Kết quả hoạtđộng kinh doanh của Agribank Thăng Long

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 50 - 61)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

2.1.3 Kết quả hoạtđộng kinh doanh của Agribank Thăng Long

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh của NH vì nếu một NH có nguồn vốn lớn thì có thể thoả mãn tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng trên thị trường mà vẫn đảm bảo dự trữ đáp ứng khả năng thanh toán, chi trả thường xuyên. Mặt khác, trong sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM hiện nay, NH nào có số vốn lớn thì quy mô cho vay sẽ lớn và lợi nhuận thu được nhiều hơn dẫn đến sức cạnh tranh ngày càng tốt hơn và luôn đứng vững trên thị trường.

Trong chiến lược kinh doanh của mình, Agribank Thăng Long luôn coi trọng công tác huy động vốn, nó là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của NH, đồng thời nó quyết định đến năng lực thanh toán, đảm bảo uy tín và quyết định tới năng lực cạnh tranh của NH trên thương trường. Trong những năm từ 2008 đến 2010 công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Hoạt động nguồn vốn của Agribank Thăng Long giai đoạn 2008-2010

(%) (%) trước (%) trước Tổng nguồn vốn 6.763 9.556 6.722

Nguồn vốn phân theo

loại tiền 6.763 9.556 6.722

* Nội tệ 5.327 79 8.090 85 152 5.474 81 68

* Ngoại tệ quy đổi 1.436 21 1.466 15 102 1.248 19 85

Nguồn vốn phân theo

kỳ hạn 6.763 9.556 6.722 * Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 3.729 55 6.684 70 179 4.206 63 63 * Kỳ hạn 12-24 tháng 443 7 258 3 58 161 2 62 * Kỳ hạn trên 24 tháng 2.591 38 2.614 27 101 2.355 35 90

Nguồn vốn phân theo

đối tượng 6.763 9.556 6.722

* Tiền gửi dân cư 1.936 29 1.970 21 102 1.920 29 97

Có thể thấy rõ nguồn vốn huy động của Agribank Thăng Long thay đổi rất rõ ràng qua từng năm. Cụ thể năm 2008 vốn huy động là 6.763 tỷ đồng, năm 2009 nguồn vốn lại đạt 9.556 tỷ VNĐ, tăng 2.793 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 147% so với kế hoạch được. Kết quả đạt được như trên là do trong năm 2009 Agribank Thăng Long triển khai các sản phẩm huy động vốn của Agribank ban hành: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày quốc khánh lao động 01/5/2009, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước, không rút trước hạn... Các sản phẩm này nhìn chung là đều hợp với thị hiếu của khách hàng nên đã góp phần làm tăng hiệu quả huy động vốn của chi nhánh trong năm 2009.

Nhưng đến năm 2010 vốn huy động là 6.722 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2009 bởi một số nguyên nhân sau:

- Biến động lớn về tỷ giá, giá vàng, lãi suất vào thời điểm cuối năm cùng sự cạnh tranh của các ngân hàng cổ phần bằng các khuyến khích ngầm hoặc đặc biệt đã tác động tới tâm lý một bộ phận khách hàng tại Chi nhánh với nhu cầu gửi vốn hưởng lãi cao, linh hoạt rút vốn khi cần.

- Tiền gửi Tổ chức kinh tế thường vào cuối năm, nhu cầu vốn cho kinh doanh phục vụ dịp tết của khách hàng tăng cao, nên khó khăn trong việc giữ vốn và tiếp thị vốn mới.

- Vốn tiền gửi không kỳ hạn của Dự án Quỹ Doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm

với số lượng lớn làm giảm mạnh tỷ trọng nguồn tổ chức kinh tế tại Chi nhánh. - Tiền gửi không kỳ hạn của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giảm do các nhu cầu thanh toán vào cuối năm của khách hàng cho các đối tượng tăng nên số dư về thấp.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Agribank Thăng Long đã luôn tích cực trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách khách hàng hấp dẫn. Tuy nhiên do một số

nguyên nhân mà nhìn chung trong ba năm qua Chi nhánh không hoàn thành được chỉ tiêu tổng dư nợ như kế hoạch đề ra. Dưới đây là phân tích tình hình tín dụng của Agribank Thăng Long trong ba năm vừa qua.

Bảng 2.2: Hoạt động sử dụng vốn của Agribank Thăng Long giai đoạn 2008-2010

tiền Tỷ trọng (%) tiền Tỷ trọng (%) trướ c tiền Tỷ trọng (%) năm trước Tổng dư nợ 2,482 2,684 3,203 Dư nợ phân

theo thời gian 2.482 2.684 3.203

* Ngắn hạn 1.414 57 1.564 58 111 1.581 49 101 * Trung dài hạn 1.068 43 1.120 42 105 1.622 52 145 Dư nợ theo thành phần kinh tế 2.482 2.684 3.203 * DNNN 1.386 56 1.141 43 82 1.324 41 116 * DNNQD 1.096 44 1.543 57 141 1.879 59 122

Tại thời điểm cuối năm 2008 dư nợ chỉ đạt 2.482 tỷ đồng thì đến năm 2009 dư nợ tăng lên 2.683 tỷ đồng (Tăng 201 tỷ đồng). Năm 2009 dư nợ cuối năm chưa đạt kế hoạch đề ra (đạt 92% kế hoạch) tuy nhiên đã tăng so với năm 2008. Có được kết quả này phần nào là nhờ cơ chế hỗ trợ lãi suất của Chính phủ thực hiện từ tháng 2/2009 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tăng trưởng tín dụng mạnh trong hệ thống NH nói riêng và Agribank Thăng Long nói chung.

Tại thời điểm năm 2010 dư nợ của Chi nhánh tiếp tục tăng, tại thời điểm 31/12/2010 là 3.203 tỷ đồng (đạt 84% so với kế hoạch), tăng 519 tỷ đồng so với năm 2009. Có được kết quả này là do Chi nhánh xác định “phát triển phải đảm bảo an toàn và chất lượng”, Ban Giám đốc đã có những định hướng cụ thể như: tập trung cho vay vào các đối tượng khách hàng truyền thống, có quan hệ giao dịch vốn khép kín, sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh; tăng cường tiếp thị mở rộng khách hàng; làm tốt công tác phân loại khách hàng; đánh giá phân tích rõ tình hình tài chính của khách hàng trước khi thiết lập quan hệ tín dụng, có cơ chế lãi suất phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Qua biểu đồ trên ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng chủ yếu trên tổng dư nợ. Cụ thể như sau:

- Năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 1.414 tỷ đồng chiếm 57% tổng dư nợ - Năm 2009 dư nợ ngắn hạn đạt 1.564 tỷ đồng chiếm 58% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng 11% so với năm 2008

- Năm 2010 dư nợ ngắn hạn đạt 1.581 tỷ đồng chiếm 49% tổng dư nợ, tốc độ tăng tưởng 1% so với năm 2009.

Tỷ trọng cho vay trung dài hạn năm 2008, 2009 nhỏ hơn 50%. Tuy nhiên, đến năm 2010 tỷ trọng này đã tăng lên 52%. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn luôn là thế mạnh của Chi nhánh. Trong khi đó dư nợ trung hạn và dài hạn cũng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng nhanh, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn trung dài hạn đã tốt hơn.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế

Ta thấy, tỷ trọng cho vay các DNNN đã có sự giảm xuống và tỷ trọng cho vay các DNNQD đã có sự tăng lên nhưng chưa đáng kể. Cụ thể như sau:

- Năm 2008 dư nợ DNNQD đạt 1.096 tỷ đồng chiếm 44% tổng dư nợ - Năm 2009 dư nợ DNNQD đạt 1.543 tỷ đồng chiếm 57% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng 41% so với năm 2008

- Năm 2010 dư nợ DNNQD đạt 1.879 tỷ đồng chiếm 59% tổng dư nợ, tốc độ tăng tưởng 22% so với năm 2009.

Như vậy, Chi nhánh cũng đã đang dần dần chuyển hướng cho vay qua các năm, không tập trung quá nhiều vào các DNNN mà nâng cao dần tỷ trọng cho vay các DNNQD.

Về nợ xấu: năm 2009 tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh là 0.7%, đảm bảo tỉ lệ trung ương giao, tuy nhiên đó là tỷ lệ đã loại ra các khoản vay của các công ty thành viên Tập đoàn Vinashin theo chỉ định của Agribank Việt Nam. Có được kết quả này là nhờ Agribank Thăng Long đã thành lập hai tổ xử lý nợ xấu, trong đó giám đốc và Trưởng phòng tín dụng làm hai tổ trưởng. Hàng tháng hoặc đột xuất có tổ chức giao ban để đánh giá đối với từng khách hàng, từng món nợ để tìm ra biện pháp tháo gỡ hiệu quả nhất. Năm 2010 tỉ lệ nợ xấu là 12.5% tăng cao so với năm 2009. Có thực trạng này là do phát sinh khoản nợ của Công ty Cho thuê Tài chính I chuyển nhóm nợ sang nhóm 3. Để tạo điều kiện cho Công ty Cho thuê Tài chính I tồn tại và phát triển, Chi nhánh đã thực hiện cho vay đối với khách hàng, nhưng đồng thời để hạn chế các rủi ro thì Chi nhánh cũng đã làm việc với Công ty tăng cường hoàn thiện và bổ sung hồ sơ các tài sản thế chấp cho khoản vay tại chi nhánh.

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Đối với kết quả tài chính cả 3 năm 2008, 2009, 2010 đều có điểm chung là chênh lệch lãi suất thực thấp (so với kế hoạch đề ra là 0.4%), điều này cũng xuất phát từ thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã làm tỷ lệ lạm phát tăng cao, nguồn vốn huy động khan hiếm, lãi suất huy động vốn tăng rất cao giữa những năm 2008 đặc biệt có những thời điểm lãi suất huy động lên đến 18%/năm, trong khi lãi suất cho vay tại chi nhánh lại áp dụng theo hình thức cho vay theo lãi suất cố định, nên việc điều chỉnh lãi suất cho vay không phù hợp với biến động của thị trường dẫn đến chênh lệch lãi suất bình quân qua các năm là thấp.

1. Tổng thu nhập 1.196 973 740

- Thu lãi cho vay & các khoản có tính chất lãi_______

1.175 923 693

- Thu ngoài tín dụng 21 50 47

2.Tổng chi (chưa lương) 1.070 846 610

- Chi trả lãi 841 668 438

- Chi khác 229 178 172

3.Lợi nhuận (chưa lương) 126 127 130

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long giai đoạn 2008-2010

nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và thu nhập. Tổng chi phí và thu nhập có xu hướng giảm qua các năm, điều này cũng phản ánh đúng thực tế khi mà nợ xấu có xu hướng tăng thì đồng thời tỷ lệ thu lãi thấp, hơn nữa chi phí huy động cao nên người dân có xu hướng gửi tiền theo hình thức tiết kiệm bậc thang dài hạn, vì vậy chi trả lãi thực qua các năm thấp. Ngoài ra, ta thấy sự cố gắng nỗ lực và đạt kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của Agribank Thăng Long. Chênh lệch thu - chi chưa lương tăng qua các năm, năm 2009 là 127 tỷ đồng tăng 1 tỷ đồng so với năm 2008, năm 2010 đạt 130 tỷ đồng tăng 3 tỷ đồng so với năm 2009. Năm 2010, mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn về công tác nguồn vốn và cho vay , Chênh lệch thu-chi chưa lương

của Chi nhánh năm 2010 vẫn đảm bảo ổn định, có lương, thưởng đạt cao hơn năm 2009, tuy mức tăng trưởng nhẹ.Với những kết quả mà Chi nhánh đã đạt được có thể khẳng định đó là sự cố gắng nỗ lực không nhỏ của tập thể cán bộ nhân viên toàn Chi nhánh.

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 50 - 61)