b. 1 Kiểmtoán đối với hoạt động Quản lý Ngoại hối và vàng
3.2.7. Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan hữu quan
Hoạt động của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) có ý nghĩa rất lớn đối với ngành Ngân hàng trong việc tăng cường sự minh bạch thông tin về hoạt động ngân hàng, củng cố và tạo dựng niềm tin của dân chúng và các nhà đầu tư về hoạt động ngân hàng. Hoạt động của KTNN đã cung cấp thêm thông tin giúp NHNN đánh giá đầy đủ và toàn diện tình hình quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính trong các đơn vị của NHNN. Bên cạnh đó, hoạt động của KTNN góp phần giúp NHNN từng bước củng cố hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Ngày 3/9/2014, tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Kiểm toán Nhà nước Nguyễn Hữu Vạn và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã ký Quy chế phối hợp công tác giữa KTNN và Ngân hàng Nhà nước.
Quy chế phối hợp gồm 3 Chương và 12 Điều, trong đó quy định rõ phạm vi, mục đích và nguyên tắc phối hợp công tác, chế độ làm việc liên tịch, chế độ hội nghị giữa KTNN và NHNN. Quy chế cũng đề cập cụ thể, chi tiết về các nội dung cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán, thanh tra hàng năm; thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, thanh tra; xây dựng, sửa đổi, bổ sung, tuyên truyền văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của KTNN và NHNN; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa KTNN và NHNN. Trên cơ sở này, chi nhánh cần chủ động liên hệ với Vụ Kiểm toán nội bộ (làm đầu mối giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước và Thống đốc NHNN tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp này) để phối hợp thực hiện tốt quy chế nhằm nâng cao chất lượng của Kiểm toán nội bộ chi nhánh. Hơn nữa, kiểm toán nội bộ chi nhánh cần chú ý đến: Các quy định về tổ chức, nhân sự, các quy định, quy chế, quy trình, hướng dẫn, thủ tục (cẩm
94
nang) hoạt động của kiểm toán nội bộ; Các kết quả (báo cáo, biên bản, phát hiện,...) của kiểm toán nội bộ trong niên độ được kiểm toán và những năm gần nhất. Bởi vì dựa vào kết quả nghiên cứu các tài liệu trên KTNN xác định vai trò, vị trí của kiểm toán nội bộ trong cơ cấu tổ chức của đơn vị; đánh giá sự quan tâm của người đứng đầu đơn vị đối với bộ phận kiểm toán nội bộ; xác định tính độc lập, khách quan của kiểm toán nội bộ; chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ; tìm hiểu năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ cũng như những hoạt động và hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ.. .từ đó để xây dựng kế hoạch kiểm toán tại chi nhánh.
Để tránh sự chồng chéo của việc kiểm toán hoạt động tại chi nhánh của Cơ quan Thanh tra giám sát NHNN (Thanh tra Hành chính), thì chất lượng của Báo cáo kiểm tra tuân thủ và hoạt động của phòng kiểm toán nội bộ cần được nâng cao hơn nữa. Báo cáo phải đảm bảo được các yếu tố theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra giám sát nhằm mục đích cung cấp thông tin cần thiết và tránh việc Cơ quan Thanh tra giám sát lại phải kiểm tra lại hồ sơ.
Đối với các mảng nghiệp vụ mà kiểm toán nội bộ chi nhánh chưa kiểm tra, thì sử dụng kết quả của Thanh tra để theo dõi, đôn đốc chỉnh sửa những kiến nghị còn tồn tại.