Kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 116 - 119)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

3.3.3 Kiến nghị với Chính Phủ

3.3.3.1 Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm vừa qua Nhà nước đã có những chính sách đúng đắn trong xây dựng nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, trên cơ sở thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và tạo điều kiện cho ngành Ngân hàng phát triển trong một môi trường cạnh tranh hơn. Song để đồng bộ từ cấp lãnh đạo Trung ương đến địa phương, các ngành thì Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa chính sách kinh tế - xã hội để nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Đây là cơ sở để tạo nên sự yên tâm bỏ vốn của các thành phần kinh tế.

Cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm soát tăng trưởng tín dụng để kiềm chế

lạm phát, đồng thời đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Phát triển kinh tế bền vững cũng tạo điều kiện cho NH mở rộng huy động và cho vay một cách an toàn hơn. Chính vì vậy trong những năm tới đây khi chúng ta từng bước hoàn thiện lộ trình sau khi gia nhập WTO thì Nhà nước cần có những chính sách đúng đắn để vừa bảo vệ được kinh tế trong nước vừa không vi phạm những điều ước quốc tế, vừa tạo ra một sự năng động hơn cho các tổ chức kinh tế Việt Nam.

3.3.3.2 Chính phủ cần có những biện pháp hoàn thiện môi trường pháp

Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM. Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các

tài sản dung làm thế chấp. Chính phủ tạo sự dễ dàng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, tư nhân có nợ quá hạn không trả được.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, nâng cao quyền tự chủ của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế, xây dựng luật ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mô hình NH Trung ương hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong giai đoạn mới.

Chính Phủ cần có những biện pháp cần thiết để đảm bảo luật pháp phải được thực hiện một cách nhất quán và triệt để. Đối với lĩnh vực NH yêu cầu tăng cường pháp chế trên lĩnh vực hoạt động NH đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

3.3.3.3 Hoàn thiện các quy định có liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về giao dịch bảo đảm, cũng như các bộ luật có liên quan cho phù hợp với thực tế hiện nay, kèm theo các thông tư hướng dẫn cụ thể để dễ dàng áp dụng trong thực tế hoạt động của NH.

- Bổ sung văn bản hướng dẫn và có quy định cho phép NH có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tham gia cưỡng chế thu hồi tài sản trong trường hợp người thế chấp cố tình gây khó dễ hoặc không giao tài sản.

- Thống nhất một cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để tránh tạo ra kẽ hở trong quản lý TSBĐ. Thành lập trang web thông tin pháp lý về tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở để các TCTD được quyền truy vấn các thông tin này nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.

- Thành lập văn bản quy định cho phép các TCTD tự tổ chức đấu giá tài sản thế chấp thu hồi nợ vay, dưới sự giám sát chặt chẽ của một tổ chức có thẩm quyền cho khách quan và được nhận gán nợ khi cần thiết, giúp cho TCTD được chủ động và thu hồi nợ vay nhanh hơn:

S Cải cách thủ tục hành chính đơn giản hơn trong việc đăng ký giao dịch bảo đảm và công chứng Nhà nước làm cho việc đăng ký thuận tiện hơn cho khách hàng và bên bảo đảm, giảm thiểu chi phí và thời gian.

S Có biện pháp thắt chặt quản lý thị trường bất động sản, hạn chế hoạt động kinh doanh bất động sản tự phát.

S Xây dựng và phát triển thị trường các trang thiết bị máy móc cũ để tạo điều kiện cho NH tiến hành phát mại tài sản thu hồi nợ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở mục tiêu và định hướng phát triển của Agribank Thăng Long, trong chương 3 Luận văn đã mạnh dạn nêu lên những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động BĐTV và quản lý rủi ro tín dụng để Chi nhánh đạt được các mục tiêu định hướng phát triển đã đề ra. Đồng thời Luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước bao gồm: Chính phủ; NHNN Việt Nam; Agribank Việt Nam nhằm góp phần tạo điều kiện cho hoạt động BĐTV và quản lý rủi ro tín dụng ngày càng đạt hiệu quả cao trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng luôn được coi là mối nguy hiểm lớn nhất đối với hoạt động của các NHTM. Đối với các nhà quản lý Ngân hàng ở Việt Nam, rủi ro tín dụng được quan tâm nhiều nhất bởi vì hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong bảng cân đối tài sản của các ngân hàng này. Do vậy, rủi ro tín dụng luôn có một tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank Thăng Long nói riêng hiện nay gặp khá nhiều rủi ro.

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt với đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình NHTM luôn luôn phải chú trọng đến công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro, tạo cơ sở cho sự phát triển của cả hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Hoàn thiện và sử dụng linh hoạt các hình thức BĐTV là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng quản lý rủi ro tín dụng, đạt được mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Trên cơ sở nhận thức vấn đề như trên, Luận văn này đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với các cơ quan chức năng, nhằm hoàn thiện hoạt động BĐTV và quản lý RRTD tại Agribank Thăng Long.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank Thăng Long (2009), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

2008 và phương hướng nhiệm vụ năm 2009, Hà Nội.

2. Agribank Thăng Long (2010), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, Hà Nội.

3. Agribank Thăng Long (2011), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm

2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Hà Nội.

4. Agribank Thăng Long (2009), Báo cáo tài sản bảo đảm năm 2008, Hà Nội. 5. Agribank Thăng Long (2010), Báo cáo tài sản bảo đảm năm 2009, Hà Nội. 6. Agribank Thăng Long (2011), Báo cáo tài sản bảo đảm năm 2010, Hà Nội. 7. David Cox (1997), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại., Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

8. Nghị định 178/1999/ NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

9. Nghị Định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/ NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.

10.Frederik S.Mishkin (1999), Tiền tệ - Ngân hàng và Thị trường Tài chính,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11.PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12.Peter S. Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Sổ tay tín dụng Agribank

14.TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Tài Chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 116 - 119)