Thực trạng chất lượng tíndụng

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 73 - 86)

2.2.1.1. Tình hình dư nợ

Trong những năm gần đây, thị phần tín dụng của Techcombank Hà Tây luôn nằm trong số những chi nhánh dẫn đầu trong toàn hệ thống và đã khẳng định được vị thế của Techcombank Hà Tây trong việc thực hiện các chỉ tiêu về dư nợ, lợi nhuận của toàn hệ thống Techcombank. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát tín dụng luôn được thực hiện một cách toàn diện trên các mặt quy mô, tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tín dụng theo hướng nâng cao hiệu quả, an toàn và bền vững.

Bảng 2.5. Dư nợ tín dụng

(triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%) Ngắn hạn 2,917,317 72.06 2,526,705 56.9 6 3,250,213 76.79 Trung hạn 753,87 3 18.62 1,273,127 28.7 0 588,30 7 13.9 0 Dài hạn 377,03 8 9.3 2 636,51 1 14.3 4 394,22 6 9.3 1 Tổng dư nợ tín dụng 4,048,228 100 4,436,343 100 4,232,746 100^

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Năm 2012 và năm 2013 nền kinh tế quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thận trọng đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh trong nuớc gặp nhiều khó khăn, làm quy mô và cơ cấu của hoạt động tín dụng có nhiều biến động: Tăng truởng tín dụng bị hạn chế, chính sách tín dụng khắt khe hơn, mặt khác chi phí huy động vốn tăng lên làm ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng huớng tới mục tiêu an toàn và thanh khoản đồng thời điều chỉnh danh mục cho vay theo huớng tập trung cho các lĩnh vực có mức ổn định cao, giảm bớt lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát nhu chứng khoán, bất động sản. Điều đó đuợc thấy khá rõ khi tốc độ tăng truởng tín dụng của Techcombank Hà Tây năm 2012 tăng so với năm 2011 là 9.59% từ 4,048,228 triệu đồng năm 2011 lên 4,436,343 triệu đồng năm 2012 nhung sang năm 2013 đã giảm so với năm 2012 là 4.59%, du nợ tín dụng năm 2013 chỉ còn 4,232,746 triệu đồng.

* Kết cấu tín dụng theo kỳ hạn

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọn g (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (triệu đồng) Tỷ trọng (%) VNĐ 3,126,703 77.24 3,742,148 84.35 3,526,921 83.33 Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 921,525 22.76 694,195 15.65 705,825 16.67

Tổng dư nợ tín dụng 4,048,228 100 4,436,343 100 4,232,746 100

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Biểu đồ 2.1. Kết cấu tín dụng theo kỳ hạn

Nhìn chung tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. Cụ thể, năm 2011 tín dụng ngắn hạn là 2,917,317 triệu đồng chiếm 72.06% tổng dư nợ tín dụng, sang năm 2012, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ xuống còn 2,526,705 triệu đồng, mặc dù tổng dư nợ tăng, điều này cho thấy kết cấu dư nợ của chi nhánh đang có sự chuyển dịch từ ngắn hạn sang trung và dài hạn.

Sang năm 2013, cơ cấu tín dụng có sự thay đổi mạnh mẽ, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ trong 3 năm trở lại đây, tăng từ 2,526,705 triệu đồng năm 2012 lên 3,250,213 triệu đồng năm 2013, chiếm 76.79% tổng dư nợ. Điều này có thể xuất phát từ thực trạng nền kinh tế năm 2013, trước những khó khăn chung của nền kinh tế hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thậm chí phải giải thể, phá sản.Việc đầu tư cho các dự án trong thời gian này rất dễ gặp rủi ro, vì vậy để giảm thiểu nguy cơ mất vốn của ngân hàng thì việc giảm bớt tín dụng trung và dài hạn trong thời gian này cũng là điều dễ hiểu.

* Kết cấu tín dụng theo loại tiền

đồng) trọng (%) đồng) trọng (%) đồng) trọng (%) Khách hàng DN 3,602,90 9 89 4,037,04 8 91 3,809,42 5 90 Khách hàng CN 445,31 9 Ĩ 1 399,29 5 9 423,32 1 10" Tông dư nợ 4,048,22 8 10 0 4,436,34 3 100 4,232,74 6 100

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Nhìn chung dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ tín dụng và có xu hướng gia tăng khá nhanh trong những năm gần đây. Năm 2011, dư nợ tín dụng bằng VNĐ là 3,126,703 triệu đồng chiếm 77.24% tổng dư nợ. Sang năm 2012, dư nợ cho vay bằng VNĐ tăng cả về

doanh số và tỷ trọng, cụ thể, dư nợ cho vay bằng VNĐ là 3,742,148 triệu đồng, tăng 615,445 triệu đồng (tăng 19.68%), chiếm 84.35% tổng dư nợ. Sang năm 2013, dư nợ cho vay bằng VNĐ giảm còn 3,526,921 triệu đồng, chủ yếu do tổng dư nợ tín dụng giảm, tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng cũng giảm nhưng không đáng kể, dư nợ cho vay bằng VNĐ năm 2013 chiếm 83.33% tổng dư nợ tín dụng.

* Kết cấu tín dụng theo khách hàng vay

đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%) Dư nợ có đảm bảo bằng tài sản/tổng dư nợ 4,048,28 2 10 0 4,400,848 99.2 4,203,116 99. 3 Dư nợ không có đảm bảo bằng tài sản/tổng dư nợ 0 0 35,491 0.8 29,629 0.7

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

■ Dư nợ

■ Khách hàng DN

■ Khách hàng CN

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Biểu đồ 2.3. Kết cấu tín dụng theo khách hàng vay

Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng và kết cấu tín dụng khá ổn định trong những năm trở lại đây. Năm 2011, dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là 3,602,909 triệu đồng, chiếm 89% tổng dư nợ tín dụng của toàn chi nhánh, sang năm 2012, dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tăng cả về doanh số lẫn tỷ trọng, dư nợ tăng từ 3,602,909 triệu đồng năm 2011 lên 4,037,048 triệu đồng năm 2012 (tăng 12.05%), chiếm 91% tổng dư nợ. Tuy nhiên sang năm 2013, dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp lại có xu hướng giảm cả về doanh số và tỷ trọng. Dư nợ tín dụng chỉ còn 3,809,425 triệu đồng và chiếm 90%. Mặc dù dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp có giảm song không đáng kể. Trong bối cảnh hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, giải thể, phá sản thì việc thu hẹp quy mô tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, mở rộng cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân là điều cần thiết để chi nhánh giảm thiểu cũng như phân tán rủi ro.

* Kết cấu cho vay theo tài sản bảo đảm

Tỷ trọng cho vay có đảm bảo bằng tài sản đã giảm dần nhưng mức giảm không đáng kể thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 6.87% 5.62% 8.77%

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011-2013

Năm 2011, dư nợ không có tài sản bảo đảm là 0%, sang năm 2012, 2013 dư nợ không có tài sản bảo đảm tăng lên nhưng với một tỷ trọng không đáng kể trong tổng dư nợ, năm 2012 là 0.8% và năm 2013 là 0.7%. Điều này cho thấy chi nhánh thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay khá tốt, vì tài sản bảo đảm được xem là nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất (từ hiệu quả dự án, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh mang lại) thiếu chắc chắn, nó giúp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.

2.2.1.2. Tình hình chất lượng tín dụng

* Nợ quá hạn

Mặc dù trong thời gian qua Techcombank Hà Tây đã có nỗ lực tăng cường quản lý rủi ro tín dụng và đạt được kết quả cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh năm 2012 đã giảm, tuy nhiên sang năm 2013 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan, nợ quá hạn của chi nhánh có gia tăng, cụ thể:

Bảng 2.10. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn

Nhóm 1 3,770,18 7 4,187,021 3,861,48 3 Nhóm 2 215,323 200,475 299,411 Nhóm 3 54,01 9 41,18 3 60,52 5 Nhóm 4 6,08 3 6,825 7,682 Nhóm 5 2,61 6 839^^ 3,645 2. Nợ xấu 62,71 8 48,84 7 71,85 2 3. Tỷ lệ nợ xấu 1.55 % 1.10 % 1.70 %

Nguồn: Báo cáo tài chính của Techcombank Hà Tây năm 2011 - 2013

Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh là tương đối thấp, năm 2012 đã giảm rõ rệt cho thấy những cố gắng của chi nhánh trong việc tăng cường quản lý rủi ro tín dụng. Song sang năm 2013, tỷ lệ này lại gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm trở lại đây. Thực tế này đưa ra yêu cầu cấp thiết là chi nhánh cần lưu tâm tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng hơn nữa để giảm thiểu nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể, hạn chế tối đa nguy cơ mất vốn.

* Phân loại nợ

Dựa vào bảng số liệu ta thấy: Trong năm 2012 chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt, đã có những cải thiện đáng kể so với năm 2011. Mặc dù tổng dư nợ tăng 9.59% song nợ xấu lại giảm nhanh hơn từ 62,718 triệu đồ ng năm 2011 xuống còn 48,847 triệu đồng năm 2012 (giảm 22.17%), tỷ lệ nợ xấu năm 2012 chỉ còn chiếm 1.10% trong tổng dư nợ tín dụng, điều này cho thấy những bước tiến của chi nhánh trong công tác quản lý tín dụng. Tuy nhiên, sang năm 2013 mặc dù dư nợ tín dụng giảm 4.59% nhưng nợ xấu lại tăng với tốc độ khá nhanh từ 48,847 triệu đồng năm 2012 lên 71.852 triệu đồng năm 2013 (tăng 47.13%). Điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hàng loạt các doanh nghiệp bị phá sản trong thời gian gần đây, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ, sản xuất tiêu dùng đình trệ, khiến khách hàng không có khả năng trả nợ. Mặc dù xuất phát từ những lý do khách quan nhưng chi nhánh cũng cần có những biện pháp khắc phục, tăng cường hơn nữa công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Bảng 2.11: Tình hình các nhóm nợ

2.2.1.3. Những nguyên nhân dân đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

* Nguyên nhân khách quan

Môi trường kinh doanh bất ổn do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên (thiên tai, dịch bệnh...) hay sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới (khủng hoảng kinh tế, lạm phát, giá cả các mặt hàng thay đổi đột biến) gây tổn thất cho khách hàng vay vốn.

Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý chưa hoàn chỉnh gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.

Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: NHNN và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên việc triển khai vào hoạt động ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn như một số văn bản về việc cưỡng chế thu hồi nợ. Những văn bản này đều có quy định: Trong những trường hợp khách hàng không trả được nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. Trên thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao tài sản đảm bảo cho ngân hàng để xử lý. cùng nhiều các quy định khác dẫn đến tình trạng NHTM không thể giải quyết được nợ tồn đọng, tài sản tồn đọng.

ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và

ngân hàng. Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin

kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, thông tin cung cấp còn đơn điệu, không kịp thời, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cung cấp thông tin. Thông tin CIC chỉ dừng lại ở mức dư nợ tại các tổ chức tín dụng, chưa có

thông tin phi tài chính, khả năng điều hành lãnh đạo của doanh nghiệp, cá nhân. Các thông tin về các cá nhân, doanh nghiệp chưa có quan hệ tín dụng với các TCTD thì hoàn toàn không có cập nhật.

* Nguyên nhân chủ quan - về phía khách hàng

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.

Báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không tuân thủ các chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất, dễ xảy ra gian lận, thiếu sót. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro tín dụng.

hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh. Việc xác định uy tín của khách hàng rất quan trọng và rất khó để thực hiện. Điều này đòi hỏi CBTD phải có đủ năng lực, kinh nghiệm để xác định.

+ Đối với khách hàng cá nhân:

Hoạt động kinh doanh không thuận lợi. Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động.

Cá nhân khách hàng gặp nhiều chuyện bất thuờng trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh huởng khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

Đạo đức cá nhân không tốt: Cố tình lừa ngân hàng, sử dụng tiền vay không đúng mục đích.

- về phía ngân hàng

Đứng trên góc độ ngân hàng nhìn nhận một cách đúng đắn về nguyên nhân tự thân ngân hàng gây ra nợ quá hạn là thực sự cần thiết và đây cũng là điều kiện tiên quyết để Techcombank đua ra những giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn tại ngân hàng tồn tại chủ yếu do những nguyên nhân sau:

Áp lực công việc cuờng độ cao: CBTD phải đảm nhiệm toàn bộ quy trình cho vay bao gồm: thẩm định dự án, bám sát khách hàng, quản lý theo dõi các khoản nợ'... ảnh huởng đến hiệu quả làm việc của CBTD.

Nguồn cung cấp thông tin: Rất khó kiểm chứng đuợc toàn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp. NH vẫn chua có sự liên thông với các cơ quan khác nhu thuế, hải quan. để kiểm chứng những thông tin tài chính do khách hàng cung cấp. Trong tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nhu hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có các quyết định cho vay hợp

Một phần của tài liệu 0219 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP kỹ thương VN chi nhánh hà tây luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 73 - 86)