toán theo thứ tự như sau (NCS sắp xếp mức độ ảnh hưởng theo đánh giá của các chuyên gia theo thứ tự giảm dần).
Stt Biến Chiều ảnh hưởng
1 Quản trị công ty
Đồng nhất quan điểm quản trị công ty tốt thì doanh nghiệp có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn.
2 Hệ thống Kiểm soát nội bộ
Đồng nhất quan điểm hệ thống KSNB tốt thì doanh nghiệp có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cao hơn.
3 Quy mô công ty
được kiểm toán
Ý kiến chuyên gia chia thành 03 luồng:
- Một là quy mô công ty kiểm toán cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
- Hai là quy mô công ty kiểm toán ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. - Ba là không có mối quan hệ.
4 Ý kiến kiểm toán năm trước
Đồng nhất quan điểm nếu công ty được kiểm toán năm trước nhận ý kiến không phải dạng chấp nhận toàn phần thì nhiều khả năng năm nay nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên chuyên gia cũng nhấn mạnh tuỳ thuộc vào việc năm nay đơn vị trình bày báo cáo như thế nào.
5 Phí kiểm toán
Đa phần các chuyên gia cho rằng phí kiểm toán liên quan
đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và cho rằng không
ảnh hưởng đến xác suất nhận ý kiến kiểm toán. Tuy nhiên một số ít chuyên gia cho rằng ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán và có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
6 Độ trễ báo cáo kiểm toán
Các chuyên gia cho rằng khi BCKiT bị phát hành trễ có thể có liên quan đến việc doanh nghiệp phải nhận một ý
kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
7 Nhiệm kỳ kiểm toán
Trong quá trình phỏng vấn, NCS có đưa ra biến nhiệm kỳ kiểm toán (tức là số năm KTV kiểm toán đơn vị) là một trong các biến điển hình đại diện cho sự thay đổi của kiểm toán tuy nhiên chuyên gia gợi ý NCS đưa biến chuyển đổi KTV tự nguyện vào nghiên cứu bởi chuyên gia cho rằng biến này có ảnh hưởng mạnh hơn biến nhiệm kỳ KTV (kết quả nghiên cứu sơ bộ NCS thực hiện cũng không tìm thấy mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và biến nhiệm kỳ kiểm toán).
8 Các chỉ tiêu tài chính
Ý kiến chuyên gia chia thành 02 luồng: một là các chỉ
tiêu tài chính có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần, hai là không có mối quan hệ.
9 Số năm niêm yết Các chuyên gia đều cho rằng đây là nhân tố ít có sựảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.
Nguồn: NCS tự tổng hợp
Thứ 2, các chuyên gia gợi ý đưa bổ sung thêm biến. Trong quá trình phỏng vấn, chuyên gia gợi ý NCS một số biến có thểảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán là: thay đổi KTV với giả thuyết thay đổi KTV làm tăng xác suất doanh nghiệp nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Biến này nên đo lường là sự thay đổi công ty kiểm toán.
Thứ 3, qua quá trình phỏng vấn, các chuyên gia đánh giá thang đo NCS đưa ra là phù hợp và có độ tin cậy cao. Một số biến NCS chưa tìm được cách đo lường có độ
tin cậy cao thì các chuyên gia cũng xác định mặc dù có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán tuy nhiên khó hoặc rất khó để đo lường ở Việt Nam với số lượng mẫu kéo dài là 10 năm. Các biến đó là: Quản trị công ty, Hệ thống KSNB và phí kiểm toán. NCS thực hiện lựa chọn một số thang đo phù hợp theo gợi ý của chuyên gia và tổng quan nghiên cứu đểđưa vào mô hình đo lường biến quản trị công ty (bảng các biến dự
do độ khó trong thu thập dữ liệu và tính tin cậy của dữ liệu.
3.3 Xây dựng giả thuyết khoa học
Từ thực tế tổng quan nghiên cứu có thể thấy, tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về ý kiến kiểm toán không nhiều. Các công trình nghiên cứu trên thế giới thì đa phần tập trung ở các nước phát triển do đó có thể có những điều chưa phù hợp tại Việt Nam là một đất nước đang phát triển. Vì vậy, kết hợp với việc phỏng vấn sâu chuyên gia về mối quan hệ, chiều ảnh hưởng của các nhân tố đến ý kiến kiểm toán, NCS tiến hành chọn lọc các biến được đánh giá ảnh hưởng mạnh và xây dựng giả
thuyết cho mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về
BCTC của các công ty niêm yết tại Việt Nam.
Ở phần này, NCS sẽ đưa ra giả thuyết liên quan đến 11 biến tài chính và phi tài chính đã được lựa chọn dựa vào tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn sâu chuyên gia bao gồm: (i) Biến tài chính: Hệ số thanh toán ngắn hạn, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cốđịnh, ROE, tăng trưởng doanh thu, chỉ số nợ và (ii) Biến phi tài chính: ý kiến kiểm toán năm trước, quy mô công ty kiểm toán, tỷ lệ thành viên không điều hành, độ trễ BCKiT và chuyển đổi KTV.
3.3.1 Nhóm các nhân tố tài chính
Theo quy định của chuẩn mực thì KTV sẽđưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần khi có sự chắc chắn về các sự kiện trọng yếu mà Ban Giám đốc sẽ không hoặc không thể cung cấp thông tin một cách rõ ràng trong các BCTC. Các yếu tố không chắc chắn trọng yếu thường sẽ được tái hiện trong một hoặc nhiều thành phần đại diện cho vị thế tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Vì tính lành mạnh về mặt tài chính của một công ty được thể hiện trong các biến BCTC của nó cho nên nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các biến số tài chính để hình thành các kỳ vọng về ý kiến kiểm toán.
3.3.1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn
Căn cứ vào các thủ tục mà kiểm toán thực hiện trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thấy có dấu hiệu không tốt, KTV sẽ nhiều khả năng hoài nghi về tính hoạt động liên tục (một trong các loại của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần). Bên cạnh đó khi hệ số thanh toán ngắn hạn không tốt hoặc đang trở nên xấu đi thì điều này có nghĩa là công ty gặp khó khăn trong việc trả nợđúng hạn và công ty không có khả
nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là cao (Zarei và cộng sự, 2020).
Zarei H và cộng sự (2020) nghiên cứu trên 480 quan sát từ 2012-2016 đã chỉ
ra có mối quan hệ ngược chiều và trọng yếu giữa hệ số thanh toán ngắn hạn với tư
cách là một biến độc lập và loại ý kiến kiểm toán. Điều này có nghĩa là việc giảm hệ số thanh toán ngắn hạn sẽ làm công ty gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của công ty và công ty không có khả năng thanh toán cần thiết để trả các khoản nợ
trong ngắn hạn, do đó có khả năng nhận được ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là cao. Phát hiện này phù hợp với kết quả nghiên cứu được báo cáo bởi Spathis (2003), Caraman và Spathis (2006), Ballesta và Garcia Meca (2005), Gaganis và cộng sự (2007).
Vì thế dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây và dựa vào việc chuẩn mực quy định việc thực hiện thủ tục phân tích là một bằng chứng kiểm toán đồng thời dựa vào kết quả phỏng vấn sâu chuyên gia (đã được trình bày chi tiết ở mục 3.2 của chương này) thì hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu đại diện phổ biến cho nhóm khả
năng thanh toán và hệ số này được kỳ vọng có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do đó, NCS sẽ kiểm định giả thuyết hệ số thanh toán ngắn hạn có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
Giả thuyết H1- Hệ số thanh toán ngắn hạn tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.
3.3.1.2 Nhóm các chỉ số về hiệu suất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Căn cứ vào lý thuyết tín hiệu đã trình bày ở chương 2 thì mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu và quy mô công ty là tổng doanh thu càng lớn thì lợi nhuận ròng càng lớn do đó cổ tức được chia cho cổ đông cũng được kỳ vọng sẽ lớn hơn. Điều này có thể mang lại một tín hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Mối quan hệ
giữa lý thuyết tín hiệu và ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần sẽ cho một tín hiệu tốt vì BCTC được coi là đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý với các chuẩn mực đã được thiết lập. Do đó bốn biến: ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cốđịnh đều được lựa chọn dựa trên lý thuyết tín hiệu và với một giả thuyết chung là các công ty càng hoạt động hiệu quả thì càng có xác suất nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần càng cao. Cụ thể:
công ty tại Hy Lạp đã chứng minh rằng chỉ số tài chính có đóng góp quan trọng đến ý kiến KTV. Tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho lại không có mối quan hệ với ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được sự ủng hộ của Zarei H và cộng sự (2020) tại Nhật Bản. Trái ngược với Spathis và cộng sự (2003) và Zarei H và cộng sự (2020) tại Nhật Bản thì Willenborg và McKeown (2000) chỉ ra mối quan hệ
giữa vòng quay hàng tồn kho và ý kiến kiểm toán.
Giả thuyết H2- Vòng quay hàng tồn kho tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
(ii) Vòng quay tài sản cốđịnh.Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria
Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014) đều cho ra một kết quả là vòng quay tài sản cốđịnh có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Điều này có ý nghĩa là công ty có vòng quay tài sản cố định càng tốt thì càng có nhiều khả năng nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Giả thuyết H3- Vòng quay tài sản cốđịnh tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
(iii) Tăng trưởng doanh thu. Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2010) tại
Phần Lan sử dụng mô hình logit và nghiên cứu trên 111 quan sát đã chỉ ra tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Tức là doanh nghiệp có tăng trưởng doanh thu thấp thì có xác suất nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn. Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ
cũng tìm ra mối liên hệ giữa tăng trưởng và ý kiến kiểm toán tuy nhiên ông sử dụng thang
đo là tài sản thay vì doanh thu như Erkki K. Laitinen và Teija Laitinen (2010).
Giả thuyết H4- Tăng trưởng doanh thu tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
(iv) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ - ROE. Phần đa kết quả nghiên cứu đều
cho thấy có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa chỉ tiêu lợi nhuận và ý kiến kiểm toán. Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra lỗ năm hiện tại là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Mặc dù vẫn có những nghiên cứu chỉ ra ROE và ý kiến kiểm toán không có mối quan hệ nhưng dưới cơ sở lý thuyết tín hiệu, NCS vẫn kỳ vọng một mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần như các nghiên cứu đã thực hiện ở tổng quan: Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Willenborg và McKeown (2000), Gaganis và cộng sự
Giả thuyết H5- ROE tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
3.3.1.3 Chỉ số nợ
Vẫn căn cứ vào các thủ tục mà kiểm toán thực hiện trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phân tích hệ số nợ của doanh nghiệp thấy có dấu hiệu không tốt, KTV sẽ
nhiều khả năng hoài nghi về tính hoạt động liên tục (một trong các loại của ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần) hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Theo lý thuyết tín nhiệm đã phân tích ở chương 2, thì để gia tăng tín nhiệm với ngân hàng/chủ nợ, doanh nghiệp có khả năng trình bày BCTC không trung thực và hợp lý. Điều này dẫn đến xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần tăng lên.
Chỉ số nợ có mặt ở hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng ý kiến kiểm toán. Các nghiên cứu cũng cho ra nhiều kết quả trái chiều, cụ thể:
(i) Không có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Suroto (2017) kết luận không có mối quan hệ giữa đòn bẩy và ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Tương tự
Tsipouridou và Spathis (2014) không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán. Alpaslan Yasar và cộng sự (2015), Susanto và Pradipta (2017) cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán.
(ii) Có mối quan hệ với ý kiến kiểm toán: Nhìn chung các nghiên cứu đều cho ra kết quả khá tương đồng đó là tỷ lệ nợ có mối quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra đòn bẩy có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Chen và Church (1992), Dopuch và cộng sự (1987), Habib (2013). Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra đòn bẩy tài chính là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Các tác giả như Keasy và cộng sự (1998) hay DeFond và cộng sự
(2002) nhận thấy rằng xác suất nhận được một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần là lớn hơn khi các công ty có mức độđòn bẩy cao. Gaganis và cộng sự
(2007) chỉ ra các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thường có tỷ lệ tự chủ cao. Kết quả trong nghiên cứu của Penas và cộng sự (2017) tại Tây Ban Nha và chỉ ra đòn bẩy tài chính cao làm tăng khả năng nhận được một ý kiến kiểm
có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán trong nghiên cứu của Thuy Thi Ha và cộng sự
(2016). Gần đây nhất là nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020) trên 480 quan sát từ
2012-2016 tại Iran, với mô hình logit, tác giảđã chỉ ra nếu tỷ lệ nợ của công ty tăng, khả năng phát hành một BCKiT với ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần sẽ
tăng lên, bởi vì lợi ích và quyền của các chủ nợ và ngân hàng cho công ty vay sẽ bị tổn hại và công ty sẽ phải đối mặt với phá sản.
NCS căn cứ vào thủ tục phân tích kiểm toán của KTV, các nghiên cứu tiền nhiệm và ý kiến của các chuyên gia trong quá trình phỏng vấn sâu và đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H6- Chỉ số nợ tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
3.3.2 Nhóm các nhân tố phi tài chính
3.3.2.1 Tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không điều hành
Một HĐQT hiệu quả theo lý thuyết đại diện là nên bao gồm phần đa số thành viên HĐQT không điều hành, bởi vì những người được cho rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt
động vượt trội do tính độc lập của họ so đối với hoạt động quản lý của công ty.
Nhiều nghiên cứu cũng ủng hộ điều này, Keasey và cộng sự (1988) nghiên cứu trên 540 BCKiT từ 1980-1982 tại Anh và kết luận số lượng thành viên không điều hành có mối quan hệ ngược chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Ishak và Yusof (2015) đã cho thấy tỷ lệ các thành viên không điều hành trên tổng thành viên hội đồng quản trị có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán không phải dạng