Kỳ vọng ban đầu: H6- Chỉ số nợ tác động ngược chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.
Kết quả: Nhân tố chỉ số nợ (DR) ảnh hưởng ngược chiều tới ý kiến kiểm toán AO. Kết quả này tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nhìn chung các nghiên cứu đều cho ra kết quả khá tương đồng, Zureigat (2014) tại Ả Rập chỉ ra đòn bẩy có quan hệ cùng chiều với ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu của Chen và Church (1992), Dopuch và cộng sự (1987), Habib (2013). Dopuch và cộng sự (1987) chỉ ra đòn bẩy tài chính là một trong những biến có ảnh hưởng mạnh đến ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Các tác giả như Keasy, Watson và Wynarczyk
kiểm toán không thuận lợi là lớn hơn khi các công ty có mức độ đòn bẩy cao. Gaganis và cộng sự (2007) chỉ ra các công ty nhận được ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần thường có tỷ lệ tự chủ cao. Kết quả trong nghiên cứu của Penas và cộng sự
(2017) tại Tây Ban Nha và chỉ ra đòn bẩy tài chính cao làm tăng khả năng nhận được một ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Thuy Thi Ha và cộng sự
(2016) tại Việt Nam cũng tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa chỉ số nợ và ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Giải thích: Các nghiên cứu lý giải mối quan hệ này là với chỉ số nợ lớn sẽ làm cho rủi ro về lãi vay càng cao điều này có thể dẫn tới những điều chỉnh kĩ thuật dẫn tới ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần bị thấp hơn doanh nghiệp có chỉ số nợ thấp hơn. Kết quả này cũng có thể lý giải bằng lý thuyết tín nhiệm đã trình bày ở chương 2, khi tăng tín nhiệm, công ty niêm yết không chỉ việc tiếp cận vốn dễ dàng hơn mà chi phí sử dụng vốn cũng sẽ thấp hơn. Do đó, các công ty có xu hướng nợ và tình hình trả nợ
ngày một xấu đi sẽ lo lắng về mức độ tín nhiệm giảm vì vậy họ có xu hướng trình bày báo cáo không trung thực và hợp lý. Điều này có thể dẫn đến xác suất nhận ý kiến không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn.
Trong quá trình phỏng vấn sâu chuyên gia, các chuyên gia cũng nhận định đặc biệt với các doanh nghiệp bị áp lực nợ cao với ngân hàng thì có nhiều khả năng trình bày báo cáo không trung thực và hợp lý dẫn đến xác suất nhận BCKiT không phải loại chấp nhận toàn phần cao hơn.