Về yếu tố thuộc Ngân hàng Trung ương

Một phần của tài liệu 0036 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 32)

• Quy chế, quy trình nghiệp vụ Kiểm toán nội bộ:

Quy chế, quy trình nghiệp vụ nếu được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn thì sẽ giúp cho công tác Kiểm toán nội bộ được thuận lợi, có hiệu quả tốt. Ngược lại, sẽ gây khó khăn, làm cho công tác kiểm toán nội bộ không thực hiện đúng nguyên tắc, yêu cầu và có chất lượng, hiệu quả thấp.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khá đầy đủ các quy trình nghiệp vụ về kiểm toán nội bộ. Song, các quy trình này mới chỉ dừng lại ở việc chi tiết nội dung kiểm toán. Về phương pháp kiểm toán chưa được hệ thống hóa và hướng dẫn chi tiết nội dung việc vận dụng vào các nghiệp vụ.

Các quy chế về kiểm toán, kiểm soát nội bộ hiện nay vẫn áp dụng theo văn bản từ năm 2000. Như vậy, chính sách về chế độ đãi ngộ chưa khuyến

22

khích được nhân viên nỗ lực làm việc, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thời kỳ mới. Đặc biệt, quy chế kiểm soát viên còn chưa phát huy hết được khả năng, hiệu quả của đội ngũ làm công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ.

• Nguồn nhân lực

Cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ là một nhân tố quan trọng đón g góp vào sự thành công của kiểm toán nội bộ NHTW. Nếu cán bộ kiểm toán không đáp ứng được trình độ, phẩm chất kém, sẽ làm sai lệch kết quả kiểm toán.

Thời gian gần đây, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm toán nội bộ được tuyển mới chủ yếu từ chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán. Đội ngũ cán trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, song cũng phải mất thời gian từ 1 đến 2 năm để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Trước đây, khi thành lập phòng kiểm toán nội bộ thì nguồn nhân lực từ các phòng ban khác chuyển đến, rất giàu kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính kế toán. Tuy nhiên do đòi hỏi của công việc về kiểm toán nội bộ như xây dựng, tin học.. .thì chưa thực sự đáp ứng được.

• Phương tiện làm việc

Ngày nay chúng ta được hưởng thành tựu rất lớn từ công nghệ thông tin, máy móc giúp cho làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn. Ngân hàng Trung ương cũng đã rất quan tâm trong việc trang bị phương tiện làm việc cho từng chi nhánh. Song, do tình trạng máy tính bị hư hỏng, không đáp ứng được công việc đã được thanh lý nhưng hiện nay chưa được trang bị bổ sung. vẫn còn tình trạng cán bộ phải sử dụng chung máy tính để làm việc, ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Hơn nữa, các phần mềm nghiệp vụ chưa cấp quyền cho cán bộ kiểm toán nội bộ để kiểm tra, giám sát.

• Mô hình tổ chức Kiểm toán nội bộ và sự phối hợp giữa các bộ phận

Kiểm toán nội bộ được ban lãnh đạo rất quan tâm, tạo điều kiện thành lập một phòng ban riêng để đảm bảo tính độc lập tương đối. Tùy từng nghiệp

vụ mà cán bộ phòng kiểm toán sẽ phối hợp thực hiện thường xuyên với các phòng ban khác, hoặc là theo định kỳ.

• Nhận thức về công tác Kiểm toán nội bộ NHTW

Nếu công tác kiểm toán nội bộ được các nhà quản lý coi trọng - đảm bảo mọi cán bộ công chức trong cơ quan quán triệt được tầm quan trọng của hoạt động kiểm toán nội bộ; vai trò của từng cá nhân trong quá trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của bản thân CBCC và phải tham gia thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả các quy định, quy trình kiểm toán nội bộ liên quan thì các thủ tục kiểm soát mà nhà quản lý thiết lập ra sẽ dễ có xu hướng được tuân thủ đầy đủ, hoạt động liên tục và hiệu lực do kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện tốt chức năng của mình. Ngược lại nếu nhà quản lý không đánh giá đúng, coi nhẹ vai trò của kiểm toán nội bộ thì thủ tục kiểm soát thường được thiết kế nghèo nàn, hoạt động của thủ tục kiểm soát không liên tục và kém hiệu lực.

Nhà quản trị các cấp và nhân viên chưa quan tâm đúng mức đến kiểm toán nội bộ. Do kiểm toán nội bộ chủ yếu thực hiện kiểm tra lại nên các phòng ban nghiệp vụ chỉ miễn cưỡng chấp nhận sự hiện diện của bộ phận kiểm toán nội bộ và bản thân các kiểm toán viên nội bộ cũng không thích công việc này nên đã cản trở chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ cũng có thể bị hạn chế khi lãnh đạo không theo dõi về các vấn đề do kiểm toán phát hiện. Có thể phát sinh chậm trễ do thiếu sự chấp nhận của lãnh đạo về vai trò và tầm quan trọng của KTNB. Ngoài ra, KTNB cũng có thể bị hạn chế nếu Ban giám đốc không nhận được các báo cáo theo dõi định kỳ và kịp thời nhằm chỉ ra những vấn đề quan trọng và những hành động khắc phục sau đó của Ban giám đốc. Công cụ theo dõi định kỳ này có thể giúp lãnh đạo đối phó với những vấn đề quan trọng một cách kịp thời.

2 4

Một phần của tài liệu 0036 giải pháp hoàn thiện công tác kiểm toán nội bộ tại NH nhà nước chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 29 - 32)