Giả thuyết H10 Chuyển đổi kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 128)

Kỳ vọng ban đầu: H10- Chuyển đổi KTV tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

Kết quả: Biến chuyển đổi KTV (AC) có ảnh hưởng ngược chiều lên AO (hệ số beta âm và p-value có ý nghĩa ở 5%). Có thể thấy việc doanh nghiệp thay đổi đơn vị kiểm toán thì xác suất nhận ý kiến chấp nhận toàn phần thấp hơn so với doanh nghiệp không thay đổi

đơn vị kiểm toán. Kết quả này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Chow và Rice (1986), Keasey và cộng sự (1988), Haniffa và cộng sự (2006) và Zarei H và cộng sự (2020).

Giải thích: Theo lý thuyết đại diện minh họa mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện đã được thỏa thuận và hiện thực hóa trong hợp đồng làm việc. Ban giám đốc với tư cách là bên hiểu rõ tình trạng của công ty thường có những lợi ích và mục tiêu khác nhau với các cổ đông. Mối quan hệ này tạo ra xung đột lợi ích là một trong những yếu tố kích hoạt sự thay đổi của KTV. Sự kết hợp giảđịnh giữa các ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần và việc chuyển đổi KTV dựa trên các giả định rằng: (a) Có các chi phí liên quan đến việc nhận được các ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần, (b) các nhà quản lý muốn tránh những chi phí này và (c) điều này có thể đạt được bằng cách chuyển đổi KTV. Lý thuyết này giải thích cho kết quả tại sao việc chuyển đổi KTV lại có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

5.1.11 Gi thuyết H11- Quy mô công ty kim toán

Kỳ vọng ban đầu: H11- Quy mô công ty kiểm toán tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

toán chấp nhận toàn phần. Công ty kiểm toán Big 4 có xu hướng đưa ra báo cáo chấp nhận toàn phần cao hơn so với doanh nghiệp được kiểm toán bởi công ty ngoài Big 4. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với các nghiên cứu của Keasey và cộng sự (1988), Ireland (2003), Caraman và Spathis (2006), Habib (2013), Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014), Zureigat (2014), Susanto và Pradipta (2017) và Zarei H và cộng sự (2020). Các nghiên cứu này đều cho thấy các công ty Big 4 có xu hướng đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn.

Giải thích: Mặc dù kết quả này không được ủng hộ bởi các nghiên cứu tiền nhiệm và lý thuyết đại diện cũng như kỳ vọng ban đầu nhưng để giải thích cho kết quả

bất ngờ này, NCS cho rằng có thể dựa vào: (1) trong nghiên cứu của Keasey và cộng sự

(1988), khi thực hiện kiểm định giả thuyết rỗng về mối quan hệ của quy mô kiểm toán và ý kiến kiểm toán, tác giả có sử dụng 02 luận điểm giải thích cho 02 trường hợp kết quả cùng chiều và ngược chiều. Ở chiều ngược lại, giải thích cho giả thuyết quy mô kiểm toán có thể có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần, Keasey và cộng sựđã đưa ra luận điểm giải thích là trong khoảng thời gian mẫu chọn của nghiên cứu, các công ty kiểm toán lớn đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của họ trong khu vực doanh nghiệp nhỏ. Do đó, người ta có thể đưa ra giả thuyết rằng các công ty kiểm toán lớn có thể bị cám dỗđể thu hút hoạt động kinh doanh đến từ các công ty nhỏ bằng cách phát hành ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần nhiều hơn. (2) sau khi thực hiện kiểm định kết quả và cho kết quả trái chiều, NCS có thực hiện phỏng vấn sâu chuyên gia đã phỏng vấn định tính trước đây để giải thích cho mối quan hệ

này. Hai trong số mười chuyên gia có nhận định rằng có thể do các công ty Big 4 có năng lực và kiểm soát chất lượng tốt nên họ cũng tự tin khi đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần cao hơn các công ty không phải Big 4 đối với các doanh nghiệp được kiểm toán. Các công ty Big 4 cũng có chuyên môn tốt để có thể tư vấn cho các công ty niêm yết hoàn thiện các vướng mắc để đạt được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn.

Bảng 5.1. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết Giả

thuyết Diễn giải

Kỳ vọng trước kiểm định

Kết quả kiểm định

H1

Hệ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ ngược chiều (-) Bác bỏ không có mối quan hệ

thuyết kiểm định kiểm định H2 Vòng quay hàng tồn kho tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ cùng chiều (+) Bác bỏ Có mối quan hệ ngược chiều (-) H3 Vòng quay tài sản cố định tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ cùng chiều (+) Chấp nhận Mối quan hệ cùng chiều (+) H4

Tăng trưởng doanh thu tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ cùng chiều (+) Chấp nhận Mối quan hệ cùng chiều (+) H5 ROE tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ cùng chiều (+) Chấp nhận Mối quan hệ cùng chiều (+) H6 Chỉ số nợ tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ ngược chiều (-) Chấp nhận Có mối quan hệ ngược chiều (-) H7 Tỷ lệ thành viên không điều hành tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ cùng chiều (+) Bác bỏ không có mối quan hệ H8

Độ trễ của BCKiT tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ ngược chiều (-) Chấp nhận Có mối quan hệ ngược chiều (-) H9 Ý kiến kiểm toán năm trước tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán năm nay.

Mối quan hệ cùng chiều (+) Chấp nhận Có mối quan hệ cùng chiều (+)

thuyết kiểm định kiểm định

H10

Chuyển đổi KTV tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ ngược chiều (-) Chấp nhận Có mối quan hệ ngược chiều (-) H11

Quy mô công ty kiểm toán tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Mối quan hệ ngược chiều (-) Bác bỏ Có mối quan hệ cùng chiều (+) Nguồn: Tổng hợp từ kết quả thực hiện của NCS 5.2 Bối cảnh hiện tại và đề xuất kiến nghị dựa vào kết quả nghiên cứu 5.2.1 Bi cnh trên thế gii và ti Vit Nam

Thế giới đang phải đối mặt với đại dịch Covid toàn cầu và một thực trạng không thể tránh khỏi đó là các công ty gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Điều này không chỉ dẫn đến suy giảm kết quả kinh doanh nói chung hay ROE nói riêng mà kéo theo là các chỉ số tài chính khác cũng sẽ bịảnh hưởng như: tăng trưởng doanh thu, các chỉ số vòng quay hàng tồn kho hay vòng quay tài sản cốđịnh cũng sẽ giảm hiệu quả.

Đại dịch covid khiến cho nhiều công ty gặp khó khăn nặng nề, do đó sẽ có nhiều khả năng: (i) công ty khó duy trì khả năng hoạt động liên tục, (ii) công ty gặp áp lực trong việc đạt chỉ tiêu kinh doanh, (iii) hoạt động công ty gặp khó khăn, tài chính suy yếu… và tất cả các vấn đề này đều có thể dẫn đến việc hình thành loại ý kiến kiểm toán.

Vào ngày 21/4/2021, Hội đồng Báo cáo Tài chính (FRC) đã công bố hướng dẫn thêm về các ý kiến và báo cáo chấp nhận toàn phần trong cuộc khủng hoảng COVID- 19. Hướng dẫn mới này cung cấp sự rõ ràng hữu ích về cách thức phát hành ý kiến chấp nhận toàn phần tùy thuộc vào việc KTV có thể thu thập bằng chứng hỗ trợ cho các báo cáo và cho bất kỳ sai sót nào liên quan đến BCTC hay không.

(i)Ý kiến ngoại trừ: được định nghĩa là một trong những trường hợp thiếu bằng chứng (vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát của KTV hoặc công ty) hoặc do các sai sót trọng yếu thực tế hoặc tiềm ẩn mà kiểm toán viên báo cáo rằng 'không phải' các khoản mục cụ thể mô tả, họđã kết luận rằng các BCTC là đúng sự thật và hợp lý.

chứng thích hợp về việc tồn tại các sai sót trọng yếu và phổ biến làm giảm độ tin cậy của tổng thể BCTC”.

(iii)Ý kiến từ chối: Trường hợp KTV “không thể thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp để đưa ra ý kiến nhưng kết luận rằng có thể tồn tại các sai sót trọng yếu và phổ biến.

Như vậy có thể thấy kiểm toán trên thế giới đã phản ứng rất nhanh với các sự

việc có ảnh hưởng rộng để giúp KTV có căn cứđưa ra ý kiến phù hợp hơn.

Mặc dù là một trong số ít các nước có nền kinh tế tăng trưởng nhưng các công ty Việt bị ảnh hưởng bởi Covid cũng rất nặng nề. Trong bối cảnh này KTV cần phải xem xét mức độ tác động của đại dịch đến hoạt động của DN được kiểm toán để xây dựng kế hoạch kiểm toán phù hợp. Bên cạnh việc bổ sung các thủ tục đểđánh giá công ty hợp lý hơn thì việc chú trọng đến các nhân tố ảnh hưởng trong luận án sẽ giúp KTV có thể tiết kiệm được thời gian, tập trung kiểm tra vào phần rủi ro và căn cứ để đối chiếu bổ sung trước khi hình thành ý kiến kiểm toán.

Các công ty Việt Nam có thể nói đã trải qua một năm kinh doanh đầy sóng gió năm 2020. Việc đình trệ giao thương do ảnh hưởng của Covid cũng làm ảnh hưởng

đến kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết. Khi kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng thì kéo theo hiệu quả hoạt động của công ty suy giảm và biểu hiện là là chỉ số

ROE, vòng quay tài sản cốđịnh, vòng quay hàng tồn kho cũng bịảnh hưởng theo. Vậy liệu trong tình hình như vậy, các công ty niêm yết có tìm cách thay đổi số liệu kế toán

để giảm áp lực với cổ đông hay không? Các hoạt động của công ty bị gián đoạn hay làm việc qua online có làm ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ và gia tăng rủi ro hay không?

Trong diễn đàn covid và câu chuyện chất lượng kiểm toán, Phó Chủ tịch phụ

trách Đối ngoại truyền thông, Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA), kiêm Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam - Trần Thị Thúy Ngọc đã chỉ ra trong dịch bệnh trừ

một số ngành là có sự phát triển tốt hơn còn hầu hết các công ty đều phải thắt chặt chi tiêu, kiểm soát chi phí, tìm cách mở rộng thị trường để tồn tại hoặc dịch chuyển kinh doanh do đó KTV cần phải tăng cường hiểu biết, thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán

để nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán. Do đó việc có được một kết quả nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là rất có ý nghĩa đối với các KTV nhằm góp phần tối ưu hoá thời gian cũng như chất lượng kiểm toán.

covid tác động rất nhiều đến các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù số liệu nghiên cứu chưa có năm Covid xảy ra tuy nhiên khi có Covid thì các chỉ số tài chính

được dự báo sẽ bị ảnh hưởng mạnh như ROE hay tăng trưởng doanh thu… trong khi

đó các chỉ tiêu này đã được kết quả nghiên cứu tìm ra là có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán, do đó NCS đề cập đến bối cảnh hiện tại để có thểđề xuất ứng dụng kết quả

nghiên cứu cho năm hiện tại nói riêng bên cạnh các khuyến nghị nói chung.

5.2.2 Khuyến ngh vi kim toán viên

Nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố tài chính và phi tài chính với ý kiến kiểm toán, kết quả cho thấy ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay tài sản cố định, vòng quay hàng tồn kho, chỉ số nợ, ý kiến kiểm toán năm trước, chuyển đổi KTV, quy mô công ty kiểm toán và độ trễ BCKiT có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Luận án kỳ vọng đóng góp được nhiều đề xuất nhất đối với KTV và công ty

được kiểm toán. Bởi vì mục tiêu của luận án là nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng

đến ý kiến kiểm toán trên góc nhìn của KTV. Do đó, các hàm ý từ kết quả nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào khuyến nghị sử dụng kết quả nghiên cứu cho KTV và chính công ty được kiểm toán. Các khuyến nghị liên quan đến cơ quan nhà nước hay cơ

quan quản lý trực tiếp của KTV là VACPA sẽ không phải là mục tiêu chính.

Khuyến ngh 1, ng dng kết qu nghiên cu ca lun án trong khâu lp

kế hoch.

Giai đoạn này bao gồm 04 việc lớn cần làm: xem xét có nên chấp nhận hợp

đồng kiểm toán hay không? Thu thập thông tin về khách hàng, đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán. Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra các nhân tốảnh hưởng

đến ý kiến kiểm toán, KTV có thể vận dụng trong 02 phần việc là đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán, cụ thể:

(i)Khi đánh giá rủi ro: KTV có thể sử dụng mô hình của luận án để dựa trên các biến sẵn có mà đánh giá xem xác suất nhận loại ý kiến kiểm toán của công ty được kiểm toán. Từđó, KTV sẽ xác định mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán để chuẩn bị cho khâu lập kế hoạch kiểm toán phù hợp. Nếu như mô hình cho ra kết quả là ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần thì KTV cần thận trọng hơn trong khâu lập kế hoạch kiểm toán. Trong quá trình phỏng vấn sâu chuyên gia, NCS có đặt câu hỏi về

việc liệu việc sử dụng mô hình này có làm giảm tính hoài nghi cần có của KTV nếu như kết quả mô hình chỉ ra là doanh nghiệp có xác suất nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Đa số các chuyên gia đều cho rằng đây chỉ là khâu lập kế hoạch và tại

tục kiểm toán. Do đó việc áp dụng mô hình này vào khâu đánh giá rủi ro sẽ đem lại một sự thận trọng hơn giúp KTV có được sự hoài nghi và thận trọng phù hợp trong trường hợp mô hình cho ra kết quả doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần và cũng không làm giảm sự hoài nghi khi đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần vì mô hình chỉ là một kênh để tham khảo. Công việc tiếp theo của KTV là thực hiện các thủ tục kiểm toán tại đơn vị.

Mô hình đặc biệt có nhiều ý nghĩa với các loại hình công ty dịch vụ và không có nhiều ý nghĩa với các loại hình còn lại, do đó KTV cần căn cứ vào loại hình công ty

để sử dụng kết quả nghiên cứu phù hợp hơn.

(ii)Tại khâu lập kế hoạch kiểm toán: Căn cứ vào các rủi ro đã được xác định và dự báo, công ty kiểm toán sẽ có những bố trí nhân sự tham gia kiểm toán, thời gian kiểm toán cũng như các thủ tục, mức độ trọng yếu sẽ sử dụng trong cuộc kiểm toán.

Đặc biệt trong khâu lập kế hoạch việc xác định sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán số

liệu đầu năm hay lựa chọn theo số liệu kiểm toán đầu năm đối với khách hàng kiểm toán lần đầu là rất quan trọng. KTV có thể vận dụng mô hình như là một nguồn thông tin đểđánh giá mức độ tin cậy vào ý kiến KTV năm trước đã được kiểm bởi một công ty kiểm toán khác. Từ đó, KTV sẽ quyết định mức độ sử dụng kết quả đã được kiểm toán năm trước cho số liệu đầu kỳ hay KTV phải thực hiện các các thủ tục kiểm toán cho số đầu kỳ ở mức độ nào. Các nhân tố để đánh giá riêng về KTV tiền nhiệm bao gồm các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán là: quy mô công ty kiểm toán tiền nhiệm, ý kiến của KTV viên tiền nhiệm và độ trễ phát hành BCKiT.

Trong bối cảnh dịch bệnh như hai năm qua, rất nhiều công ty phải đình trệ, thậm chí tạm dừng hoạt động do dịch bệnh kéo dài. Điều này chắc chắn sẽảnh hưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)