Thực trạng về bảo đảm tiền vayvà quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thăng Long

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 61 - 81)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.2 Thực trạng về bảo đảm tiền vayvà quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thăng Long

Agribank Thăng Long

2.2.1 Thực trạng về hoạt động bảo đảm tiền vay tại Agribank Thăng Long

2.2.1.1 Cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo đảm tiền vay của Agribank Thăng Long

Từ khi ra đời cho tới nay đã có rất nhiều văn bản pháp luật đề cập đến hoạt động BĐTV, bởi vì hoạt động này liên quan đến nhiều vấn đề bức xúc và có tính biến động cao. Trong thời gian đầu, các qui định về BĐTV còn rất nhiều bất cập, do đó hàng loạt các qui định mới ra đời, bổ sung và thay thế các qui định cũ tạo ra một hành lang pháp lý về BĐTV khá chặt chẽ, chi tiết và hợp lý hơn. Hiện nay, các TCTD khi thực hiện BĐTV đã và đang áp dụng các văn bản pháp luật sau:

> Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về BĐTV của TCTD. Thông tư 06/2000/TT- NHNN1 ngày 4/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị định 178/1999/NĐ-CP. Đây là văn bản pháp luật cơ bản nhất qui định hoạt động BĐTV, trong đó qui định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch đảm bảo, các nguyên tắc về BĐTV, các tài sản tham gia làm TSBĐ...

> Nghị định 85/2002/ NĐ-CP ngày 25/10/2005 về sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/ NĐ-CP. Trong Nghị định 85, việc định giá quyền sử dụng đất được qui định rõ ràng hơn, tạo quyền chủ động hơn cho các TCTD. Theo đó, việc định giá đất do ngân hàng và khách hàng tự thoả thuận theo giá chuyển

nhượng thực tế tại địa phương tại thời điểm thế chấp, và TCTD tự xem xét, quyết định mức cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

> Nghị định 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 về đăng ký giao dịch bảo đảm.

> Thông tư 10/2000/TT- NHNN1 ngày 31/8/2000 và thông tư liên tịch số 12/2000/TTLT-NHNN-BTP-BTC- TCĐT ngày 22/11/2000 hướng dẫn thực hiện giải pháp về BĐTV.

> Thông tư liên tịch 03/ 2001/ TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐT ngày 23/4/2001 hướng dẫn xử lý tài sản BĐTV để thu hồi nợ cho các TCTD.

> Thông tư 07/2003/ TT-NHNN ngày 19/5/2003 về hướng dẫn thực hiện một số qui định về BĐTV của các TCTD.

> Thông tư 03/2003/TTLT/BTP-BTNMT ngày 4/7/2003 hướng dẫn về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.

Nhưng trên hết, tất cả các hoạt động của ngân hàng đều phải tuân theo Luật các TCTD ngày 12/12/1997.

Dựa vào số văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động BĐTV như trên, chúng ta có thể thấy sự quan tâm của các cấp ngành có liên quan đến quá trình thực hiện BĐTV. Hệ thống pháp luật đã ngày càng được mở rộng thông thoáng hơn, giúp cho ngân hàng và khách hàng dễ dàng đi đến thoả thuận hơn. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều điểm chưa được phù hợp và thích đáng, đòi hỏi các nhà làm luật cần có sự điều chỉnh kịp thời hơn.

2.2.1.2 Thực trạng thực hiện bảo đảm tiền vay tại Agribank Thăng Long

BĐTV chỉ là một trong những điều kiện để cấp tín dụng nhưng trong thời điểm hiện nay thì BĐTV vẫn là biện pháp hữu dụng nhất mà NH có thể áp dụng để phòng chống rủi ro. Nếu yêu cầu quá chặt chẽ trong BĐTV sẽ

m

Tổng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay không bảo đảm

Dư nợ cho vay có bảo đảm Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) 200 8 2.482 1.495 60,2 987 39,8 200 9 2.684 1.561 58,2 1.123 41,8

khiến NH bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay, nhưng nếu nới lỏng điều kiện bảo đảm sẽ dẫn tới rủi ro cho NH. Xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng đó của BĐTV ngân hàng luôn chủ trương đề cao công tác áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, xây dựng chiến lược cho vay, bảo đảm an toàn vốn tín dụng, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững của NH. Bên cạnh đó việc xử lý linh hoạt các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích để tận dụng những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận.

Agribank Thăng Long đã áp dụng gần như đầy đủ các biện pháp bảo đảm mà Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 đã đưa ra như: cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản của bên thứ ba và cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Từ khi thực hiện cho đến nay, Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp BĐTV linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và theo đúng pháp luật. Mặc dù vậy cũng còn có sự chênh lệch, ưu tiên sử dụng trong từng biện pháp bảo đảm.

Sau đây là khái quát tình hình cho vay theo tính chất bảo đảm của Agribank Thăng Long:

a. Tốc độ tăng trưởng cho vay có bảo đảm

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010__

Nguồn: Bao cáo TSBD năm 2008-2010

Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay có bảo đâm tại Agribank Thăng Long giai đoạn2008-2010

Trong những năm gần đây dư nợ cho vay có bảo đảm của Chi nhánh liên tục tăng, tốc độ tăng trưởng khá cao. Năm 2009 dư nợ cho vay có bảo đảm tăng 136 tỷ đồng, tốc độ tăng 114% so với năm 2008; và năm 2010 tăng 665 tỷ đồng tốc độ tăng 159% so với năm 2009. Kết quả tăng trưởng này là hệ quả tất yếu của việc mở rộng tín dụng của Chi nhánh.

Trong thời gian gần đây tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay có bảo đảm có chiều hướng tăng. Dư nợ cho vay có bảo đảm năm 2010 tăng so với năm 2009 và tốc độ tăng trưởng tăng từ 14% lên 59%. Điều này biểu hiện xu hướng thắt chặt điều kiện cho vay của NH.

b. Mức độ bảo đảm tiền vay

Bảng 2.4: Dư nợ tín dụng theo điều kiện thực hiện bảo đảm tại Agribank Thăng Long

m vay có bảo đảm

bằng tài sản

Năm 2008 Năm 2009 1 Năm 2010_______

Nguồn: Bao cáo TSBĐ năm 2008-2010

Không có bảo đảm

Có bảo đảm

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng theo điều kiện bảo đảm giai đoạn 2008-2010

Năm 2008-2010 có sự tăng trưởng cho vay có bảo đảm nhưng năm 2008 và năm 2009 tỷ lệ cho vay có bảo đảm luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của NH, năm 2010 tỷ trọng này đã chiếm lớn hơn 50% tổng dư nợ. Tỷ trọng này được đánh giá là rất cao thể hiện NH đã thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng nhưng ngược lại có thể gây hạn chế khả năng cấp tín dụng của NH. Hơn nữa trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng mạnh, hàng loạt các NH được thành lập nhất là các NH nước ngoài, nếu NH vẫn cho vay một cách thận trọng ngay cả đối với khách hàng quen thì sẽ gặp nguy cơ bị giành mất khách hàng tốt và gặp khó khăn trong việc mở rộng thị phần. Tuy nhiên, trên thực tế việc nâng cao dư nợ cho vay không bảo đảm hay tăng tỷ lệ cho vay/giá trị TSBĐ sẽ gây rủi ro rất lớn cho NH. Do đó NH phải có sự nghiên cứu thận trọng trước khi thực hiện nới lỏng các điều kiện trong việc BĐTV.

Trong thời kỳ này tỷ trọng cho vay có bảo đảm tại NH có xu hướng tăng: năm 2009 tăng 2% so với năm 2008, năm 2010 tăng 14% so với năm 2009. Trong năm 2009 dư nợ cho vay không bảo đảm tăng 66 tỷ đồng tương đương 4,4% so với năm 2008; năm 2010 giảm 146 tỷ đồng tương đương 9,4% so với năm 2009. Sở dĩ năm 2010 dư nợ cho vay không có đảm bảo giảm là do chi nhánh đã giảm được dư nợ cho vay đối với Công ty Cho thuê Tài chính I đồng thời Chi nhánh đã tăng cường hoàn thiện và bổ sung hồ sơ các tài sản thế chấp cho các khoản vay này.

c. Cơ cấu cho vay có bảo đảm

Bảng 2.5: Cơ cấu các biện pháp bảo đảm tiền vay

nợ trưởn g (%) Dư nợ trọng (%) trưởng(%) nợ trọng (%) trưởng(%) 200 8 98 7 856 86,7 131 13,3 200 9 1.12 3 13,8 952 84,8 11,2 171 15,2 30,5 201 0 1.78 8 59,2 1.438 80,4 51,1 350 19,6 104,7

thế trong hoạt động BĐTV, chiếm trên 80% trong tổng dư nợ có bảo đảm. Tương đương với đó là hoạt động bảo lãnh chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, dưới 20%. Điều này chính là do bảo đảm bằng tài sản có một mức độ rủi ro thấp và hoạt động cho vay bằng bảo lãnh là hình thức bảo đảm khá mới mẻ và NH chưa có một đội ngũ nhân viên đủ năng lực để có thể đánh giá bên bảo lãnh, do đó mức độ rủi ro của bảo đảm bằng bảo lãnh còn là rất cao. Việc duy trì cơ cấu này làm cho NH bị hạn chế trong việc mở rộng danh mục dịch vụ, khó khăn trong việc mở rộng cho vay nhất là với những khách hàng mới, những doanh nghiệp mới thành lập chưa có quan hệ lâu năm với NH, có phương án kinh doanh tốt nhưng không đủ TSBĐ, trong khi đó đây chính là những khách hàng có thể mang lại lợi nhuận lớn cho NH.

Năm

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài

sản

Tổng TSBĐ

Giá trị Tỷ lệ cho vay/Giá trị

TSĐB

2008 856 1.584 54

2009 952 1.869 50,9

2010 1.438 3.246 44,3

Năm 2008 cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh có tốc độ tăng trưởng là 30,5% và năm 2010 là 104,7%. Tuy nhiên do chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên giá trị thực tế của các hợp đồng cho vay bằng bảo lãnh là không lớn, điển hình năm 2010 bảo lãnh tăng 104,7% nhưng giá trị tăng 179 tỷ đồng, trong khi đó cho vay có bảo đảm bằng tài sản chỉ tăng 51,1% nhưng giá trị tăng 486 tỷ đồng gấp 2,7 lần. Do vậy để cải thiện cơ cấu cho vay có bảo đảm, NH cần tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay bằng bảo lãnh.

Bảo đảm bằng bảo lãnh

Bảo đảm bằng tài sản

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nguồn: Báo cáo TSBĐ năm 2008-2010

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các biện pháp bảo đảm tiền vay tại Agribank Thăng Long

Qua biểu đồ cơ cấu các biện pháp BĐTV ta thấy được xu hướng biến động của cơ cấu BĐTV như sau: tình hình hoạt động tại NH có xu hướng tăng tỷ lệ cho vay bằng bảo lãnh, giảm tỷ lệ cho vay bằng bảo đảm bằng tài sản. Có nghĩa là tốc độ tăng dư nợ cho vay bảo đảm bằng tài sản thấp hơn tốc độ cho vay có bảo đảm. Tốc độ tăng trưởng của cho vay bảo lãnh cao hơn tốc độ cho vay có bảo đảm nói chung và cho vay bằng tài sản nói riêng.

d. về tình hình tài sản bảo đảm

Tỷ lệ cho vay trên giá trị TSBĐ

Theo quy định của Agribank Việt Nam thì:

- Đối với tài sản cầm cố, thế chấp: mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị TSBĐ.

- Trường hợp cầm cố bằng chứng khoán, các giấy tờ có giá: mức cho vay

tối đa thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc Agribank Việt Nam từng thời kỳ.

- Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp vay vốn: mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo trừ đi số tiền lãi vay phải trả trong thời hạn vay vốn.

Bảng 2.6: Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm

Năm Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2008 1.584 1.213 76, 6 29 6 18,7 48 3,0 27 1,7 2009 1.869 1.375 73, 6 36 8 19,7 87 4,7 39 2,1 2010 3.246 2.429 74, 8 64 8 20 169 5,2 150 4,6

(Nguồn: Báo cáo TSBĐ năm 2008-2010)

Từ bảng trên ta thấy tỷ lệ cho vay trên tổng TSBĐ của NH đạt tỷ lệ thấp dưới 60% (mức cho vay đối với đất động sản thường là 70%, đối với tài sản thế chấp thường ≤50%, đối với GTCG thường là 90-100%), chứng tỏ mức độ an toàn của các khoản vay bảo đảm là khá cao. Khả năng thu nợ từ việc xử lý tài sản khả quan. Mặt khác đây cũng là hạn chế đối với NH vì với một tỷ lệ cho vay thấp như vậy gây khó khăn cho khách hàng trong việc đáp ứng đủ TSBĐ cho khoản vay của mình.

Trong giai đoạn 2008-2010 tỷ lệ cho vay trên tổng giá trị TSBĐ có xu hướng giảm lên từ 54% năm 2008 xuống 50,9% năm 2009 xuống 44,3% năm 2010. Thể hiện mức độ rủi ro ngày càng giảm đồng thời thể hiện xu hướng thắt chặt điều kiện BĐTV của NH.

Cơ cấu tài sản bảo đảm

Bảng 2.7: Cơ cấu tài sản bảo đảm

Nguồn: Báo cáo TSBĐ năm 2008-2010 Biểu đồ 2.6: Cơ cấu tài sản bảo đảm

Trong các loại TSBĐ thì bất động sản chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 70% giá trị TSBĐ, tiếp đó động sản là chiếm khoảng 19%, GTCG chiếm khoảng 5%, còn lại là các loại tài sản khác. Đây là một cơ cấu được đánh giá là khá an toàn vì:

- Trong các loại tài sản thì bất động sản là tài sản có giá trị cao nhất, có thị trường tiêu thụ rộng lớn nhất, dễ kiểm soát nhất lại chiếm tỷ trọng cao nhất

- Loại tài sản là động sản cũng chiếm tỷ trọng lớn và có sự tăng lên giữa các năm trong cơ cấu TSĐB, điều này chứng tỏ những năm gần đây Chi nhánh đã tăng lòng tin vào việc nhận thế chấp, cầm cố các động sản.

- GTCG chiếm tỷ trọng không lớn mặc dù chúng có độ an toàn cao vì: + Do thị trường của GTCG tại Việt Nam chưa thực sự phát triển, thị trường tiêu thụ còn hạn chế.

+ Khách hàng vay của Chi nhánh không có sẵn các loại GTCG. Mặt khác, mức độ trượt giá của các loại tài sản này là khá cao, chi phí cơ hội khi dùng loại tài sản này làm TSBĐ là khá cao. Khách hàng thường chỉ bảo đảm bằng GTCG khi thị trường của loại tài sản này có xu hướng giảm mạnh.

Cơ cấu TSBĐ không có biến động gì nhiều qua các năm qua. Tỷ lệ bất động sản năm 2009 giảm 3% so với 2008, năm 2010 tăng 1,2% so với 2009. Xu hướng tăng tỷ lệ động sản: năm 2009 tăng 1% so với 2008, năm 2010 tăng 0,3% so với 2009. Tăng tỷ trọng bảo đảm bằng các GTCG và tài sản khác có tăng lên nhưng đều nhở hơn 5%. Dù có một ít biến động nhưng nhìn chung cơ cấu TSBĐ vẫn được đánh giá là khá an toàn.

2.2.1.4 Đánh giá kết quả thực hiện đảm bảo tiền vay tại Agribank Thăng Long

Những kết quả đạt được

- Chi nhánh luôn tuân thủ nguyên tắc của BĐTV: BĐTV chỉ là biện pháp phòng ngừa, không chỉ căn cứ vào BĐTV để tiến hành cho vay, căn cứ chủ yếu để tiến hành cho vay là khách hàng có phương án vay đúng mục đích và có hiệu quả. Cán bộ tín dụng luôn căn cứ vào kết quả thẩm định tín dụng cụ thể là xếp hạng tín dụng để thực hiện công tác bảo đảm tín dụng cho phù hợp

với từng đối tượng. Việc đánh giá khách hàng có tiến triển tốt hơn giúp hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.

- Tỷ lệ khoản vay có bảo đảm đã tăng lên qua các năm, năm 2010 là 55,8% thể hiện Chi nhánh đã thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng. Đồng thời, để hạn chế rủi ro Agribank Thăng Long đã làm việc với Công ty Cho thuê Tài chính I để bổ sung hồ sơ các tài sản thế chấp cho khoản vay của Công ty tại Chi nhánh.

- Thắt chặt điều kiện vay vốn đối với khách hàng, tỷ lệ giá trị khoản vay/tổng giá trị tài sản giảm, tăng tỷ lệ bảo đảm bằng bất động sản, động sản. Việc này khiến cho nghiệp vụ cho vay của Chi nhánh hạn chế được rủi ro và

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 61 - 81)