1 .Tính cấp thiết của đề tài
1.3.1 Đối với ngân hàng thương mại
- BĐTV là một trong những biện pháp hạn chế RRTD, giúp NH có đầy đủ cơ sở pháp lý để có nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được. Mặc dù khi cấp tín dụng, NH đã xác định được nguồn thu nợ thứ nhất của mình, chẳng hạn như cho vay vốn lưu động thì nguồn thu nợ chủ yếu là doanh thu; cho vay cố định thì nguồn thu chủ yếu là từ khấu hao và lợi nhuận để lại; cho vay tiêu dùng thì nguồn thu là phần chênh lệch (thu nhập - chi phí). Song hoạt động kinh doanh có muôn vàn lý do, những tình huống bất khả kháng dẫn đến nguồn thu nợ thứ nhất không thực hiện được, nếu không có nguồn bổ sung tất yếu NH sẽ phải đối mặt với RRTD. Để bảo vệ lợi ích của mình, các NH thường yêu cầu khách hàng vay phải có hình thức BĐTV cần thiết.
- BĐTV giúp cho NH tạo lập và mở rộng việc tạo lập tín dụng đối với khách hàng vì đây là một trong những điều kiện cấp tín dụng. Khi có một khách hàng giao dịch lần đầu để đề nghị vay vốn, họ có phương án kinh doanh khả thi song khả năng tài chính của họ chưa tốt thì việc khách hàng có TSBĐ hoặc có bên thứ ba bảo lãnh sẽ giúp cho NH dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định của mình, tạo điều kiện để NH mở rộng thị phần, đưa sản phẩm dịch vụ tiếp cận gần hơn với khách hàng.
- BĐTV gắn liền vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn vay, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, thiếu hiệu quả hay có hành vi lừa đảo gây nên tổn thất và rủi ro cho NH. Nếu không trả nợ thì khách hàng vay mất nhiều tài sản và chi phí nhiều hơn so với chính khoản vay, do đó BĐTV còn ràng buộc trách nhiệm của khách hàng phòng khi họ cố tình không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Nhờ có BĐTV mà các NHTM có thể kiểm soát được khách hàng, đồng thời thúc giục khách hàng trả nợ.
- Công tác BĐTV thực hiện tốt sẽ giúp NH bảo toàn vốn, mở rộng và đáp
ứng vốn cho nền kinh tế cũng như cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động ngân hàng.