Tổng quan về các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong nghiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31)

ca các công ty niêm yết

Trong lịch sử nghiên cứu về ý kiến kiểm toán có thể thấy có một sựđa dạng và ngày càng phát triển các mô hình và phương pháp để xác định các nhân tốảnh hưởng

đến ý kiến kiểm toán. Từ các phương pháp thống kê hiện đại như: Sử dụng máy vecto hỗ trợ, khai thác dữ liệu mở, phương pháp siêu dữ liệu cho đến sử dụng thống kê mô tả, mô hình hồi quy logistic hay logit. Cụ thể:

(i)Một số nghiên cứu dùng phương pháp thống kê hiện đại như: Mutchler (1985) bằng phương pháp phân tích biệt số cho kết quả chính xác 83%, Altman (1968) với phương pháp phân tích biệt số đa biến để dự báo phá sản cho các công ty tại Hoa Kỳ có độ chính xác 95%...

(ii)Phương pháp thống kê mô tả, sử dụng mô hình hồi quy logit hay probit kiểm tra mối quan hệ là một phương pháp phổ biến và được sử dụng ở nhiều công trình nghiên cứu từ kinh điển cho đến hiện tại. Như: Spathis (2003), Gallizo và cộng sự (2015), Ozcan (2016), Jouri (2016), Suroto (2017), Saaydah (2019), Zarei H và cộng sự (2020)…

(iii)Một số nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định lượng truyền thống và hiện đại như: Trong nghiên cứu vào năm 2003, Spathis và cộng sự đã áp dụng phương pháp phân loại hỗ trợ ra quyết định đa tiêu chuẩn (cụ thể là UTADIS - Utilites’s Addictives Discriminates), sau đó tác giả thực hiện so sánh với các kỹ

thuật thống kê mới bao gồm: Phân tích biệt số và phân tích hồi quy logit. Phương pháp phân loại này hỗ trợ ra quyết định chiếm ưu thế với độ chính xác khoảng 80%. Hay như Yasar và cộng sự (2015) sử dụng ba phương pháp là phân tích biệt số, phân tích hồi quy logistic và mô hình cây quyết định C5.0. Kết quả cho độ

chính xác theo thứ tự: số 1 là mô hình cây quyết định C5.0 với độ chính xác 98,2%, số 2 là phương pháp hồi quy với độ chính xác là 92,7% và cuối cùng là phân tích biệt số 87,3%.

định lượng để khám phá nhân tố ảnh hưởng. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, NCS nhận thấy:

(i)Đối với phương pháp biệt số, Deakin (1976) đã chỉ ra hầu hết các tỷ số tài chính là phân phối không chuẩn do đó việc áp dụng phương pháp biệt số là khó có thể

thực hiện khi mô hình có các nhân tố là các chỉ số tài chính bởi vì phương pháp biệt số

yêu cầu phân phối chuẩn ở các biến độc lập.

(ii)Các phương pháp thống kê hiện đại khác: mặc dù việc áp dụng các phương pháp hiện đại đem lại sự chính xác cao nhưng tương ứng sẽ là yêu cầu các kỹ thuật cao, mất nhiều thời gian và khá phức tạp khi thực hiện. Trong khi đó mô hình khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán sẽ được sử dụng bởi KTV làm công cụ kiểm tra bổ sung và như một công cụ giám sát. Hơn nữa, mô hình này có thể được sử dụng bởi cơ quan giám sát như một công cụ giám sát bổ

sung khi tiến hành giám sát hoạt động kiểm toán. Mô hình này cũng có thểđược sử

dụng bởi các đối tượng khác ví dụ như những người cho vay, các công ty/tổ chức phân tích dữ liệu để thêm các biến mới vào dữ liệu công khai của họ. Và cuối cùng, học giả, nhà nghiên cứu có thể sử dụng kết quả mô hình như là một biến số mới trong nghiên cứu của họ (Zdolsek và cộng sự, 2017). Do đó, yếu tố tính chính xác cao nhưng phải dễ sử dụng được ưu tiên hàng đầu.

Việc lựa chọn mô hình trong nghiên cứu phụ thuộc vào đặc điểm của các biến

độc lập cũng như các biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu chỉ

có thể lựa chọn một phương pháp nghiên cứu thích hợp. Do các hạn chế nêu trên nên phương pháp sử dụng mô hình hồi quy logit được coi là lựa chọn tối ưu. Trong luận án này, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logit nhị phân để kiểm tra mối quan hệ

giữa một số nhân tố và ý kiến của KTV.

2.1.3 Tng quan nghiên cu v ý kiến kim toán và các nhân t nh hưởng

đến ý kiến kim toán

BCKiT là công cụ giao tiếp quan trọng nhất được KTV sử dụng để thông báo cho người ngoài cuộc về các cuộc đánh giá của họ. Theo Habib (2013) thì mặc dù kiểm toán đã có lịch sử lâu đời, nhưng BCKiT độc lập đầu tiên ở Hoa Kỳ đã được Price Waterhouse cung cấp vào năm 1903 cho Công ty Thép Hoa Kỳ. Điều này có trước khi tuyên bố kiểm toán chính thức đầu tiên ở Hoa Kỳ khoảng 14 năm và rất dài, rõ ràng và chính xác liên quan đến công việc đã được hoàn thành. Một mẫu BCKiT rất

Công chứng Hoa Kỳ (AICPA) theo yêu cầu của Ủy ban Thương mại Liên bang và

được sử dụng cho đến năm 1929. Một đoạn mở đầu quan trọng được công nhận, lần

đầu tiên, cần có nhiều nỗ lực khác nhau trong việc chuẩn bị ý kiến kiểm toán cho các công ty khác nhau. Vào năm 1934, AIA đã thực hiện các thay đổi hơn nữa đối với cách diễn đạt của BCKiT bằng cách loại bỏ từ “chứng nhận” và lần đầu tiên kết hợp thuật ngữ “trình bày trung thực và hợp lý” trong đoạn ý kiến. Đây cũng là lần đầu tiên một báo cáo hai đoạn bao gồm các phần phạm vi và ý kiến được giới thiệu.

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế, mặc dù ý kiến kiểm toán được phân loại thành 05 (năm) loại nhỏ là: ý kiến chấp nhận toàn phần, ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh, ý kiến ngoại trừ, ý kiến trái ngược và ý kiến từ chối nhưng như đã trình bày ở sơđồ 2.3 về các hướng nghiên cứu thì với hướng nghiên cứu thứ 3 mà luận án muốn kế thừa và phát triển thì các nghiên cứu đều đồng nhất việc phân loại biến phụ thuộc ý kiến kiểm toán thành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do đó, Luận án này cũng kế

thừa từ các nghiên cứu tiền nhiệm và thực hiện kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến hai loại ý kiến là ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Trong các nghiên cứu về ý kiến kiểm toán trên thế giới, các nhân tố ảnh hưởng

đến ý kiến kiểm toán được bàn luận và nghiên cứu trên 02 góc độ: (1) Góc độ dựa trên các đối tượng liên quan: từ chủ thể kiểm toán là các KTV, từ khách thể kiểm toán là các công ty được kiểm toán và từ các thông tin bên ngoài. (2) Góc độ loại nhân tố: (a) các nhân tố là các biến tài chính và (b) các nhân tố là các biến phi tài chính.

Cách thứ nhất, các nhân tốảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán được phân chia dựa trên các đối tượng liên quan, theo đó:

(1)Các nhân tố liên quan đến công ty kiểm toán: (i) Quy mô, chất lượng công ty kiểm toán: Big 4 (4 công ty kiểm toán lớn) và Non big 4 (các công ty không phải thuộc 4 công ty kiểm toán lớn).

(2)Các nhân tố liên quan đến công ty được kiểm toán: (i) các chỉ số tài chính, (ii) ý kiến kiểm toán năm trước, (iii) các nhân tố về quản trị công ty: tỷ lệ thành viên không điều hành, (iv) số năm niêm yết của công ty được kiểm toán, (v) hệ thống KSNB của công ty được kiểm toán, (vi) độ trễ của BCKiT phát hành sau thời điểm quy định.

Cách thứ hai, các nhân tốảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán được phân chia dựa trên các nhân tố tài chính và nhân tố phi tài chính, theo đó:

(1)Các nhân tố tài chính gồm: (i) các chỉ số thanh toán: hệ số thanh toán ngắn hạn, (ii) các chỉ số hiệu suất hoạt động: vòng quay tài sản cốđịnh, vòng quay hàng tồn kho (iii) các chỉ số hiệu quả hoạt động: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE), % tăng trưởng doanh thu năm nay so với năm trước, (iv) các chỉ số cơ cấu vốn: hệ số nợ.

(2)Các nhân tố phi tài chính gồm: (i) ý kiến kiểm toán năm trước, (ii) tỷ lệ

thành viên không điều hành, (iii) quy mô chất lượng công ty kiểm toán: Big 4 (4 công ty kiểm toán lớn) và Non Big 4 (các công ty không phải thuộc 4 công ty kiểm toán lớn), (iv) độ trễ của BCKiT phát hành sau thời điểm quy định, (v) chuyển đổi KTV.

Trong luận án này, NCS sử dụng cách thức phân loại số hai là các biến tài chính và phi tài chính để tổng quan cũng như thực hiện nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu

đã được khám phá và được tổng hợp dưới đây:

2.1.3.1 Các nhân tố tài chính

a. Hệ số thanh toán ngắn hạn

Muchler (1985) đã chứng minh tỷ lệ khả năng thanh toán có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Spathis (2003) nghiên cứu tại Hy Lạp đã kết luận ý kiến kiểm toán có liên quan chặt chẽđến thông tin tài chính như: mức độ thanh khoản của doanh nghiệp. Nahandi và cộng sự (2013) tại Iran đã khảo sát tính hữu ích của báo cáo dòng tiền trong việc xác định doanh nghiệp nhận được loại ý kiến kiểm toán nào. Các nhà nghiên cứu đều kết luận về tỷ lệ lưu chuyển tiền mặt đại diện cho chỉ tiêu khả năng thanh toán là một trong số các yếu tố nổi bật và ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán cũng như có mối quan hệ giữa số lượng dòng tiền và khả năng nhận được BCKiT có ý kiến kiểm toán không được chấp nhận toàn phần.

Zarei H và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 480 quan sát từ 2012-2016 đã chỉ ra có mối quan hệ ngược chiều và trọng yếu giữa hệ số thanh toán ngắn hạn với tư cách là một biến độc lập và loại ý kiến kiểm toán. Điều này có nghĩa là việc giảm hệ số

thanh toán ngắn hạn sẽ làm công ty gặp khó khăn trong việc trả nợđúng hạn của công ty và công ty không có khả năng thanh toán cần thiết để trả các khoản nợ trong ngắn hạn, do đó có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là cao. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu được báo cáo bởi Spathis

hướng khác thì Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) không tìm thấy mối quan hệ giữa hệ số thanh toán ngắn hạn và ý kiến của KTV.

b. Nhóm các chỉ số về hiệu suất hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay tài sản cố định là chỉ tiêu đại diện cho hiệu suất hoạt động kinh doanh của một công ty. Hai chỉ tiêu này được đưa vào mô hình nghiên cứu của nhiều tác giả và cũng cho kết quả không đồng nhất.

(i)Vòng quay hàng tồn kho. Spathis và cộng sự (2003) nghiên cứu trên 100 công ty tại Hy Lạp đã chứng minh rằng chỉ số tài chính có đóng góp quan trọng đến ý kiến KTV. Tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho lại không có mối quan hệ với ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được sự ủng hộ của Zarei H và cộng sự (2020) tại Nhật Bản. Trái ngược với Spathis và cộng sự (2003) và Zarei H và cộng sự (2020) tại Nhật Bản thì thì Willenborg và McKeown (2000) chỉ ra mối quan hệ

giữa vòng quay hàng tồn kho và ý kiến kiểm toán.

(ii)Vòng quay tài sản cố định. Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014) đều cho ra một kết quả là vòng quay tài sản cốđịnh có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Điều này có ý nghĩa là công ty có vòng quay tài sản cố định càng tốt thì càng có nhiều khả năng nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

c. Nhóm các chỉ số về hiệu quả hoạt động c1. ROE

Theo Zarei H và cộng sự (2020) thì lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đo lường hiệu quả hoạt động của một đơn vị kinh tế. Do đó đây là chỉ tiêu

được xuất hiện rất nhiều trong các nghiên cứu.

Phần đa kết quả nghiên cứu đều cho thấy có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa chỉ

tiêu lợi nhuận và ý kiến kiểm toán. Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra lỗ năm hiện tại là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Nghĩa là lợi nhuận doanh nghiệp càng thấp thì xác suất nhận ý kiến không phải chấp nhận toàn phần càng cao. Spathis và cộng sự (2003), Gaganis và cộng sự (2007), Mutchler (1986). Keasey và cộng sự (1988) kết luận rằng các công ty có thu nhập giảm… sẽ có xác suất cao nhận một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tương đồng, Citron và Taffler (1992) cũng chỉ ra các công ty gặp khó khăn về tài chính có thể sẽ nhận được các ý kiến kiểm toán bất lợi. Trong nghiên cứu của

tiêu này được đo lường bởi điểm số Altman Z) có liên quan chặt chẽ với ý kiến kiểm toán và các công ty có mức sinh lợi thấp nhận được ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần. Habib (2013) chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Kết quả trong nghiên cứu của Penas và cộng sự (2017) tại Tây Ban Nha chỉ ra ROA cao làm tăng khả năng nhận

được ý kiến kiểm toán thuận lợi. Thuy Thi Ha và cộng sự (2016) cũng chỉ ra biến tỷ

suất lợi nhuận/doanh thu, ROE có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán. Ozcan (2016) nghiên cứu trên 180 công ty từ 2005 đến 2014 tại Istanbul với mô hình hồi quy cũng chỉ ra các công ty có lợi nhuận cao hơn sẽ có xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn. Gần đây nhất là công trình của Zarei H và cộng sự (2020) đã chỉ ra

lợi nhuận gộp như một biến độc lập có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với loại ý kiến kiểm toán. Khả năng phát hành một BCKiT ngoại trừ tăng lên cùng với việc giảm lợi nhuận gộp. Vì lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đểđo lường hiệu quả hoạt động của một đơn vị kinh tế, nên có thể kết luận rằng BCKiT chịu ảnh hưởng của lợi nhuận gộp của một đơn vị kinh tế. Phát hiện này phù hợp với kết quảđược báo cáo bởi Willenborg và McKeown (2000), Gaganis và cộng sự

(2007), Farinha và Viana (2009), Yasar và cộng sự (2015).

Mặc dù nghiên cứu là khá đồng nhất chỉ tiêu lợi nhuận có quan hệ mạnh mẽ với ý kiến kiểm toán tuy nhiên vẫn có một số ít các nghiên cứu đem lại kết quả khác. Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra lợi nhuận và ý kiến kiểm toán không có mối quan hệ

hay như trong nghiên cứu của Suroto (trích dẫn trong Suroto, 2017, tr.80) chỉ ra các tác giả Aryantika và Rasmini (2015), Hadori và Sudibyo (2014), Wulandari (2014), và Masyitoh and Se.Ak (2010) tại Indonesia cho rằng lợi nhuận không có ảnh hưởng đến các ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

c2. Tăng trưởng doanh thu

Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2020) tại Phần Lan sử dụng mô hình logit và nghiên cứu trên 111 quan sát đã chỉ ra tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tức là doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu thấp thì có xác suất nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn. Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm ra mối liên hệ giữa tăng trưởng và ý kiến kiểm toán tuy nhiên ông sử dụng thang đo là tài sản thay vì doanh thu như Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2010).

Chỉ số nợ có mặt ở hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng ý kiến kiểm toán. Các nghiên cứu cũng cho ra nhiều kết quả trái chiều, cụ thể:

(i)Không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Suroto (2017) kết luận không có mối quan hệ giữa đòn bẩy và ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Tương tự

Tsipouridou và Spathis (2014) không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán. Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Susanto và Pradipta (2017) cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán.

(ii)Có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Nhìn chung các nghiên cứu đều cho ra kết quả khá tương đồng đó là tỷ lệ nợ có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra đòn bẩy có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Chen và Church (1992), Dopuch và cộng sự (1987), Habib (2013). Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra đòn bẩy tài chính là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Các tác giả như Keasey và cộng sự (1988) hay DeFond và cộng sự

(2002) nhận thấy rằng xác suất nhận được một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là lớn hơn khi các công ty có mức độđòn bẩy cao. Gaganis và cộng sự

(2007) chỉ ra các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thường có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)