Thực trạng công tác quản lý rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 91)

2.2.2.1. Quan điểm của Techcombank Hà Tây về quản lý rủi ro tín dụng

Techcombank Hà Tây nhìn nhận những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Techcombank Hà Tây coi rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất khi các hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng 90.2% tổng số thu nhập của Techcombank Hà Tây và dư nợ cho vay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của chi nhánh (43.8%). Tất cả các rủi ro được quản lý thông qua sự phối hợp của hạn mức cụ thể, hệ thống kiểm soát và báo cáo, tuân theo chính sách rủi ro được đặt ra bởi Techcombank.

Quản lý rủi ro tín dụng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của Techcombank Hà Tây để từ đó ngày càng cải thiện các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro tín dụng của mình cũng như tiến hành

những thay đổi cần thiết trong toàn bộ cơ cấu tổ chức, thanh tra và bộ máy kiểm soát để quản lý rủi ro tốt hơn. Techcombank Hà Tây quản lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của Techcombank theo nguyên tắc phân quyền cho mỗi hoạt động, mảng kinh doanh và cấp quản lý trong khi thực thi hệ thống quản lý thông tin tập trung hiện đại mà Techcombank Hà Tây tin tưởng rằng là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá rủi ro. Theo đó, trách nhiệm và thẩm quyền trong quản lý kinh doanh được làm rõ. Đồng thời, thông tin cũng sẵn sàng cho việc quản lý rủi ro toàn diện ở mỗi cấp và tất cả các mảng kinh doanh.

2.2.2.2. Bộ máy tổ chức cấp tín dụng

Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng có các phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính (khối phê duyệt tín dụng, khối quản trị rủi ro, trung tâm quản lý chứng từ) và các phòng tín dụng (quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp) tại các chi nhánh thuộc khối bán hàng và kênh phân phối.

- Khối quan hệ khách hàng (thuộc khối bán hàng và kênh phân phối): Là bộ phận ở các chi nhánh, có nhiệm vụ thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ toàn diện với khách hàng để cung cấp sản phẩm tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng cho khách hàng; chịu trách nhiệm lập tờ trình thẩm định tín dụng trình cấp phê duyệt tín dụng; thực hiện giải ngân cho khách hàng sau khi có phê duyệt đồng ý cho vay; thực hiện các nghiệp vụ kiểm soát sau vay theo quy định.

- Khối phê duyệt tín dụng: Là bộ phận tập trung ở Hội sở, được chia thành các chuyên viên tái thẩm định và các chuyên gia phê duyệt tín dụng. Các chuyên viên tái thẩm định tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng từ khối quan hệ khách hàng, thực hiện phân tích, thẩm định một cách độc lập để đưa ra các nhận xét đánh giá và ý kiến đề xuất cho vay hoặc không cho vay cùng các điều kiện mà khách hàng phải tuân theo trong quá trình vay vốn, sau đó trình lên chuyên gia phê duyệt để đưa ra ý kiến cuối cùng. Các chuyên gia

phê duyệt tùy theo giá trị và điều kiện của khoản vay sẽ đuợc phân theo các cấp A,B,C,D.

- Trung tâm quản lý chứng từ: Là bộ phận tập trung ở Hội sở, có trách nhiệm quản lý việc thực hiện các điều kiện giải ngân và sau giải ngân của khách hàng thông qua hồ sơ, chứng từ mà khối quan hệ khách hàng gửi lên.

- Khối quản trị rủi ro: Là bộ phận tập trung ở Hội sở, có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc các khoản vay có vấn đề, kết hợp với khối quan hệ khách hàng để đua ra các biện pháp xử lý kịp thời đối với các khoản vay đó. Ngoài ra, khối có trách nhiệm đột xuất/định kỳ kiểm tra một số khoản vay có giá trị lớn tại các chi nhánh.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của Techcombank nói chung và Techcombank Hà Tây nói riêng có trình độ chuyên môn cao, đuợc đào tạo bài bản, tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế - tài chính - ngân hàng, đa số cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm, có trách nhiệm, làm việc hiệu quả.

2.2.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng đã thực hiện

* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Techcombank Hà Tây thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo quy trình mà Techcombank xây dựng cho từng thời kỳ. Trong đó nêu ra các định huớng tín dụng cho từng ngành, thành phần kinh tế, định huớng đầu tu vào một số vùng kinh tế, các sản phẩm tín dụng, quy định về thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện nhất quán cơ chế phân cấp uỷ quyền

Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng của Techcombank đuợc thực hiện theo nguyên tắc:

+ Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện của chi nhánh, trình độ, năng lực và phẩm chất của nguời đuợc uỷ quyền; bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất luợng của hoạt động tín dụng; tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng; tăng cuờng kiểm tra,

giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền.

+ Giám đốc chi nhánh chỉ trực tiếp phê duyệt các khoản vay có giá trị dưới 500 triệu đồng và có tài sản đảm bảo là bất động sản hoặc động sản.

+ Giám đốc chi nhánh quyết định cho vay đối với các khoản vay đã được khối phê duyệt đồng ý.

+ Người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng quyết định các nội dung: Quyết định cho vay (số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, các loại tài sản bảo đảm...), các õiều kiện giải ngân, xử lý thu hồi nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ'...

Techcombank Hà Tây luôn thực hiện nhất quán triệt để việc phê duyệt và thực hiện cấp, quản lý tín dụng theo đúng nguyên tắc trên.

- Sản phẩm tín dụng: Bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật không cấm.

- Giới hạn tín dụng: Theo chiến lược và mục tiêu tín dụng trong từng thời kỳ của Techcombank là tăng tỷ trọng cho vay các ngành ưu tiên, mở rộng sang cho vay trung và dài hạn.

- Chính sách khách hàng trong hoạt động tín dụng: Lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: Có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định; có tình hình tài chính lành mạnh; thời gian được phép kinh doanh hợp lý với thời gian vay vốn; hoạt động kinh doanh có lãi.

- Tài sản bảo đảm: Nội dung bảo đảm tiền vay được thực hiện phù hợp với các quy định của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Techcombank. Việc nhận tài sản bảo đảm được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng, trên cơ sở khả năng vay trả, định hạng rủi ro tín dụng, khả năng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố.

- Quản lý tín dụng: Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo hướng dẫn

của Tổng giám đốc Techcombank.

- Quy trình tín dụng: Khai thác khách hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ; thu thập hồ sơ, tìm hiểu, phân tích nhu cầu của khách hàng thẩm định; lập tờ trình tín dụng được cán bộ tín dụng tại chi nhánh trình trưởng phòng, trưởng phòng phê duyệt trình giám đốc, giám đốc phê duyệt trình phòng tái thẩm định. Cán bộ tái thẩm định phân tích, tìm hiểu và trình chuyên gia phê duyệt, chuyên gia phê duyệt đưa ra ý kiến đồng ý hoặc từ chối cùng các điều kiện mà khách hàng phải tuân theo. Chi nhánh kết hợp trung tâm quản lý chứng từ thực hiện giải ngân, quản lý khách hàng, khoản vay theo các điều kiện tín dụng đã được phê duyệt.

* Kiểm tra, giám sát tín dụng

Cán bộ tín dụng thực hiện các nội dung giám sát tín dụng tại chi nhánh như: Giám sát từng khoản vay, từng tài khoản, kiểm tra hạn mức tín dụng, mục đích sử dụng vốn, hồ sơ giải ngân, tài sản đảm bảo... thường xuyên gặp gỡ khách hàng và tham quan thực địa.

Hệ thống kiểm soát nội bộ trực thuộc ban điều hành có chức năng giúp Giám đốc trong việc kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh và điều hành trong hệ thống Techcombank Hà Tây. Bên cạnh đó còn có hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc Hội sở Techcombank với chức năng và nhiệm vụ chính là: Kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năng chuyên môn, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng.

* Xử lý rủi ro

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra, Techcombank Hà Tây đã tuân thủ Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam ngày 21/01/2013,

Năm 2011, Techcombank Hà Tây đã xử lý rủi ro 245 triệu đồng, năm 2012 số xử lý rủi ro là 356 triệu đồng và năm 2013 là 595 triệu đồng. Việc xử lý rủi ro giúp cho chi nhánh xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng từ trước do chính sách cho vay và mô hình hoạt động cũ.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI ROTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 86 - 91)