Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 60)

Jensen và Meckling đã phát triển và công bố lý thuyết đại diện vào năm 1976. Lý thuyết này nghiên cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Tác giả cho rằng mối quan hệ giữa bên ủy quyền (cổ đông) và bên được ủy quyền (người quản lý) là một mối quan hệủy nhiệm và chỉ ra trong mối quan hệ này cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích. Điều này dẫn đến người được ủy quyền không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích tốt nhất cho người ủy quyền. Do sự hạn chế này nên những người ủy quyền sẽ có nhu cầu giám sát hoạt động của người được ủy quyền để bảo

đảm cho lợi ích của mình.

Vn dng lý thuyết đại din trong nghiên cu v các nhân t nh hưởng đến

ý kiến kim toán.

Lý thuyết đại diện được NCS sử dụng trong luận án với 03 mục đích: (i) giải thích sự cần thiết của ý kiến kiểm toán, (ii) giải thích việc lựa chọn biến chuyển đổi KTV tự nguyện, (iii) giải thích việc lựa chọn biến tỷ lệ thành viên không điều hành, iv) giải thích việc lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán.

(i)Nghiên cứu tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về

BCTC của các công ty niêm yết. Vì vậy, để giải thích cho lý do tại sao bên ủy quyền lại quan tâm đến ý kiến kiểm toán thì lý thuyết đại diện là một cơ sở nền tảng để

nghiên cứu có những luận giải phù hợp. Bên cạnh đó, những người được ủy quyền thường có xu hướng hành động để nhận được ý kiến kiểm toán tốt hơn do đó lý thuyết

đại diện cũng giải thích được tính cấp thiết của đề tài khi giúp những người quản lý tổ

toán.

(i)Lý thuyết đại diện minh họa mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện

đã được thỏa thuận và hiện thực hóa trong hợp đồng làm việc. Lesmana và Kurnia (trích dẫn trong Lestari và cộng sự, 2020, tr 619) cho rằng Ban giám đốc với tư cách là bên hiểu rõ tình trạng của công ty thường có những lợi ích và mục tiêu khác nhau với các cổđông. Mối quan hệ này tạo ra xung đột lợi ích là một trong những yếu tố

kích hoạt sự thay đổi của KTV. Sự kết hợp giả định giữa các ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần và việc chuyển đổi KTV dựa trên các giả định rằng: (a) Có các chi phí liên quan đến việc nhận được các ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần, (b) các nhà quản lý muốn tránh những chi phí này và (c) điều này có thể đạt

được bằng cách chuyển đổi KTV.

(ii)Biến tỷ lệ thành viên không điều hành cũng được giải thích bởi lý thuyết đại diện. Cụ thể trong nghiên cứu của Nhâm Phong Tuân và cộng sự (2013, Tr.4) thì “theo lý thuyết đại diện một HĐQT hiệu quả nên bao gồm đa số thành viên HĐQT không

điều hành, những người được tin rằng sẽ tạo ra kết quả hoạt động vượt trội bởi tính

độc lập của họđối với hoạt động quản lý của công ty”. Một HĐQT hoạt động hiệu quả

sẽđược kỳ vọng giám sát hoạt động công ty hiệu quả hơn, tổ chức để ý chí công ty và nhân sự công ty đủ trình độ trình bày báo cáo trung thực hợp lý cũng như cung cấp đầy

đủ các bằng chứng cho KTV. Điều này dẫn đến công ty có khả năng gia tăng nhận xác suất ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.

(iii)Lý thuyết đại diện có vai trò rất quan trọng trong ứng dụng thực tiễn để giải thích nhu cầu kiểm toán và lựa chọn quy mô công ty kiểm toán. Do sự bất đồng trong

ủy nhiệm nên mâu thuẫn của sựủy nhiệm càng cao thì càng làm tăng nhu cầu về mức

độđảm bảo đối với bên thứ ba. Trong nghiên cứu của Francis & Wilson (1988) đã chỉ

ra chi phí ủy nhiệm ảnh hưởng đến việc lựa chọn thương hiệu kiểm toán có uy tín, chất lượng. Do đó, các công ty có bất đồng trong uỷ nhiệm càng cao thì chi phí dành cho việc lựa chọn kiểm toán chất lượng sẽ càng cao hơn. NCS lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán để đưa vào mô hình dưới sự giải thích của lý thuyết đại diện với kỳ vọng quy mô công ty kiểm toán có tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Do bất đồng trong uỷ nhiệm càng cao thì có khả năng xác suất xảy ra việc trình bày báo cáo không trung thực hợp lý, từ đó dẫn đến việc các công ty kiểm toán có quy mô lớn sẽ có xu hướng phát hành ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần cao hơn.

Lý thuyết các bên liên quan được công bố bởi Freeman (1983). Lý thuyết này

đề cập về quản trị tổ chức và đạo đức kinh doanh. Theo lý thuyết các bên liên quan thì khái niệm các bên liên quan là bất kỳ cá nhân hay nhóm người bịảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi những hành động của tổ chức. Lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984) đề xuất ý tưởng rằng “một công ty chỉ có thể tồn tại nếu nó có khả

năng đáp ứng nhu cầu các bên liên quan, những người có thể ảnh hưởng đáng kể đến phúc lợi của công ty”. Thực tế, vì nhu cầu của các bên liên quan là khác nhau và luôn có sự thay đổi nên doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan có lợi ích lớn hay trực tiếp và cho rằng lợi ích của các bên còn lại cũng sẽ được thỏa mãn thông qua việc tổ chức đó theo đuổi chiến lược, hiệu quả kinh doanh.

Vn dng lý thuyết các bên liên quan trong nghiên cu v các nhân t nh

hưởng đến ý kiến kim toán.

Trái với lý thuyết đại diện là có sự xung đột lợi ích giữa người uỷ quyền và người được uỷ quyền thì lý thuyết các bên liên quan lại cho rằng người uỷ quyền và người được uỷ quyền có chung một mục tiêu. Lý thuyết này bổ trợ cho việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán độc lập của NCS vì lý thuyết giải thích được khi các công ty hoạt động không chỉ đáp ứng lợi ích của các công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Vì thế, khi quản lý điều hành một công ty mang lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu thì sẽđạt được sự hài lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở hữu. Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận tốt thường ít có khả năng nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần.

Khi đạt được sự hài lòng của chủđầu tư vàthu hút thêm đầu tưđiều đó cũng có nghĩa quản lý điều hành đã làm cho công ty tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả

hơn, có nhiều lợi nhuận hơn, tổng tài sản tăng, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải gian lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên tục. Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giảm đi.” Vì vậy NCS lựa chọn các nhân tố lợi nhuận, tăng trưởng, tổng tài sản và các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động đưa vào mô hình để kiểm định bao gồm: (1) Vòng quay hàng tồn kho, (2) Vòng quay tài sản cố định, (3) ROE, (4) Tăng trưởng doanh thu đểđại diện cho các nhân tố liên quan đến lợi nhuận và hiệu quả

theo đa số các nghiên cứu trong tổng quan.

1973 bởi Spence. Lý thuyết này minh họa rằng các công ty có hoạt động tốt sẽ cố tình

đưa ra các tín hiệu cho thị trường bằng cách sử dụng thông tin tài chính. Ban quản lý sẽ cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động và triển vọng của công ty cho các nhà

đầu tư. Những thông tin này được coi là tín hiệu để nhà đầu tư tham khảo trong việc

đưa ra quyết định đầu tư. Sau đó, Bini và cộng sự (2010) cho rằng các công ty có khả

năng sinh lợi cao sẽ cung cấp tín hiệu thông qua các thuyết minh nhằm tăng sức cạnh tranh của mình. Như vậy, lý thuyết tín hiệu dựa trên nền tảng thông tin bất cân xứng, nghĩa là khi có sự bất cân xứng thông tin thì bên nắm giữ thông tin cần phát tín hiệu cho bên cần thông tin nhằm đạt được một mục tiêu nào đó. Trong công ty cổ phần, thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản lý với các cổ đông và trong quan hệ doanh nghiệp với các bên liên quan.

Vn dng lý thuyết tín hiu trong nghiên cu v các nhân tnh hưởng đến

ý kiến kim toán.

Lý thuyết này được NCS sử dụng trong luận án để giải thích cho: (i) Lý thuyết này cũng với lý thuyết đại diện giải thích cho việc đưa các biến thể hiện hiệu quả và hiệu suất của doanh nghiệp vào mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến kiến kiểm toán, (ii) lý thuyết này cũng đồng thời cùng lý thuyết đại diện giải thích cho việc NCS lựa chọn biến quy mô công ty kiểm toán trong mô hình, (iii) giải thích cũng giải thích việc lựa chọn biến độ trễ BCKiT vào mô hình.

(i) Cùng với lý thuyết các bên liên quan thì mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu và quy mô công ty là tổng doanh thu càng lớn thì lợi nhuận ròng càng lớn do đó cổ

tức được chia cho cổ đông cũng được kỳ vọng sẽ lớn hơn. Điều này có thể mang lại một tín hiệu tích cực để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Mối quan hệ giữa lý thuyết tín hiệu và ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần sẽ cho một tín hiệu tốt vì BCTC được coi là đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý với các chuẩn mực đã được thiết lập. NCS lựa chọn biến ROE, tăng trưởng doanh thu, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định đại diện cho tính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đểđưa vào mô hình.

(ii) Mối liên hệ của lý thuyết tín hiệu với danh tiếng của KTV là các KTV có uy tín được cho là có uy tín và năng lực tốt để kết quả kiểm toán có chất lượng và có thể được tin tưởng hơn. Quy mô của công ty có thể được đánh giá từ tổng tài sản, tổng doanh thu, vốn hóa thị trường, số lượng công nhân… Quy mô lớn của công ty sẽ có các hoạt động kinh doanh phức tạp đòi hỏi các KTV có kinh nghiệm, những người có

doanh hoặc ngành. Biến quy mô công ty kiểm toán được lựa chọn dựa trên lý thuyết này.

(iii) Lý thuyết tín hiệu cũng chỉ ra rằng ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần làm cho các công ty chậm trễ công bố BCTC do không thống nhất với KTV vì họ biết thông tin này được đưa ra là tin xấu cho các nhà đầu tư.

2.3.4 Lý thuyết tín nhim (Lending Credibility Theory)

Lý thuyết tín nhiệm là một dạng suy luận thống kê được sử dụng để dự báo một sự kiện không chắc chắn trong tương lai được phát triển bởi Thomas Bayes. Lý thuyết

đề cập đến các công cụ, hợp đồng và thủ tục được sử dụng bởi các chuyên viên định phí bảo hiểm để tính toán, kiểm tra dữ liệu trong quá trình ước tính rủi ro.

Vn dng lý thuyết người tín nhim trong nghiên cu v các nhân t nh

hưởng đến ý kiến kim toán.

Lý thuyết này được sử dụng trong luận án để giải thích cho: (i) nhu cầu sử

dụng kiểm toán cho BCTC, (ii) giải thích cho biến chỉ số nợ có ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

(i)Lý thuyết này giải thích cho nhu cầu kiểm toán. Theo Ittonen (2010), lý thuyết tín nhiệm gợi ý rằng chức năng chính của kiểm toán là tăng thêm độ tin cậy cho các BCTC. Theo quan điểm này, dịch vụ mà các KTV đang bán cho khách hàng là sự đáng tin cậy. BCTC đã được kiểm toán được coi là có các yếu tố làm tăng niềm tin của người sử dụng BCTC vào các số liệu do Ban Giám đốc trình bày. Người dùng được thúc đẩy đểđạt được lợi ích từ sự tín nhiệm ngày càng tăng.

(ii)Cũng chính vì sự tín nhiệm của các bên sử dụng BCTC có kiểm toán nên các công ty có được sự tín nhiệm cao thì việc tiếp cận vốn sẽ trở nên dễ dàng hơn, cụ

thể là các ngân hàng. Không chỉ việc tiếp cận vốn dễ dàng hơn mà chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn trong trường hợp công ty có độ tín nhiệm cao. Do đó, các công ty có xu hướng nợ và tình hình trả nợ ngày một xấu đi sẽ lo lắng về mức độ tín nhiệm giảm vì vậy họ có xu hướng trình bày báo cáo không trung thực và hợp lý. Điều này có thể

dẫn đến xác suất nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn.

Lý thuyết đại diện

Lý thuyết Tín nhiệm

Các nhân tố

ảnh hưởng kiểm toán Ý kiến

Các khuyến nghị hỗ trợ KTV và người

sử dụng BCKiT

Nguồn: NCS tổng hợp

Sơ đồ 2.4. Khung lý thuyết nền tảng của luận án

2.2.5 Báo cáo tài chính và các ch s tài chính trong mi liên h vi ý kiến ca kim toán viên kim toán viên

Bên cạnh các lý thuyết nền tảng đề cập ở trên làm cơ sở cho việc lựa chọn biến tài chính và phi tài chính của NCS thì mối quan hệ giữa ý kiến kiểm toán và thông tin trên BCTC cũng là một cơ sở giúp NCS có được nền tảng lý thuyết vững chắc trong việc lựa chọn biến tài chính nghiên cứu của mình.

KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần khi có sự

chắc chắn về các sự kiện trọng yếu mà Ban Giám đốc sẽ không hoặc không thể cung cấp thông tin một cách rõ ràng trong các BCTC. Các yếu tố không chắc chắn trọng yếu thường sẽ được tái hiện trong một hoặc nhiều thành phần đại diện cho vị thế tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Vì tính lành mạnh về mặt tài chính của một công ty

được thể hiện trong các biến BCTC của nó cho nên nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng các biến số tài chính để hình thành các kỳ vọng về ý kiến kiểm toán. Cụ thể:

(1)Quy định của ISA 705:Chuẩn mực này quy định ý kiến không phải dạng ý kiến chấp nhận toàn phần sẽđược KTV thực hiện đưa ra nếu BCTC sau kiểm toán của tổ chức, pháp nhân không được phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vịđược kiểm toán và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Điều này có thể thấy KTV sẽ chịu trách nhiệm xem xét việc đưa ra ý kiến dựa trên tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, luân chuyển dòng tiền đã được phản ánh qua BCTC.

(2) Dựa vào công việc của KTV: Trong quy trình công việc của KTV luôn có các thủ tục phân tích. Đây là thủ tục đơn giản, tiết kiệm thời gian và tốn ít chi phí nhưng đem lại kết quả cao. Đặc biệt thủ tục phân tích được thực hiện ở góc nhìn tổng

vấn đề trọng yếu hơn. Theo mục đích của ISA 520, thuật ngữ “thủ tục phân tích” có nghĩa là KTV sẽ đánh giá thông tin tài chính thông qua việc thực hiện phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa cả dữ liệu phi tài chính và dữ liệu tài chính. Phương pháp phân tích trong thực tế bao gồm ba giai đoạn sau: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ lệ. Phân tích tỷ lệ là một hình thức phân tích BCTC được sử

dụng rộng rãi để có được dấu hiệu nhanh chóng về hiệu quả hoạt động tài chính của công ty trong một số lĩnh vực chính. Các tỷ số này được phân loại là hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số quản lý nợ, hệ số quản lý tài sản, tỷ suất sinh lời và tỷ lệ giá trị thị

trường. Phân tích tỷ lệ như một công cụ sở hữu một số tính năng quan trọng. Dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 60)