Quy trình, phương pháp và quy mô lấy mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 86 - 89)

3.4.3.1 Quy trình lấy mẫu

NCS thực hiện thu thập dữ liệu liên quan dựa trên 03 nguồn chính: (1) các dữ

liệu tài chính từ Công ty Finn Group, (2) Các BCKiT của các công ty công bố công khai, (3) Dữ liệu liên quan đến quản trị công ty từ nguồn là báo cáo quản trị và báo cáo thường niên. Quy trình lấy mẫu được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1, Dữ liệu của toàn bộ các công ty niêm yết được thu thập đầu tiên từ

công ty Finn Group từ năm 2009-2019, sau đó loại bỏ đi: (i) các công ty tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm (do các công ty này hạch toán theo chếđộ kế toán riêng) và (ii) các công ty không có dữ liệu, các công ty có dữ liệu đầy đủ từ 2009-2019 (tức là công ty phải niêm yết từ trước năm 2009 và không bị huỷ niêm yết hay lỗi dữ

liệu cho đến tận năm 2019). Số mẫu ban đầu là 759 công ty niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX. Sau khi loại bỏ các công ty này thì số lượng mẫu còn 570 công ty.

Công ty kiểm toán, ngày phát hành BCKiT (cho tính toán độ trễ BCKiT), tên công ty kiểm toán và ý kiến kiểm toán. Sau khi tiến hành thu thập BCKiT của 570 công ty này từ 2009-2019, NCS lại tiếp tục loại bỏ các công ty không có đủ dữ liệu (có nhiều công ty công khai các BCKiT nhưng không có dấu của công ty kiểm toán hoặc thiếu một BCKiT của một năm nào đó thì NCS sẽ phải loại bỏ cả công ty đó cho toàn bộ kỳ dữ

liệu từ 2009-2019). Sau khi loại bỏ các công ty này thì số lượng mẫu còn 236 công ty. Bước 3, NCS tiếp tục thu thập báo cáo thường niên và báo cáo quản trị của 236 công ty này từ năm 2010-2019 (lúc này đã loại bỏ năm 2009 do 2009 chỉ cần lấy dữ

liệu để tính toán tài chính và ý kiến kiểm toán năm trước). Mẫu còn lại sau khi thu thập dữ liệu bị lỗi của bước này còn là 188 công ty trong 10 năm, tương ứng với 1.880 quan sát. Đây được xác định là số mẫu rất lớn và trên diện rộng nhất trong các nghiên cứu liên quan tại Việt Nam từ trước đến nay.

Bước 4, NCS thực hiện tính toán các chỉ số tài chính theo thang đo, tính toán độ

trễ của BCKiT nếu phát hành sau ngày bắt buộc báo cáo là 30/3 hàng năm hay 30/9 tuỳ vào kỳ kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn. Bước tiếp theo NCS thu thập và tính tỷ

lệ số thành viên không điều hành với tổng quy mô HĐQT và mã hoá cũng như sắp xếp trên excel lại các biến để phù hợp với định dạng của Panel trong Stata 15.

Bảng 3.2. Số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu

Stt Mô tả Số lượng công ty

1 Số lượng các công ty niêm yết tại hai sàn HOSE và HNX từ 2009-2019

759

2 Số lượng các công ty chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, niêm yết sau 2009, lỗi dữ liệu

(189)

3 Các công ty bị lỗi dữ liệu trong BCKiT (334) 4 Các công ty bị lỗi dữ liệu quản trị công ty (48) 5 Số mẫu cuối cùng 188

Nguồn: NCS tự tổng hợp

3.4.3.2 Quy mô và phương pháp lấy mẫu

NCS tiếp cận quy mô mẫu ở hai góc độ:

Góc độ lý thuyết, Liên quan đến quy mô lấy mẫu có các quan điểm như sau: (1)

Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số mẫu tối thiểu cần lấy = số

cứu này là 18 thì số mẫu tối thiểu cần lấy là 180, (3) Theo nghiên cứu của Nguyễn

Đình Thọ (2013) thì kích cỡ mẫu tối thiểu là 200, (4) Theo phương pháp ước lượng cụ

thể của Maximum Likelihood thì kích cỡ mẫu tối thiểu nằm trong khoảng từ 100 đến 150, (5) theo Bollen (1989) thì mẫu tối thiểu phải từ 5 mẫu trở lên cho một tham số

cần ước lượng. Như vậy luận án có 18 tham số thì mẫu tối thiểu cần khoảng 90 mẫu. Từ lý thuyết so sánh với số mẫu NCS thực hiện thu thập là 1.880 quan sát vượt rất nhiều so với số mẫu tối thiểu cần thu thập. Điều này thể hiện mẫu đã lấy là phù hợp.

Góc độ các nghiên cu trước, Với các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy,

probit, NCS tiến hành tổng quan về số lượng mẫu và thời gian nghiên cứu để có định hướng chọn mẫu phù hợp, cụ thể:

Gallizo and Saladrigues (2015) nghiên cứu cho năm 2012 và với số mẫu là 48 công ty (trong đó ½ là nhận được ý kiến kiểm toán có giảđịnh về hoạt động liên tục và ½ là không nhận ý kiến này). Junaidi và cộng sự (2012) tại Indonesia nghiên cứu trên 63 công ty để kiểm định các nhân tốảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán giả định về hoạt

động liên tục cho giai đoạn từ 2005 đến 2009. Suroto (2017) tại Indonesia sử dụng mô hình hồi quy với mẫu là 165 quan sát, Spathis (2003) nghiên cứu trên 100 công ty ở

Hy Lạp. Sakin (2017) tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng mẫu là 458 BCKiT ngoại trừ và 1.568 BCKiT chấp nhận toàn phần cho kỳ từ 2003 đến 2012.

Zarei H và cộng sự (2020) sử dụng mô hình logit với mẫu là 480 quan sát từ

năm 2012-2016. Ozcan (2016) tại Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng thống kê mô tả và mô hình hồi quy logit với mẫu là 180 công ty trong giai đoạn từ 2005 đến 2014. Jouri (2016) sử dụng mẫu là 90 công ty niêm yết tại Iran, Zdolsek và cộng sự (2015) sử dụng thống kê mô tả và mô hình hồi quy logit với mẫu là 265 công ty cho năm 2009. Ishak và Yusof (2015) tại Malaysia sử dụng mô hình hồi quy với 300 công ty cho kỳ từ

2004 đến 2009, Zureigat (2014) sử dụng một mô hình hồi quy với mẫu là 168 công ty cho năm 2013. Caramanis và Spathis (2006) sử dụng mô hình hồi quy logistic và phương pháp OLS trên quy mô mẫu là 185 công ty niêm yết tại Athens, Hy Lạp. Spathis (2003) sử dụng mô hình hồi quy và phương pháp OLS trên quy mô mẫu gồm 50 ý kiến không chấp nhận toàn phần và 50 ý kiến chấp nhận toàn phần.

Như vậy có thể thấy các nghiên cứu trên thế giới thường lựa chọn mẫu ít nhất là 100 công ty cho kỳ ít nhất là một năm trở lên. Do đó số lượng mẫu của NCS là 188 mẫu và tương ứng 1.880 quan sát là hoàn toàn phù hợp ở cả góc độ lý thuyết và thực tế.

Industry Classification Benchmarking (ICB) được hãng Dow Jones và FTSE xây dựng và ứng dụng trong việc phân bổ trên 65,000 công ty trên thế giới. Các chuyên gia chứng khoán của StoxPlus đã Việt hóa tiêu chuẩn của ICB cho phù hợp với Việt Nam. Các nhóm ngành được xây dựng trong ICB bao gồm: Dầu khí, nguyên vật liệu, công nghiệp, hàng tiêu dùng, y tế, dịch vụ tiêu dùng, viễn thông, dịch vụ tiện ích và tài chính. Trong quá trình chọn mẫu, NCS chủ yếu dựa vào tính có sẵn của dữ liệu, với chủ ý lấy được số lượng lớn, mẫu phủ toàn bộ các doanh nghiệp do đó nếu trong ngành công ty nào có thể lấy được đầy đủ dữ liệu 10 năm thì NCS lựa chọn mà không bỏđi mẫu nào.

Trong luận án này, sau khi kiểm tra thực tế về dữ liệu và loại bỏ các công ty không có đủ dữ liệu, NCS thống kê lại được 188 doanh nghiệp như theo bảng 3.3 dưới đây:

Stt Tên ngành Số lượng doanh nghiệp

1 Công nghiệp 75 2 Hàng tiêu dùng 40 3 Nguyên vật liệu 24 4 Dịch vụ tiêu dùng 17 5 Tiện ích cộng đồng 10 6 Tài chính 90 7 Dược phẩm & Y tế 7 8 Công nghệ thông tin 4

9 Dầu khí 2

Nguồn: NCS tự tổng hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý kiến của kiểm toán độc lập về báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 86 - 89)