b. 1 Kiểmtoán đối với hoạt động Quản lý Ngoại hối và vàng
3.2.1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức Kiểmtoán nội bộ
Việc đầu tư vào phát triển một bộ phận KTNB chuyên nghiệp là theo đúng xu thế quốc tế về xây dựng mô hình quản trị Ngân hàng hiện đại. Với các chức năng, phạm vi hoạt động, cộng với tính chuyên nghiệp và độc lập cao, Kiểm toán nội bộ sẽ giúp đánh giá toàn bộ hệ thống KSNB của Ngân hàng, nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Công tác kiểm toán nội bộ thực sự là công cụ hữu hiệu giúp Ban lãnh đạo đảm bảo thực hiện cân đối 3 mục tiêu: tăng trưởng, hiệu quả và kiểm soát.
Kiểm toán nội bộ sẽ mang lại các giá trị trên cho ngân hàng thông qua xây dựng chiến lược phát triển trên các khía cạnh: Chiến lược, cơ cấu tổ chức, quy trình, con người và công nghệ. Để phát triển một khung chiến lược phù hợp, trước hết bộ phận KTNB phải xác định kỳ vọng (yêu cầu) của các nhà lãnh đạo cấp cao và Ban giám đốc Chi nhánh về giá trị mà KTNB mang lại cho tổ chức. Một trong những cách rất tốt để nhà quản lý truyền đạt thông tin và giám sát liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân là phải xây dựng được bản mô tả công việc cho từng vị trí công việc cụ thể bởi nó sẽ giúp cho mỗi thành viên có thể hiểu rằng họ có nhiệm vụ cụ thể gì và từng hoạt động của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người khác trong việc hoàn thành mục tiêu. Trên cơ sở đó mô tả những nhiệm vụ của KTNB thông qua điều lệ, qui chế kiểm toán và cuối cùng là xây dựng chiến lược phát triển chính thức cho KTNB. Kiểm toán nội bộ được xây dựng luôn phải đảm bảo chất lượng công việc của mình. Kiểm toán nội bộ thường xuyên đổi mới để đảm bảo cung cấp các dịch vụ có chất lượng và hiệu quả vừa tuân thủ đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, tuân thủ các quy định, quy chế trong nội bộ của cơ quan mà còn phát triển theo xu hướng hội nhập kế toán - kiểm toán quốc tế.
Nhằm tối ưu tính độc lập, chức năng thực hiện và phát triển, đảm bảo