Giả thuyết H3 Vòng quay tài sản cố định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 123 - 124)

Kỳ vọng ban đầu: H3- Vòng quay tài sản cố định tác động cùng chiều đến ý kiến kiểm toán loại chấp nhận toàn phần.

Kết quả: Vòng quay tài sản cố định AFTR ảnh hưởng cùng chiều lên OA (hệ

số beta dương và p-value nhỏ hơn 0.05). Kết quả này cho thấy, vòng quay tài sản số định lớn thì mức độ nhận ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần cũng cao hơn. Kết quả

này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Zarei H và cộng sự (2020), Ozcan (2016), Maria Tsipouridoua và Charalambos Spathis (2014), Gaganis và cộng sự (2007),

Giải thích: Vòng quay tài sản cố định là một chỉ tiêu đánh giá hoạt động của một công ty. Chỉ tiêu này cho thấy 1 đồng tài sản cố định (TSCĐ) tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng tốt. Điều này chỉ ra việc sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp có hiệu quả cao và là tín hiệu tích cực trong hoạt động của doanh nghiệp. Chính dấu hiệu tích cực này của công ty sẽ giúp công ty nhận được ý kiến kiểm toán tốt hơn (ý kiến chấp nhận toàn phần). Theo lý thuyết các bên liên quan đã đề

cập chi tiết ở chương 2 thì khi các công ty hoạt động không chỉđáp ứng lợi ích của các công ty mà còn phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Vì thế, khi quản lý

lòng và tăng cường đầu tư từ chính chủ sở hữu. Sự tin cậy của chủ sở hữu công ty còn dẫn đến việc mời các nhà đầu tư khác đầu tư vào các công ty các công ty có lợi nhuận tốt thường ít có khả năng nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần. Khi đạt được sự hài lòng của chủđầu tư và thu hút thêm đầu tưđiều đó cũng có nghĩa quản lý điều hành đã làm cho công ty tăng trưởng tốt hơn, hoạt động hiệu quả

hơn, có nhiều lợi nhuận hơn và dẫn đến tổng tài sản tăng và kéo theo là khả năng nhận ý kiến chấp nhận toàn phần tăng lên, dẫn đến: (i) giảm khả năng doanh nghiệp phải gian lận số liệu do gặp áp lực với các bên liên quan, (ii) tăng khả năng hoạt động liên tục.

Điều này làm cho xác suất nhận ý kiến kiểm toán không phải dạng chấp nhận toàn phần giảm đi.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)