KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 66)

2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸTHƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY

2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây được thành lập năm 2007 tại quận Hà Đông - Hà Nội, thuộc ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, thường được biết đến với tên gọi Techcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và được nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 158.897 tỷ đồng (tính đến hết năm 2013).

Techcombank cũng sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất.

Ngoài ra, Techcombank còn được dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý tài năng có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lượng nhân sự lên tới trên 7000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp

Chỉ tiêu 2011 20 2 _______2013_______ Số tiền (triệu đ) Tốc độ Số tiền (triệu đ) Tốc độ Số tiền (triệu đ) Tốc độ Tổng vốn huy động 6,062,53 6 - 66,574,14 8.44% 7,214,242 9.74%

Phân theo loại tiền

VND 4,323,71

5 - 54,642,60 7.38% 5,120,794 10.3% Ngoại tệ (quy về

VND) ' 11,738,82 - 11,931,54 11.08% 2,093,448 8.38%

Phân theo TP kinh tế

Tiền gửi từ dân cư 2,825,21

8 - 23,296,39 27.3% 4,047,689 %22.79 Tiền gửi từ tổ chức

KT_________________ 22,015,80 - 82,217,30 10% 2,306,213 4.01% Tiền gửi của các

TCTD ______________ 61,221,51 - 61,060,44 -13.19% 860,340 %18.87

sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng - trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Tính đến năm 2013, Techcombank Hà Tây đã trở thành một trong những chi nhánh hàng đầu của Techcombank tại Hà Nội với quy mô không ngừng mở rộng và tăng trưởng bền vững với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trên 18%.

Mục tiêu phấn đấu của Techcombank Hà Tây là nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng ổn định đảm bảo chủ động giữ vững thị phần trước biến động của thị trường, hướng tới một mô hình ngân hàng hiện đại, đi đầu toàn hệ thống Techcombank về doanh số, lợi nhuận cũng như chất lượng quản lý rủi ro.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn luôn được Techcombank Hà Tây chú trọng quan tâm. Nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, đảm bảo nguồn vốn bổ sung cho nhu cầu thanh khoản. Có được kết quả đó là do Techcombank Hà Tây đã đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn có hiệu quả. Mặt khác, kể từ khi thành lập đến nay Techcombank Hà Tây đã liên tục mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng thanh toán, mở rộng dịch vụ ATM, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lượng cao.

36 46 42 Dư nợ 4,048,2 28 4,436,3 43 4,232,7 46

640,096 triệu đồng (tăng trưởng 9.74%).

Năm 2012, nền kinh tế thế giới khép lại với nhiều bất ổn, đà tăng trưởng lỡ nhịp, tỷ lệ thất nhiệp cao, khủng hoảng nợ công lan rộng, nguy cơ bất ổn tiền tệ và áp lực lạm phát vẫn tiếp tục là những mối de dọa chính cho sự hồi phục kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh chung đó thì tình hình huy động của chi nhánh cũng không dễ dàng như trước, mặt khác sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt làm việc huy động vốn là khá khó khăn. Vốn huy động bằng ngoại tệ trong năm 2012 đạt 1,931,541 triệu đồng tăng 11.08% so với năm 2011 chỉ đạt 1,738,821 triệu đồng, vốn huy động bằng nội tệ cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn (đạt 7.38%).

Sang năm 2013, vốn huy động bằng nội tệ và ngoại tệ đều có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng vốn huy động bằng ngoại tệ chậm hơn so với năm 2012, chỉ đạt 8.38%.

Về nguồn vốn phân theo loại hình kinh tế, ta thấy nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011, từ 2,825,218 triệu đồng năm 2011 tăng lên 3,296,392 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 27.3% và đây cũng là hình thức huy động vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động (50.14%).

Sang năm 2013, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng nhanh so với năm 2012, từ 3,296,392 triệu đồng năm 2012 lên 4,047,689 năm 2013 (tăng 22.79%), tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng, chiếm 56.11% tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế năm 2012 là 2,217,308 triệu đồng, tăng 201,506 triệu đồng (tăng 10%) so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 33.73% tổng nguồn vốn. Sang năm 2013, nguồn vốn huy động từ thành phần kinh tế này tiếp tục tăng nhẹ lên 2,306,213 triệu đồng (tăng 4.01%), tuy nhiên tỷ trọng của nguồn vốn huy động này trong tổng nguồn vốn huy động lại có

xu hướng giảm, chỉ còn chiếm 31.97% tổng nguồn vốn.

Nguồn vốn huy động từ các TCTD khác năm 2012 là 1,060,446 triệu đồng, giảm 161,070 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ giảm khá nhanh: 13.19%, hình thức huy động vốn thông qua các TCTD này chiếm tỷ trọng 16.13% tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2013, nguồn vốn này tiếp tục giảm xuống còn 860,340 triệu đồng, tốc độ giảm: 18.87%.

Mặc dù giai đoạn 2011-2013 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn liên tục tăng trong những năm qua cho thấy chiến lược kinh doanh của Techcombank Hà Tây được triển khai một cách có hiệu quả, tuy một số chỉ tiêu có xu hướng giảm nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tác động chung của nền kinh tế.

Bên cạnh việc phát huy những kinh nghiệm năm trước và không ngừng tìm tòi học hỏi, đa dạng những phương thức huy động vốn mới thì trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, Techcombank Hà Tây năm 2013 vẫn duy trì được nguồn vốn huy động tương đối cao 7,214,242 triệu đồng cho thấy những cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ chi nhánh. Sang năm 2014 và 2015, nền kinh tế được dự báo vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, đòi hỏ i chi nhánh cần tiếp tục duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm qua.

2.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 2.2. Tình hình sử dụng vốn

2.Thu nhập từ HĐKD dịch vụ_____________ 65,204 70,30 40,496 3.Thu nhập từ HĐKD ngoại hối___________ 7,30 13,00 4,234

II. Chi phí hoạt động___________________ 421,73 3

467,238 402,145

1. Lợi nhuận thuân từ HĐKD truớc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng_________________

130,59 3

131,203 55,788

2. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng_________ 8,30 24,09 8,696

III. Tông lợi nhuận trước thuế___________ 122,28 107,105 47,092 IV. ROA__________ ___________________ 1.46% 1.56

%

1.27%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, hiệu suất sử dụng vốn của Techcombank Hà Tây còn chưa cao, đặc biệt trong năm 2013 còn có xu hướng giảm từ 67.48% năm 2012 xuống còn 58.67% năm 2013. Vấn đề này xuất phát từ lý do nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng nhung du nợ tín dụng lại không tăng tuơng ứng. Mặc dù năm 2013 là năm kinh tế gặp nhiều khó khăn nhung chi nhánh vẫn gia tăng đuợc nguồn vốn huy động với tốc độ khá nhanh là 9.77% cho thấy sự nỗ lực của ngân hàng trong việc thu hút tiền gửi. Tuy nhiên để nguồn vốn này phát huy đuợc hiệu quả trong bối cảnh kinh tế hiện nay - việc tiếp cận vốn vay đối với các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn thì chi nhánh cần có các biện pháp đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, mở rộng dịch vụ trung gian tài chính để vừa có nguồn thu bù đắp chi phí lãi tiền gửi phải trả, vừa phân tán đuợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh

Về kết quả kinh doanh, Techcombank Hà Tây nằm trong số các chi nhánh dẫn đầu hệ thống về du nợ tín dụng, lợi nhuận luôn tăng trong thời gian qua. Trong tổng thu nhập thuần, thì thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn ở mức > 80% (năm 2011 là 86.87% và năm 2012 là 86.09%, năm 2013 là 90.25%). Nhu vậy, có thể nói hoạt động tín dụng vẫn đem lại phần lớn thu nhập cho chi nhánh.

Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Techcombank Hà Tây giai đoạn 2011-2013

tiền (%) Thu nhập từ dịch vụ 65,20 4 - 70,308 7.82 40,496 - 43.39 Chỉ tiêu 2011 _______2012_______ _______2013_______ Dư nợ Số tiền +/- (%) Số tiền +/-(%) Số tiền +/-(%)

Dù đối mặt với nhiều khó khăn lớn, Techcombank nói chung và Techcombank Hà Tây nói riêng đã đạt đuợc những kết quả nhất định. Cụ thể, nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 3 năm Techcombank Hà Tây đều kinh doanh có lãi. Song trong năm 2013, thu nhập của chi nhánh giảm khá mạnh, từ 598,441 triệu đồng năm 2012 xuống còn 457,933 triệu đồng năm 2013, tốc độ giảm 23.48%, nhung chi nhánh cũng đã thực hiện đuợc các biện pháp giảm thiểu chi phí phát sinh để đảm bảo vẫn kinh doanh có lãi. Mặc dù vậy, lợi nhuận giảm mạnh từ 131,203 triệu đồng năm 2012 xuống còn 55,788 triệu đồng năm 2013, tốc độ giảm 57.46% là vấn đề đáng luu ý, nguyên nhân chính là do nguồn vốn huy động vẫn liên tục tăng song du nợ tín dụng lại có xu huớng giảm, làm nguồn vốn phải trả lãi không đuợc đầu tu hoặc đầu tu với tỷ suất sinh lời thấp làm lợi nhuận ròng của chi nhánh giảm. Truớc thực trạng này đòi hỏi chi nhánh phải có các biện pháp gia tăng du nợ tín dụng thông qua việc giảm lãi suất cho vay ở mức có thể chấp nhận đuợc, đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung ứng để có đuợc nguồn thu bù đắp những chi phí phát sinh, bên cạnh đó cũng nên đa dạng hóa danh mục cho vay để vừa tìm kiếm đuợc lợi nhuận cũng nhu hạn chế đuợc rủi ro từ hoạt động tín dụng.

2.1.3.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian tài chính

Hoạt động dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại. Đối với Techcombank Hà Tây, hoạt động dịch vụ đã đóng góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của toàn hệ thống, trong đó kết hợp cả các dịch vụ truyền thống và dịch vụ hiện đại. Thu dịch vụ ròng đã có sự chuyển biến tích cực trong những năm qua, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Tuy nhiên, năm 2013 mức thu dịch vụ ròng đạt 40,496 triệu đồng, giảm mạnh so với năm 2012 (giảm 43.39%). Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế, năm 2013 là một năm vô cùng khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, thu hoạt động kinh doanh dịch vụ của chi nhánh cũng theo đó giảm xuống. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến chất lượng dịch vụ, phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao để thu hút được khách hàng sử dụng dịch vụ, làm cho thu dịch vụ trở thành một trong những nguồn thu bền vững.

Thu dịch vụ chủ yếu vẫn tập trung vào các dịch vụ truyền thống bao gồm thanh toán trong nước và quốc tế, ngân quỹ, dịch vụ đại lý, thu dịch vụ khác.

Bảng 2.4. Thu dịch vụ ròng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ TÂY

2.2.1. Thực trạng chất lượng tín dụng

2.2.1.1. Tình hình dư nợ

Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của Techcombank Hà Tây luôn nằm trong số những chi nhánh dẫn đầu trong toàn hệ thống và đã khẳng định được vị thế của Techcombank Hà Tây trong việc thực hiện các chỉ tiêu về dư nợ, lợi nhuận của toàn hệ thống Techcombank. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn và bền vững.

Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng

(triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) Ngắn hạn 2,917,317 72.06 2,526,705 56.9 6 3,250,213 76.79 Trung hạn 753,87 3 18.62 1,273,127 28.7 0 588,30 7 13.9 0 Dài hạn 377,03 8 9.3 2 636,51 1 14.3 4 394,22 6 9.3 1 Tổng dư nợ tín dụng 4,048,228 100 4,436,343 100 4,232,746 100^

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Năm 2012 và năm 2013 nền kinh tế quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thận trọng đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh trong nuớc gặp nhiều khó khăn, làm quy mô và cơ cấu của hoạt động tín dụng có nhiều biến động: Tăng truởng tín dụng bị hạn chế, chính sách tín dụng khắt khe hơn, mặt khác chi phí huy động vốn tăng lên làm ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng huớng tới mục tiêu an toàn và thanh khoản đồng thời điều chỉnh danh mục cho vay theo huớng tập trung cho các lĩnh vực có mức ổn định cao, giảm bớt lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát nhu chứng khoán, bất động sản. Điều đó đuợc thấy khá rõ khi tốc độ tăng truởng tín dụng của Techcombank Hà Tây năm 2012 tăng so với năm 2011 là 9.59% từ 4,048,228 triệu đồng năm 2011 lên 4,436,343 triệu đồng năm 2012 nhung sang năm 2013 đã giảm so với năm 2012 là 4.59%, du nợ tín dụng năm 2013 chỉ còn 4,232,746 triệu đồng.

* Kết cấu tín dụng theo kỳ hạn

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọn g (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) VNĐ 3,126,703 77.24 3,742,148 84.35 3,526,921 83.33 Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 921,525 22.76 694,195 15.65 705,825 16.67

Tổng dư nợ tín dụng 4,048,228 100 4,436,343 100 4,232,746 100

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Biểu đồ 2.1. Kết cấu tín dụng theo kỳ hạn

Nhìn chung tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể, năm 2011 tín dụng ngắn hạn là 2,917,317 triệu đồng chiếm 72.06% tổng dư nợ tín dụng, sang năm 2012, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 2,526,705 triệu đồng, mặc dù tổng dư nợ tăng, điều này cho thấy kết cấu dư nợ của chi nhánh đang có sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung và dài hạn.

Sang năm 2013, cơ cấu tín dụng có sự thay đổi mạnh mẽ, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ trong 3 năm trở lại đây, tăng từ 2,526,705 triệu đồng năm 2012 lên 3,250,213 triệu đồng năm 2013, chiếm 76.79% tổng dư nợ. Điều này có thể xuất phát từ thực trạng nền kinh tế năm 2013, trước những khó khăn chung của nền kinh tế hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phải giải thể, phá sản.Việc đầu tư cho các dự

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 66)