Đánh giá tác động của nghiệp vụ TTM đối với xử lý nợ xấu ngân hàng

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 81 - 95)

2.2.3.1. Kết quả đạt được

(1) Quy mô hoạt động của nghiệp vụ TTM có nhiều thay đổi.

- Từ năm 2008 đến 2012 quy mô hoạt động thay đổi cả doanh số giao dịch và tần suất phiên giao dịch, kỳ hạn giao dịch được đa dạng hóa. NVTTM ngày càng thể hiện vai trò là công cụ gián tiếp chủ yếu trong điều hành CSTT. NHNN tăng cường sử dụng công cụ này tác động đến vốn khả dụng của các TCTD từ đó tác động trực tiếp đến cơ sở tiền tệ, qua đó tác động đến lượng tiền cung ứng cũng như tác động tới thị trường tiền tệ. NVTTM trở thành công cụ tác động lớn nhất vào vốn khả dụng và kinh doanh vốn của hệ thống TCTD. Thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Khối lượng giao dịch NVTTM có tăng tuy không nhiều trong năm 2012 nhưng số phiên giao dịch được thực hiện thường xuyên hơn về doanh số giao dịch bình quân mỗi phiên, qua đó tăng khả năng điều tiết của công cụ này đến vốn khả dụng của các TCTD.

- Tỷ trọng doanh số mua qua NVTTM trong tổng doanh số hỗ trợ vốn của NHNN qua các kênh ngày càng tăng. Điều này cho thấy NVTTM ngày càng

đóng vai trò quan trọng và được NHNN sử dụng để tác động đến quá trình cung

ứng tiền nhằm đạt được mục tiêu CSTT quốc gia trong từng thời kỳ.

- Khối lượng giao dịch trong từng phiên cũng tăng. Khối lượng giao dịch là yếu tố cực kỳ quan trọng cho phép cung ứng hoặc rút bớt khối lượng tiền cơ sở. NVTTM trở thành công cụ chủ chốt trong điều hành CSTT của NHNN.

- Bên cạnh đó kỳ hạn giao dịch mua/bán lại cũng được đa dạng hóa từ 7 ngày đến 182 ngày phù hợp với tình hình vốn khả dụng của các TCTD và nhu cầu điều tiết của NHNN. Định kỳ giao dịch đã được điều chỉnh linh hoạt. Tần suất giao dịch là 1-2 phiên/ngày, với nhiều kỳ hạn giao dịch, nhằm điều tiết

vốn khả dụng của các TCTD, đảm bảo khả năng thanh toán, đảm bảo ổn định TTTT và an toàn hệ thống.

- Số lượng thành viên tham gia NVTTM tăng không đáng kể từ năm 2008 đến nay, không chỉ có NHTM nhà nước mà các TCTD khác cũng thường xuyên, tích cực tham gia nghiệp vụ này. Có thể nói, những thành viên thường xuyên tham gia hoạt động NVTTM là những thành viên năng động nhất trên TTTT, số lượng thành viên tham gia NVTTM hiện nay là 81 TCTD với đầy đủ loại hình NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các thành viên không phải là các NHTM lớn mặc dù bị hạn chế về giấy tờ có giá, khả năng cạnh tranh, nhưng vẫn tiếp cận được với nguồn vốn trên TTM do NHNN áp dụng hình thức xét thầu phân bổ khối lượng, và đưa ra mức cung lớn mỗi phiên. Việc thay đổi trong điều hành công cụ lãi suất tạo ổn định TTTT, ổn định mặt bằng lãi suất. Hơn nữa NHNN tăng cường công tác thanh tra, giám sát kiểm tra đối với việc chấp hành của các TCTD và xử lý nghiêm minh các TCTD vi phạm quy định, NHNN đã góp phần duy trì mặt bằng lãi suất đầu vào của các TCTD ở mức hợp lý tạo tiền đề để các TCTD giảm lãi suất cho vay từ đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay ngân hàng, tiếp tục quá trình sản xuất hoạt động để tạo ra lợi nhuận cũng như trả được nợ cho ngân hàng.

(2) Cơ chế và quy trình nghiệp vụ TTM đã không ngừng được cải tiến và hoàn thiện.

- Các giấy tờ có giá được sử dụng trong NVTTM đã được mở rộng theo Quyết định số 11/QĐ-NHNN ngày 6/1/2010 về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước.

- Hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống phần mềm kế toán KTP của Sở Giao dịch của NHNN được đầu tư và phát triển, tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và NVTTM được thanh quyết toán

tức thời, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các TCTD. Trước kia một ngày chỉ thanh toán 1 phiên, tuy nhiên hiện nay phần mềm kế toán giao dịch và phần mềm KTP có thể thanh toán 2-3 phiên giao dịch TTM/ngày.

- Các thủ tục giao dịch NVTTM không ngừng được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện. Quy trình kỹ thuật và thủ tục giao dịch NVTTM cũng tiếp tục có những cải tiến đáng kể để thu hút thành viên tham gia. Nổi bật nhất là áp dụng thành công chương trình đầu thầu TTM qua mạng. Các thành viên thị trường mở có thể dễ dàng tham gia đấu thầu, tra cứu thông tin thông tin, quản lý giấy tờ có giá của mình qua mạng, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường, kể cả NHNN trong việc tổ chức đấu thầu, quản lý thông tin các thành viên.

Nghiệp vụ TTM đã trở thành nghiệp vụ nhanh chóng nhất trong số các nghiệp vụ hỗ trợ vốn của NHNN đối với các TCTD, thể hiện qua việc các TCTD có thể nhận vốn vay ngay trong ngày để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán.

(3) Nghiệp vụ TTM được điều hành linh hoạt, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ CSTT khác.

Nghiệp vụ TTM ngày càng được NHNN sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ, kết hợp chặt chẽ và đồng bộ nghiệp vụ này với các công cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT và thực hiện mục tiêu CSTT.

Nhìn chung, việc điều hành NVTTM đã được kết hợp tương đối đồng với công cụ CSTT khác nhằm thực hiện mục tiêu CSTT. Lãi suất NVTTM đã kết hợp khá chặt chẽ với lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất vay qua đêm để định hướng lãi suất thị trường. NHNN đã từng bước định hướng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm được điều chỉnh dần là lãi suất trần, lãi suất chiết khấu được coi là lãi suất sàn của thị trường, lãi suất NVTTM

được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu là hai nội dung cơ bản nằm trong chính sách tái cấp vốn của NHNN trong thời gian qua. Hiệu quả của công cụ này vừa đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, vừa đảm bảo khả năng thanh toán cho các TCTD. Đặc biệt trong dịp đầu năm 2012 NHNN đã cho vay hỗ trợ thanh khoản một số NHTMCP có tình trạng yếu kém về thanh khoản. NHNN chủ động được việc cung ứng vốn ra, đồng thời có thu hút vốn về qua kênh phát hành tín phiếu NHNN với số lượng mà các TCTD mua tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ các TCTD đã thừa khả năng thanh toán và vốn huy động được tăng đáng kể không sử dụng được cho vay do đó sử dụng mua tín phiếu NHNN là có hiệu quả trong việc duy trì nguồn vốn của ngân hàng không bị “đóng băng” mà vẫn có lãi.

(4) Nghiệp vụ TTM là kênh để Ngân hàng Nhà nước có được thông tin về tình hình nguồn vốn của các TCTD và về tình hình thị trường tiền tệ nói chung, làm cơ sở cho việc điều hành CSTT.

Thông qua hoạt động NVTTM, NHNN đã tạo tín hiệu về định hướng điều hành của NHNN cũng như có được nguồn thông tin phản hồi từ phía TCTD về tình hình thị trường tiền tệ. Thông qua việc tổng hợp, phân tích các thông tin về khối lượng, lãi suất đặt thầu và trúng thầu trong các phiên giao dịch NVTTM cũng có thể đưa ra các nhận định về vốn khả dụng của các TCTD, cũng như xu hướng lãi suất thị trường.

Trong điều kiện NHNN chuyển sang điều hành bằng các CSTT gián tiếp như hiện nay, việc dự báo trước các diễn biến của thị trường để có quyết định điều chỉnh CSTT tạo tín hiệu cho thị trường ngày càng đóng vai trò quan trọng. Bằng việc theo dõi, dự báo thường xuyên vốn khả dụng của các TCTD, Ngân hàng Nhà nước đã nắm bắt được các diễn biến về vốn của TCTD và thông qua việc quyết định các phiên giao dịch NVTTM, NHNN đã phát tín

hiệu cho các TCTD trong việc cân đối nguồn vốn. Ngược lại, trong điều kiện thông tin về thị trường còn thiếu và yếu như hiện nay thì kết quả hoạt động NVTTM cũng phản ánh một phần thông tin về thị trường tiền tệ phục vụ điều hành CSTT.

NHNN tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất NVTTM để điều tiết lãi suất thị trường tiền tệ. Lãi suất NVTTM đóng vai trò chủ đạo trọng việc “bom” tiền ra hoặc hút tiền về từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất huy động, cho vay của NHTM, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng đóng vai trò lãi suất “trần” trên thị trường liên ngân hàng và được điều hành linh hoạt nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM mở rộng tín dụng có hiệu quả. Ngoài ra NHNN còn bổ sung hình thức cho vay chiết khấu, tái chiết khấu vào hệ thống tái cấp vốn của NHNN. Các chứng từ có giá được chấp nhận trong hoạt động tái cấp vốn của NHNN là GTCG ngắn hạn chủ yếu là tín phiếu kho bạc, các khế ước cho vay ngắn hạn...

(5) Hoạt động nghiệp vụ TTM đã góp phần phát triển thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán, hỗ trợ các tổ chức tín dụng sử dụng vốn có hiệu quả hơn:

Thông qua hoạt động NVTTM, tính thanh khoản của các GTCG do các TCTD nắm giữ đã được tăng cường. Đồng thời, NVTTM hoạt động tích cực với vai trò tạo thị trường thứ cấp giao dịch các GTCG, điều này góp phần thúc đẩy hoạt động của thị trường so cấp, giúp cho các TCTD yên tâm hon khi đầu tư vào các trái phiếu dài hạn của Chính phủ, khuyến khích các hoạt động mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

Các thông tin về co chế, quy trình, nghiệp vụ, kết quả hoạt động NVTTM ngày càng được minh bạch và công khai trên các phưong tiện thông

tin đã tạo điều kiện cho các thành viên tiếp cận với công cụ này của NHNN. Các TCTD có thể nắm bắt diễn biến thị trường để quyết định việc tham gia các hoạt động TTTT. Đồng thời, qua việc NHNN thực hiện các chiều giao dịch mua/bán giấy tờ có giá đã tạo cho các TCTD nắm được các chiều hướng và động thái điều hành CSTT của NHNN để có chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Trong năm 2012 mục tiêu hạ lãi suất huy động từ 11% xuống còn 8%/năm và lãi suất cho vay sẽ giảm tương ứng để hỗ trợ khả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, NHNN sẽ tiếp tục cung ứng vốn qua TTM và tái cấp vốn, điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt để điều tiết từ nơi thừa đến nơi thiếu và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đối tượng được ưu tiên về vốn vay, đồng thời NHNN sẽ xem xét nới lỏng tỷ lệ vay đối với các đối tượng như cho vay tiêu dùng, mua nhà ở... giúp cho các doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng hơn.

Thanh khoản của hệ thống NHTM cuối quý 4/2011 rất khó khăn, nhưng đến tháng 5/2012 đã được củng cố và cải thiện rất tích cực. NHNN đã mua vào 9 tỷ USD, cung ứng ra thị trường là 180.000 tỷ đồng. Ngoài ra NHNN đã “bơm” ra thị trường 30.000 tỷ đồng. Mặc dù thanh khoản được cải thiện nhưng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất yếu, tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng bởi nợ xấu tăng cao. Để đảm bảo an toàn vốn, nên các NHTM đã chủ động, linh hoạt chuyển dịch dòng tiền tín dụng sang kênh đầu tư, kinh doanh an toàn hơn như mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu của NHNN.

Việc triển khai hệ thống giao dịch tín phiếu kho bạc trên thị trường thứ cấp có tác động rất lớn đến thị trường trái phiếu. Trước đây do tính thanh khoản của tín phiếu không cao, để khắc phục nhược điểm này thì mở ra kênh giao dịch thứ cấp tín phiếu KBNN làm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho các thành viên không phải là TCTD

tham gia nhiều hơn vào công cụ này. Quy mô giao dịch tín phiếu càng tăng thì tính thanh khoản sẽ nâng cao, đáp ứng nhu cầu mong muốn của nhà đầu tư. Đối với NHNN tín phiếu kho bạc sẽ được bổ sung như một công cụ an toàn cho các giao dịch trên thị trường thứ cấp đặc biệt giao dịch trên TTTT giữa các TCTD, qua đó giúp điều hòa vốn và lãi suất trên TTLNH. Kết quả sẽ tăng nguồn vốn cho ngân sách, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động điều hành CSTT của NHNN, sự phát triển thị trường tiền tệ cũng như tăng cường sự ổn định và hiệu quả của hệ thống tài chính tiền tệ.

Việc đưa tín phiếu KB giao dịch trên thị trường thứ cấp có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp trong tương lai.

(6) Công tác phân tích, dự báo vốn khả dụng của các TCTD làm cơ sở cho việc quyết định giao dịch NVTTM ngày càng được tăng cường:

Bằng việc đưa hệ thống thông tin báo cáo mới của NHNN theo Quyết định số 477/2004/QĐ-NHNN và quyết định số 1747/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng vào áp dụng, NHNN đã bước đầu có điều kiện khai thác một số thông tin về vốn khả dụng qua mạng. Thông tin về vốn khả dụng của các TCTD đã được phản ánh toàn diện và kịp thời hơn. Các thành viên NVTTM có sự quan tâm, chú trọng hơn đối với việc theo dõi, phân tích và dự báo luồng vốn, thực hiện quản lý vốn ngày càng hiệu quả hơn để có thể tăng cường tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ, nhất là nghiệp vụ TTM.

2.2.3.2. Các mặt tồn tại

- Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện nay đã ở mức khá cao và có dấu hiệu gia tiếp tục gia tăng. Khi xảy ra nợ xấu thì NHNN sử dụng công cụ nghiệp vụ TTM chỉ hỗ trợ một phần nào về vốn cho các TCTD, điều

tiết vốn khả dụng của các TCTD từ nơi thiếu sang nơi thừa.Vì vậy tác động tới quá trình cung ứng tiền, do đó NHNN phải sử dụng các công cụ trực tiếp khác của CSTT như công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc. Qua theo dõi diễn biến của NVTTM thì lãi suất đấu thầu TTM vẫn thấp hơn so với lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng, từ đó không khuyến khích các TCTD chủ động vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên Ngân hàng. Tuy nhiên, các thành viên tham gia đấu thầu còn hạn chế chỉ khoảng 40/81 thành viên thường xuyên tham gia giao dịch TTM thể hiện tần suất giao dịch giảm. Các thành viên trúng thầu với khối lượng GTCG lớn chủ yếu là các NH TMCP lớn làm giảm tính thị trường và giảm hiệu lực điều tiết của NHNN. Tuy nhiên, khi các NH gặp khó khăn về thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng tăng cao, các TCTD sẽ có xu hướng tham gia nghiệp vụ TTM ở mức lãi suất thấp hơn chủ yếu thường là các NH nhỏ ở nhóm 3 và 4, khối lượng giấy tờ có giá ít nên tỉ lệ trúng thầu rất thấp. Điều này chứng tỏ các NH có tình trạng nợ xấu thì khả năng tham gia TTM là rất thấp hoặc có nhu cầu tham gia gặp phải trở ngại trong việc thực hiện quy trình cũng như giải quyết nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn mà thôi. Thành viên trúng thầu thường tập chung vào các NH TMCP ở nhóm 1 và nhóm 2.

Một phần của tài liệu 0384 giải pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ thị trường mở của NH nhà nước VN trong bối cảnh nợ xấu NH tăng cao hiện nay luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w