Hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ HƯỚNG KHAI THÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬTTRONG TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. BỘ MÔN: NGỮ VĂN 9 (Trang 37 - 41)

+ HS đọc diễn cảm, đọc phân vai văn bản, tự học, nghiên cứu, khai thác ứng dụng công nghệ thơng tin, hợp tác trao đổi, so sánh phân tích.

Thảo luận nhóm

Ứng dụng CNTT

Bước 3: HS trình bày kết quả tìm hiểu

- Đại diện các nhóm thuyết trình, báo cáo kết quả.

- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung chỉnh sửa (có thể tự chấm điểm cho nhóm bạn )

4.7.3.2. Hình thành năng lực sáng tạo văn học, sử dụng ngơn ngữ vănhọc qua việc cảm nhận tình huống truyện, cảm nhận nhân vật, tác phẩm học qua việc cảm nhận tình huống truyện, cảm nhận nhân vật, tác phẩm để tạo lập văn bản, sáng tạo văn học

Đây là khâu quan trọng nhất sau khi học xong một tác phẩm, GV dành một khoảng thời gian hợp lí để HS bộc lộ suy nghĩ bản thân.

- GV có thể sử dụng tất cả các phương pháp tích cực HS tự do bày tỏ suy nghĩ trước lớp hoặc lên bảng bằng phương pháp thảo luận tự do, thảo luận nhóm, thuyết trình. Tổ chức hoạt động ngoại khóa văn học, Hội thi như Rung chng vàng, Vui học tập, Bẩy sắc cầu vồng,... một cách linh hoạt, sáng tạo, chú trọng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan di tích danh lam thắng cảnh, HS nghiên cứu, thuyết trình, thuyết minh, so sánh phân tích, nhận xét, bình giá, tưởng tượng sáng tạo văn học, đối thoại đa chiều, khai thác tiến bộ của công nghệ thông tin để hỗ trợ cho hoạt động học tập của học sinh....

Hợp tác trao đổi góp ý cho bạn

Trong quá trình Dạy - học, bản thân tơi đã áp dụng phương pháp sắm vai, đó là cho HS xây dựng kịch bản, đóng vai nhân vật, hóa thân vào nhân vật trong truyện để kể một đoạn truyện ( trong giờ chính khóa), diễn kịch (trong buổi ngoại khóa văn học,…).

* Các hình thức sắm vai

- Cho HS sáng tạo lời nói ý nghĩ của nhân vật thay cho tác giả.

Ví dụ : Nếu em là tác giả, em sẽ để cho nhân vật nói gì, suy nghĩ gì, có cảm xúc gì và làm gì trong hồn cảnh đó?

- Đóng vai nhân vật để phát biểu suy nghĩ chủ quan về những con người, hồn cảnh, sự kiện, tình huống trong tác phẩm.

- Tham dự vào tác phẩm với tư cách là người trong cuộc, đặt mình vào vị trí nhân vật và hình dung thái độ, phản ứng của mình trước các sự kiện.

Ví dụ: Nếu em là nhân vật bé Thu, em sẽ hành động, phản ứng như thế nào khi nhận được chiếc lược ngà, kỉ vật thiêng liêng của người cha yêu con?

- Nhập vai người kể chuyện để bình luận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, tình huống theo quan điểm của mình.

Ví dụ: Em có đồng ý với nhà văn trong việc để cho nhân vật ông Hai khoe tin làng Chợ Dầu và nhà ông bị giặc đốt khơng? Em có ý kiến gì về cách kết thúc của tác giả?

- Đóng kịch để diễn tả hành động, tâm trạng nhân vật, ngâm thơ, vẽ lại bức tranh mà tác giả đã miêu tả trong tác phẩm theo sự tưởng tượng của bản thân.

Ví dụ: Em hãy diễn tả lại hành động của ông Sáu lúc chia tay con?

* Các bước tổ chức hoạt động sắm vai: Bước 1: Giao nhiệm vụ

- GV chia lớp làm 4 nhóm - Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Tìm hiểu truyện: Hồn cảnh sáng tác, các tình huống truyện đặc sắc, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cách sử dụng ngôn ngữ, các lời thoại của nhân vật, chú ý đến nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả( Miêu tả nội tâm nhân vật thơng qua miêu tả diện mạo, cử chỉ, lời nói, việc làm của nhân vật).

+ Xây dựng kịch bản.

+ Phân vai ( Đảm bảo yêu cầu: Trong nhóm lựa chọn vai diễn cho phù hợp với nhân vật)

- GV duyệt kịch bản, khuyến khích sự sáng tạo của HS.

Bước 2: Các nhóm trình bày kịch bản

Một phần của tài liệu BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN MỘT SỐ HƯỚNG KHAI THÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬTTRONG TÁC PHẨM TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH. BỘ MÔN: NGỮ VĂN 9 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w