nhau, NHNN có thể thông qua nghiệp vụ tái cấp vốn hay cung cấp thanh khoản tạo cơ chế cho các ngân hàng có điều kiện cơ cấu lại danh mục tài sản và bù đắp tổn thất trong kinh doanh. Khuyến khích các ngân hàng tiến hành mua bán, sáp nhập lẫn nhau nhằm cải thiện tình hình. Một số thiết chế Nhà nước hiện nay vốn có trách nhiệm cũng
như kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ và tái cơ cấu DNNN có thể đóng vai trò quan trọng trong xử lý nợ xấu, đặc biệt khi lượng nợ của các DNNN chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nợ xấu. Có thể thấy nợ xấu của ngành ngân hàng do nhiều nguyên nhân khác nhau và là sự tương phản của bức tranh kinh tế vĩ mô. Nợ xấu của ngân hàng cũng gắn liền với sự ứ đọng vốn trong sản xuất kinh doanh, hàng hóa tồn kho, công trình đầu tư dở dang, thị trường bất động sản suy giảm... Do đó xử lý nợ xấu không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành ngân hàng mà đòi hỏi phải có hệ thống các giải pháp xử lý đồng bộ. Nợ xấu của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng là hệ quả về những bất cập của nền kinh tế. Nợ xấu có thể coi là một tất yếu trong quá trình kinh doanh của các TCTD, vấn đề của các tổ chức này là hạn chế ở mức tối đa và để nợ xấu ở mức có thể quản lý và giải quyết được. Muốn vậy cần phải cải cách cơ bản cơ cấu và hoạt động quản trị của các ngân hàng, TCTD và quá trình xử lý nợ xấu cần trở thành một hợp phần trong tổng thể tái cơ cấu hệ thống ngân hàng cũng như tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.
Song cũng nhiều ý kiến cho rằng thực tế nhiều khoản nợ của các TCTD Việt Nam không “quá xấu” bởi các khoản nợ có tài sản đảm bảo chiếm 84%. Số tài sản này có giá trị bằng khoảng 135% khoản nợ xấu. Nhiều khoản được trích lập dự phòng rủi ro. Theo công bố NHNN, đến nay các TCTD đã trích lập dự phòng rủi ro khoảng 70.000 tỷ đồng cho việc xử lý nợ xấu. Việc các NHTM tăng cường trích lập quỹ dự phòng theo đúng quy định của pháp luật vì thế số liệu trích lập quỹ tăng nhanh trong quý III/2012 là một tín hiệu tốt. Đây là điều đáng mừng vì các NHTM trong điều kiện khó khăn nhưng vẫn hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và cắt giảm bớt lãi, tiết giảm chi phí, giảm lương để tăng khả năng xử lý nợ xấu, tạo điều kiện ổn định và lành mạnh tình hình tài chính ngân hàng.
Vì vậy việc phải đưa ngay ra các giải pháp để xử lý và kiểm soát vấn đề nợ xấu là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Để thực hiện được điều này, nếu chỉ bản thân các ngân hàng và NHNN khó có thể thực hiện được mà cần có sự hỗ trợ.
Giải quyết nợ xấu còn là vấn đề nhiều tranh cãi, đến nay chính phủ cũng chưa công bố đề án xử lý nợ xấu, các vấn đề lớn như cần sử dụng bao nhiêu tiền để xử lý nợ xấu, cần minh bạch hóa ở mức độ nào khi tiến hành xử lý nợ xấu, cần hợp tác với tư nhân để giảm bớt khó khăn cho các ngân hàng, nên kiên quyết cứng rắn với các ngân hàng thiếu vốn thậm chí là ngân hàng quá yếu kém giải thể. Hiện nay, NHNN đã tốn nhiều công sức và thời gian tìm ra lời giải. Song nếu không sớm giải quyết được “cục máu đông” này thì dòng vốn các TCTD vẫn chưa được khơi thông để đến nhiều hơn với doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế.
Giải pháp trong bối cảnh hiện nay là một mặt tìm cách để hạ lãi suất cho vay xuống trước, mặt khác sớm dỡ bỏ ‘con đê’ trần lãi suất đã và đang hạn chế các dòng vốn chảy vào các NHTM, kiến tạo đường cong lãi suất mới trên nền lãi suất trái phiếu Chính phủ thích ứng. Đối với NHNN, đường cong lợi tức trái phiếu có tác động tích cực tới việc điều hành thị trường tiền tệ. Với các số liệu về lãi suất và kỳ hạn giao dịch trên thị trường trái phiếu chính phủ, NHNN có cơ sở tham chiếu quan trọng để đưa ra các mức lãi suất điều hành sát với diễn biến của thị trường tiền tệ trong các nghiệp vụ TTM hay tái cấp vốn đối với các TCTD. Qua đó, tác động trực tiếp tới lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng. Vì vậy với việc ra đời của đường cong lợi tức trái phiếu chính phủ, NHNN có thêm nguồn thông tin để tính toán cụ thể khi đưa ra quyết định phù hợp trong việc sử dụng các công cụ tiền tệ, vừa đảm bảo được mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, vừa thúc đẩy hoạt động của thị trường liên ngân hàng an toàn và ổn định.
Giải pháp về mặt vĩ mô: Quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản, quản lý các dự án cơ sở hạ tầng ở các địa phương, đồng thời với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.
Thứ nhất là quản trị, đối với các Ngân hàng để có thể đưa ra các quyết định tín dụng có chất lượng, đòi hỏi ngân hàng không chỉ có đầy đủ thông tin về khách hàng mà còn phải có đội ngũ nhân viên có khả năng phân tích tín dụng, khả năng phán đoán.
Thứ hai là áp dụng phương pháp phân loại nợ có khả năng cảnh báo
sớm rủi ro tín dụng. Tại khoản 1, điều 4 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
quy định thời gian tối đa 03 năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực, TCTD phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân lợi, quản lý chất lượng tín dụng.
Thứ ba là nâng cao vai trò của CIC và phát triển hoạt động xếp hạng
tín nhiệm độc lập. CIC (Trung tâm thông tin tín dụng) cần có đề án xây dựng
và phát triển hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, xử lý thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định khách hàng, cũng như kiểm soát rủi tín dụng của hệ thống ngân hàng một cách đầy đủ và có hệ thống.