Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 114 - 116)

1 .Tính cấp thiết của đề tài

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- NHNN cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý về BĐTV, quản lý RRTD.

+ NHNN nên sớm thống nhất các văn bản, không những đơn giản hoá trong áp dụng mà còn dễ kiểm tra, kiểm soát việc tổ chức thực hiện.

+ Thường xuyên theo dõi và đệ trình Chính phủ - Quốc hội những khó khăn vướng mắc nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động ngân hàng đồng thời cũng bảo đảm an toàn vốn, hạn chế rủi ro trong mức độ

có thể. Đề nghị Chính phủ sớm xem xét sửa đổi bổ sung hoặc ban hành những văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện, đồng thời sớm xúc tiến việc ban hành luật sở hữu tài sản, thúc đẩy quá trình hoàn tất thủ tục, giấy tờ liên quan đến nhà, đất..tạo điều kiện cho người dân an cư và tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong việc thực hiện BĐTV của các NHTM.

Nâng cao vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bằng các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro...tăng cường quản lý chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo thị trường tài chính hoạt động và cạnh tranh

lành mạnh, ngăn chặn việc hạ thấp tiêu chuẩn, nguyên tắc tín dụng để cạnh tranh thu hút khách hàng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các NHTM, buộc các TCTD phải thực hiện chung một cơ chế

tín dụng thống nhất, một hệ thống các biện pháp BĐTV đồng bộ để bảo đảm sự

lành mạnh trong hoạt động tín dụng, hạn chế, phòng ngừa RRTD.

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng thông tin cập nhật, chính xác về khách hàng, tạo nguồn tin chất lượng cao phục vụ cho công tác phân tích thẩm định tín dụng của các NHTM. Đồng thời có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận rõ quyền lợi và trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về khách hàng vay vốn. Hiện nay một thực trạng chung của các Ngân hàng đó là không báo cáo về các khách hàng có phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu tại tổ chức mình để thông qua đó khách hàng đó vẫn có thể vay một ngân hàng khác và trả lại tiền cho ngân hàng mình. Điều này có thể gây rủi ro cho ngân hàng được vay vốn. Chính vì vậy khi chúng ta đã có một trung tâm thông tin thì cũng cần có những chính sách để trung tâm đó hoạt động có hiệu quả, thông tin cập nhật bằng cách có một bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin.

- Cho phép thành lập trung tâm mua bán nợ giúp các ngân hàng có thể nhanh chóng giải quyết các khoản nợ khi cần thiết. Mở rộng quy mô và chất lượng trung tâm CIC giúp cho ngân hàng có thể có nguồn thông tin chính xác, tin cậy khi thẩm định khách hàng vay, bên bảo đảm, bên bảo lãnh... và TSBĐ.

Một phần của tài liệu 0056 giải pháp hoàn thiện hoạt động bảo đảm tiền vay và quản lý rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 114 - 116)