MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108)

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các TCTD, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nước, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các TCTD. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lýợng thông tin cung cấp. Để làm õýợc õiều này, NHNN cần thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các NHTM, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý Nhà nước về doanh nghiệp, để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các NHTM một cách nhanh chóng và chính xác.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình

khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các chế tài xử lý đối với TCTD không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.

- Liên hệ với các tổ chức thông tin quốc tế, các ngân hàng nước ngoài nhằm khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư tại Việt Nam, để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro khi các ngân hàng Việt Nam cho khách hàng nước ngoài vay vốn.

- Nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hóa và tự động hóa tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin. Đồng thời đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại rủi ro tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo, cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

3.3.1.2. Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại

Công tác thanh tra hoạt động tín dụng cần thực hiện thường xuyên hơn và nâng cao trình độ đội ngũ thanh tra viên để có khả năng phát hiện kịp thời các sai sót, xu hướng lệch lạc trong phân tích tín dụng... để chỉ đạo và phòng ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Quá trình thanh tra cần phòng ngừa xu hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một ngân hàng mà cả hệ thống.

3.3.2. Kiến nghị với Techcombank

3.3.2.1. Hiện đại hóa hơn nữa cơ sở vật chất, công nghệ thông tin ngân hàng

Cần phải đầu tư hơn nữa về hệ thống công nghệ thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi chăm sóc khách hàng tốt hơn và thực hiện việc quản lý tốt hơn.

Nền tảng cho hoạt động của ngân hàng hiện đại là dựa trên cơ sở của công nghệ thông tin hiện đại. Đến nay, Techcombank đã hoàn thành việc triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng trên phạm vi toàn hệ thống. Tuy nhiên,

Techcombank cần hiện đại hoá hơn nữa công nghệ, đưa thêm các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm tạo thêm tiện ích cao nhất cho khách hàng trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong các giao dịch.

Đối với các phần mềm hiện sử dụng trong nội bộ Techcombank, cần có kế hoạch bảo trì, nâng cấp hệ thống thường xuyên để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.

Trung tâm CNTT - Techcombank cần đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới các chương trình phần mềm hiện đại trong công tác quản lý tài sản Nợ - Có (quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối), huy động vốn. Đặc biệt cần chú ý nâng cấp phần mềm thẩm định dự án tín dụng sao cho đỡ phức tạp cho cán bộ thẩm định.

3.3.2.2. Phải tập trung hơn nữa việc nghiên cứu thị trường, phân tích ngành nghề và ra công tác dự báo tốt

Techcombank cần có một bộ phận độc lập nghiên cứu thị trường và nghiên cứu ngành; phải nêu được các rủi ro, các cơ hội, điểm mạnh của các ngành và phải có dự báo để Phòng chính sách tín dụng có được các chính sách và sản phẩm tín dụng kịp thời, phù hợp trong từng thời kỳ nhằm giảm thiểu các rủi ro tín dụng.

3.3.2.3. Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ về việc thực hiện chính sách tín dụng và việc cấp tín dụng theo các điều khoản đã được phê duyệt

Cần phải có các cuộc kiểm tra tính tuân thủ và tính khắc phục về việc thực hiện cấp tín dụng tại chi nhánh để kịp thời có những điều chỉnh sửa đổi phù hợp đối với cán bộ tín dụng và chi nhánh cũng như đối với khách hàng. Bên cạnh đó việc kiểm tra định kỳ thường xuyên sẽ làm cho cán bộ tín dụng và chi nhánh ý thức hơn trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ đã đề ra và làm giảm rủi ro tín dụng hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Cùng với mục tiêu của Techcombank là trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, Techcombank Hà Tây luôn định hướng là chi nhánh dẫn đầu toàn hệ thống. Techcombank Hà Tây luôn thực hiện tốt các kế hoạch được giao về doanh thu, về lợi nhuận, dư nợ... Bên cạnh đó việc quản lý và hạn chế rủi ro được Techcombank Hà Tây xác định là rất quan trọng và được quán triệt như là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.

Hiện tại Techcombank Hà Tây đã thực hiện tốt các quy trình, chính sách về việc cấp tín dụng và quản lý rủi ro của NHNN, của ban điều hành Techcombank và mang lại các kết quả đạt được rất tự hào.

Tuy nhiên vì một số lý do vừa khách quan, vừa chủ quan mà tại Chi nhánh còn tồn tại một số vấn đề như trình bày ở chương 2. Hy vọng với các giải pháp được nêu ra sau khi đã được nghiên cứu kỹ thực trạng tại chi nhánh ngân hàng sẽ giúp Techcombank Hà Tây ngày càng phát triển hơn trong việc phát triển kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản trị điều hành của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập, ngày càng phải tiến gần đến với các thông lệ quốc tế nếu như muốn tồn tại và phát triển bền vững.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng. - Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của Techcombank Hà Tây, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Techcombank Hà Tây, qua đó đánh giá được nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Techcombank Hà Tây, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng đối với Techcombank Hà Tây.

- Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, với Techcombank.

Với xu thế phát triển hiện nay, quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng sẽ được các ngân hàng, những nhà khoa học, người làm chuyên môn nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện nó phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Hồ Diệu (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê.

2. TS. Hà Quang Đào (2005), “Một số giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại”, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt nam, tr.187.

3. Ths. Lê Đình Hạc (2004), Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng tại các NHTM Việt Nam, Nxb Thống kê.

4. PGS.TS. Đinh Xuân Hạng, Ths. Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình Quản trị tín dụng NHTM, Nxb Tài chính.

5. TS. Trần Huy Hoàng (2004), “Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam”, Phát triển kinh tế, 12, tr.37-39.

6. Phạm Xuân Hòe (2005), “Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhìn từ chính sách cho vay”, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt nam, tr.1-6.

7. Vũ Minh (2013), “Quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, Tạp chíKhoa học ĐHQGHN, 29(3), tr.53-60.

8. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Nghiệp vụ NHTM, Nxb Tài chính.

9. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Ths. Trần Cảnh Toàn (2011), Giáo trình Quản trị NHTM, Nxb Tài chính.

10.TS. Tô Kim Ngọc (2004), Giáo trình lý thuyết tiền tệ - ngân hàng,

Nxb Thống kê.

11.Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.

12.TS Hà Thị Sáu (2004), “Hiệu quả và nhân tố ảnh huởng đến hiệu quả tín dụng đầu tu theo dự án của Ngân hàng thuơng mại”, Tạp chí Ngân hàng, tr.29-40.

13.PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê.

14.Nguyễn Thùy Trang (2010), “Biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thuơng mại”, Tạp chí Ngân hàng, 23, tr.31.

15.Ngân hàng TMCP Kỹ thuơng Việt Nam (2010), Quy trình cho vay và quản lý tín dụng, Hà Nội.

16.Ngân hàng TMCP Kỹ thuơng Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

(2011,2012,2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hà Nội. 17. http: //www.techcombank.com.vn/

18. http://cafef.vn/

19. www.luattaichinh.wordpress .com

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w