NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.1. Kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng Trung ương một số quốc giatrên trên
thế giới
❖Ngân hàng Trung ương Đức (Deutsche Bundesbank)
Bundesbank hoạt động theo Luật Ngân hàng. Cũng nhu các NHTW khác, mục tiêu của Bundesbank là bảo vệ tính thống nhất, ổn định của đồng tiền bằng cách bình ổn giá cả. Đồng thời với vai trò là Ngân hàng của các Ngân hàng, Bundesbank là cơ quan duy nhất phát hành tiền, giữ và quản lý dự trữ chính thức của quốc gia gồm cả vàng.
Khác với Việt Nam, Bundesbank độc lập với Chính phủ trong việc quy định luợng tiền trong luu thông, tính toán và cân đối cấp tín dụng cho nền kinh tế, sử dụng các quyền lực tiền tệ của mình để bảo vệ đồng tiền. Tuy nhiên, Bundesbank cũng hỗ trợ nhiều chính sách kinh tế của Chính phủ, thiết lập và duy trì hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả. Bundesbank trực thuộc Quốc hội, vì thế cũng có những hạn chế trong việc điều hành và xử lý công việc hàng ngày, vì Quốc hội là cơ quan lập pháp, nhung không phải là cơ quan hành pháp.
Tòa kiểm toán liên bang tối cao là cơ quan kiểm toán tối cao thực hiện kiểm toán NHTW theo hai cấp độ: Kiểm tra tài chính các tài khoản, các BCTC và Kiểm toán riêng biệt đối với quản lý tài chính. Tòa kiểm toán liên bang dựa vào kết quả công việc của Công ty kiểm toán độc lập và Vụ KTNB của NHTW để lên kế hoạch quy mô, phạm vi và thời gian kiểm toán.
Một công ty kiểm toán độc lập đuợc NHTW chọn với sự nhất trí của Tòa kiểm toán liên bang sẽ chịu trách nhiệm kiểm toán hệ thống kế toán và xác nhận các BCTC của NHTW.
Chức năng kiểm toán nội bộ ở NHTW độc lập với ban điều hành Ngân hàng. Theo cơ cấu phi tập trung hóa, việc kiểm toán ở hội sở Trung ương sẽ có trách nhiệm phối hợp các hoạt động kiểm toán trong toàn NHTW.
Vụ Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán mọi lĩnh vực hoạt động của NHTW. Tất cả các hệ thống, hoạt động đều được đánh giá rủi ro trong kế hoạch kiểm toán dài hạn kéo dài 8 năm. Trong đó các hoạt động có rủi ro cao nhất sẽ được kiểm toán hàng năm; hoạt động có rủi ro trung bình hoặc thấp được kiểm toán 2-3 năm/1 lần. Kiểm toán nội bộ có thể kiểm toán trước và kiểm toán trong quá trình hoạt động diễn ra đối với một số lĩnh vực có rủi ro cao như các dự án xây dựng, dự án về công nghệ thông tin...
Cán bộ kiểm toán nội bộ NHTW Đức là những người có kỹ năng đa dạng được tuyển dụng từ các bộ phận khác của Ngân hàng hoặc tuyển dụng từ bên ngoài. Thực hiện kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro, dựa trên các bảng biểu, câu hỏi kiểm soát nội bộ và các phần mềm kiểm toán tại chỗ.
❖Ngân hàng Trung Ương Thụy Điển (Riksbank)
Là một cơ quan độc lập, trực thuộc Quốc hội. NHTW Thụy Điển xác định rõ mục tiêu và chức năng hoạt động là tập trung điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, kiểm soát lạm phát, bảo đảm sự ổn định tài chính, ổn định giá cả, quản lý và vận hành, giám sát hệ thống thanh toán trong nền kinh tế một cách an toàn, hiệu quả và tiếp tục thực hiện cải cách hoạt động của NHTW. NHTW tập trung nhiều hơn vào việc phân tích thực trạng nền kinh tế, giảm bớt sự quan tâm, can thiệp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Viện kiểm toán tối cao có vai trò rất lớn, có quyền tiếp cận đầy đủ các thông tin cần thiết, song nó không có trách nhiệm kiểm toán NHTW.
Kiểm toán Quốc hội chịu trách nhiệm kiểm toán NHTW dựa trên báo cáo kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán tư nhân. Có hai loại kiểm toán được kiểm toán Quốc hội thực hiện: Kiểm toán tài chính, đặt trọng tâm vào độ
26
tin cậy của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ; Kiểm toán hoạt động, tập trung vào khía cạnh hiệu quả và năng suất. Mục tiêu của Kiểm toán Quốc hội với NHTW là xem xét Ban quản trị của NHTW, công tác quản lý, hành chính và kiểm soát nội bộ; đua ra ý kiến bãi nhiệm Ban Quản trị, đánh giá báo cáo thuờng niên, báo cáo thu nhập và bảng tổng kết tài sản.
Vụ kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm toán tất cả các lĩnh vực hoạt động của NHTW, đặc biệt là kiểm tra, xem xét các tài khoản có trung thực, hợp lý theo đúng các chuẩn mực kế toán và các hệ thống giao dịch ngoại hối; kiểm tra, đánh giá và kiến nghị các biện pháp đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả các hoạt động trong việc thực hiện các mục tiêu của NHTW.
❖Ngân hàng Trung ương Singapore (Monetary Authority of Singapore)
Là cơ quan của Chính phủ, có ủy ban kiểm toán trực thuộc Ban điều hành, độc lập với Thống đốc trong hoạt động tác nghiệp. Ủy ban kiểm toán đề ra các quy định huớng dẫn công tác kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của các đơn vị trong NHTW. Ủy ban kiểm toán thuờng xuyên xem xét, sử dụng kết quả kiểm toán của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập để báo cáo Ban điều hành trong việc chỉ đạo hoạt động của NHTW.
Vụ kiểm toán nội bộ trực thuộc Ủy ban kiểm toán, có vị trí độc lập với các Vụ, Cục khác tại NHTW trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Vụ kiểm toán nội bộ thực hiện báo cáo kết quả hoạt động kiểm toán cho ủy ban kiểm toán và đồng thời gửi 01 bản cho Thống đốc để phối hợp.
Các kiểm toán viên của Vụ đều là các chuyên gia trong các lĩnh vực kiểm toán. Nhiều kiểm toán viên đuợc tuyển dụng từ các công ty kiểm toán độc lập. Hàng năm, kiểm toán viên đều đuợc bố trí một khoảng thời gian và kinh phí dành cho việc đào tạo, bồi duỡng, nâng cao nghiệp vụ.
Phạm vi kiểm toán, Vụ kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán tất cả các hoạt động nghiệp vụ tại NHTW. Hiện nay, Vụ kiểm toán nội bộ không thực
hiện kiểm toán BCTC của NHTW, mà chỉ kiểm toán những lĩnh vực liên quan đến tài chính, BCTC hàng năm của NHTW do kiểm toán độc lập thực hiện.
❖Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (People’s bank of China-PBC)
Được thành lập trên cơ sở hợp nhất các Ngân hàng Hoa Bắc, Bắc Hải, nông dân Tây Bắc. Năm 2003, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn đạo luật nhằm tăng cường vai trò của PBC trong việc đề ra và thực hiện chính sách tiền tệ với mục đích bảo vệ sự ổn định tài chính quốc gia và thiết lập các dịch vụ tài chính.
Vụ Kiểm toán nội bộ tại hội sở chính PBC có nhiệm vụ: Kiểm toán đối với tất cả các vụ, cục theo quy định, các đơn vị trực thuộc PBC, toàn bộ các chi nhánh, đơn vị thuộc cấp dưới; Kiểm toán quản lý, đánh giá cán bộ chuyển công tác; Kiểm toán giám sát các hoạt động nghiệp vụ mới; Kiểm toán đơn vị sự nghiệp quản lý ngoại hối các cấp. Ngoài ra, vụ KTNB còn thực hiện x ây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro của toàn bộ hệ thống ngân hàng.